Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

4 bí kíp chiến lược xây dựng Thương hiệu dành cho Khởi nghiệp

Với tinh thần “Quốc gia khởi nghiệp”, năm 2016 là năm khởi đầu cho làn sóng khởi nghiệp đang phát triển mạnh mẽ. Giai đoạn khởi đầu sự nghiệp người sáng lập có thể sẽ khó khăn cho việc xác đinh chiến lược phát triển của doanh nghiệp cũng như Thương hiệu. Khởi nghiệp theo phong trào hay theo xu thế mà không có chiến lược xây dựng Thương hiệu phù hợp thì doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại.
“Hãy cho tôi 6 tiếng để đốn cây, và tôi sẽ dùng 4 tiếng để mài rìu – Abraham Lincoln”
Việc chuẩn bị, nghiên cứu thấu đáo là cơ sở đảm bảo sự thành công vững chắc của doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực. Có nhiều doanh nghiệp chọn cho mình một hướng đi riêng, có nhiều doanh nghiệp chọn đi theo cái bóng của doanh nghiệp khác đã thành công, có doanh nghiệp mông lung không xác định được lối đi cho mình. Không có một công thức cụ thể nào giúp cho doanh nghiệp thành công, nhưng những chiến lược sau sẽ mang tới sự khởi đầu thành công cho doanh nghiệp startup:

chien-luoc-thuong-hieu-khoi-nghiep

1. XÁC ĐỊNH ĐƯỢC GIÁ TRỊ CỐT LÕI – ƯU THẾ CẠNH TRANH CỦA THƯƠNG HIỆU:

Hãy đặt mình vào vị trí khách hàng, và trả lời câu hỏi: tại sao khách hàng phải mua sản phẩm của bạn mà không phải của Thương hiệu khác? Hãy suy nghĩ về những giá trị vô hình của sản phẩm / dịch vụ của bạn. Và hãy dùng vài “tính từ” để mô tả cảm nhận về sản phẩm / dịch vụ đó, hãy thành thật. Có phải mục tiêu của bạn là để được lưu nhớ trong tâm trí của khách hàng, và khiến họ cảm nhận bạn khác biệt với các đối thủ.
Liệu rằng những cảm nhận thực tế của bạn có trùng khớp với mong muốn, với những điều bạn định truyền tải tới khách hàng. Nếu kết quả trải nghiệm khác với mục đích ban đầu, đừng chần chừ việc thay đổi. Chất lượng dịch vụ /sản phẩm luôn là thước đo chuẩn mực, nhưng ngoài ra bạn cần có một một vài điểm cộng nữa để tạo sự khác biệt. Một quán cafe có thể tập trung vào yếu tố “Thuận tiện”, khách hàng có thể take away, hay được chuyển hàng đến tận nơi, đó sẽ là lợi thế của bạn so với các quán cafe khác. Những khuyến mại đính kèm như tặng phụ kiện, tăng thời gian bảo hành, hay hoàn tiền / một đổi một có thể ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của khách. Bạn có sẵn sàng để khách hàng “dùng thử” sản phẩm / dịch vụ của mình, những trải nghiệm thật sẽ củng cố cho những cam kết của bạn.
Để tạo dựng sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh, thì những cảm nhận của khách hàng về sản phẩm / dịch vụ của bạn là tài sản vô giá tạo nên Thương hiệu của bạn.

bi-kip-xay-dung-thuong-hieu22. ĐI SAU THÌ PHẢI ĐẸP HƠN TỐT HƠN:

Không phải ai cũng có lợi thế là người đi đầu – người mở lối, nếu bạn đã không có lợi thế đi đầu thì lấy gì làm lợi thế ?
Chính áp lực muốn vượt lên người đi trước giúp cho Thị trường phát sinh ra nhu cầu về tính thẩm mỹ cao hơn. Những năm mới chuyển sang kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không hề quan tâm đến Thương hiệu /  Nhãn hiệu, mục đích cốt lõi là tạo ra sản phẩm để phục vụ nhu cầu. Chưa kể đến tính cạnh tranh rất thấp từ các doanh nghiệp tư nhân gần như bị nhấn chìm bởi doanh nghiệp nhà nước.
Logo chỉ đơn giản là để trình bày tên công ty, có thể là một bản vẽ tay không quy chuẩn, các bao bì nhãn mác được in ấn gia công thô sơ. Nhưng có thể thấy sự chuyển biến rõ ràng vào thời hiện tại, các Ngân hàng nhà nước cũng phải làm mới mình bằng các mẫu logo hiện đại hội nhập hơn. Các tập đoàn có vốn nhà nước cũng xây dựng cho mình hình ảnh Thương hiệu đẹp mắt – chuyên nghiệp. Rồi nhỏ hơn như những doanh nghiệp startup cũng cần phải tạo cho mình một mẫu thiết kế Logo độc đáo – khác biệt nếu không muốn bị che lấp bởi hàng trăm doanh nghiệp có hình ảnh hiện đại. Các cửa hàng tiểu thương, quán cafe, shop quần áo cũng khoác lên mình những hình ảnh bắt mắt hiện đại.
Nên nhớ trước khi trải nghiệm dịch vụ / sản phẩm của bạn, hay là cơ hội để bạn giới thiệu về mình kỹ hơn thì hình ảnh Thương hiệu của bạn đang xuất hiện trước mắt khách hàng là yếu tố quan trọng để đưa ra quyết định hợp tác. Một mẫu thiết kế logo truyển tải được thông điệp Thương hiệu rõ nét và khác biệt sẽ là một lợi thế cạnh tranh giúp bạn nổi bật.

pha%cc%82n-bie%cc%a3%cc%82t-marketing-va-branding

3. PHÂN BIỆT MARKETING VÀ BRANDING

Marketing – tiếp thị là các hoạt động quảng bá thúc đẩy một sản phẩm hay dịch vụ. Doanh nghiệp đưa ra các chiến dịch tiếp thị, các loạt bao bì mới, đi cùng với nhiều thông điệp để tăng hiệu quả bán hàng: Hãy mua sản phẩm của chúng tôi vì chất lượng đảm bảo và khác biệt so với họ …
Marketing chỉ là một phần trong các bước xây dựng Thương hiệu
Branding – Xây dựng Thương hiệu là việc làm song song với các chiến dịch tiếp thị. Xây dựng Thương hiệu không trực tiếp tạo ra lợi nhuận, nhưng đó sẽ là cơ sở để tăng mức độ hiệu quả của các chương trình tiếp thị. Xây dựng Thương hiệu là cách để chứng tỏ giá trị của một tổ chức, dịch vụ, hay một sản phẩm.
Một Thương hiệu được xây dựng tốt sẽ thúc đẩy khách hàng đi đến quyết định mua hàng / sử dụng dịch vụ. Thương hiệu sẽ hỗ trợ các chương trình tiếp thị, thay vì đưa ra các thông điệp marketing: hãy mua tôi, sản phẩm của tôi chất lượng, tôi cung cấp nhiều dịch vụ đi kèm … thì Thương hiệu sẽ truyền tải đến khách hàng những thông tin giá trị: Tôi là ai, Tôi có gì, Tại sao chọn tôi …
Xây dựng Thương hiệu là chiến lược lâu dài – Tiếp thị là chiến thuật ngắn hạn.
Các chương trình tiếp thị trực tiếp đem lại lợi ích cho Thương hiệu, cách tiếp thị có thể thay đổi liên tục phụ thuộc vào thị hiếu, xu thế của thời đại nhưng nó không ảnh hưởng tới chiến lược xây dựng Thương hiệu lâu dài. Sau khi kết thúc chiến dịch tiếp thị, những gì còn đọng lại trong tâm trí khách hàng chính là giá trị của Thương hiệu.

bi-kip-xay-dung-thunog-hieu

4. DUY TRÌ VÀ TĂNG MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU

Là một doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường thì việc quảng bá – truyền thông Thương hiệu là rất cần thiết. Chúng ta có rất nhiều kênh để tiếp cận khách hàng bằng các kênh truyền thống – kênh internet, mạng xã hội. Việc quản trị Thương hiệu đảm bảo sự chuẩn mực và nhất quán khi xuất hiện trên tất cả các kệnh sẽ giúp mức độ nhận biết Thương hiệu của bạn được đồng nhất – dễ dàng nhận biết.
Sau khi đã có một mẫu thiết kế logo phù hợp thì việc ứng dụng nó trong thực tế cần phải thực hiện một cách khoa học và bài bản. Màu sắc âm bản, dương bản của logo, màu nền xung quanh logo luôn phải được thống nhất là yếu tố đầu tiên cần tuân thủ.
Các ấn phẩm marketing (salekits, POSM, catalogue, biển bảng) và Bộ nhận diện Thương hiệu (văn phòng phẩm, website, profile, hay trên fan page Facebook …) tất cả đều phải đồng bộ mới tạo độ nhận biết Thương hiệu. Và điều này không chỉ các Tập đoàn, công ty lớn mới xây dựng, các tiểu thương – startup trên thị trường hiện đã cập nhật cho mình xu thế mới với các mẫu logo phong cách tối giản hiện đại, hình ảnh đẹp mắt, hệ thống POSM biển bảng chuyên nghiệp, nếu không xây dựng hình ảnh Thương hiệu giới khởi nghiệp sẽ rất khó khăn để cạnh tranh.
*Nguồn: Adina Việt Nam

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Container 157 cụm từ kỳ diệu và 5 loại tiêu đề hiệu quả vượt bậc trong quảng cáo

Sang tac slogan
Tiêu đề đóng vai trò quan trọng tiền phong hiệu quả quảng cáo. Alert Lasker có khẳng định “câu tiêu đề chiếm đến 90% hiệu quả của một mẩu quảng cáo”. Một tiêu đề có thể thu hút 15% độc giả, hay 25%, 30% hay 50%. Từ đó, lượng chuyển đổi sang hành động mua hàng của khách hàng là bao nhiêu? Đây chính là thước đo cho thành công của một tiêu đề.
CÔNG THỨC NÀO TẠO NÊN TIÊU ĐỀ THÀNH CÔNG?
Sử dụng nguyên liệu đầu vào quan trọng hơn bao giờ hết. Và những cụm từ kỳ diệu đóng vai trò mấu chốt ở đây.
NHỮNG CỤM TỪ KỲ DIỆU ĐỂ TẠO NÊN TIÊU ĐỀ HIỆU QUẢ VƯỢT BẬC ĐÓ LÀ GÌ?
Bạn hãy bắt đầu bằng những từ ngữ 12 từ ngữ có ảnh hưởng nhất trong ngành quảng cáo được một nghiên cứu của đại học Yale đã công bố năm 1979:
  1. Phát hiện
  2. Tình yêu
  3. Kết quả
  4. Tự do
  5. Tiền bạc
  6. An toàn
  7. Đảm bảo
  8. Mới
  9. Tiết kiệm
  10. Sức khỏe
  11. Được kiểm chứng
  12. Bạn
Những cụm từ kì diệu này có thể đạt hiệu quả mạnh mẽ. Chúng tạo ra kết quả khả quan trong hàng thập kỷ. Và bạn còn chần chừ gì nữa mà không áp dụng chúng ngay để thấy sự khác biệt cho chiến dịch của mình.
Dưới đây là các cụm từ mang trong mình nội lực, giúp các nhà quảng cáo đạt được kỳ vọng tối ưu được phân loại như sau:
Các từ có thể khơi gợi sự tò mò
  1. Bí ẩn
  2. Phép mầu
  3. Kỳ diệu
  4. Bí mật
  5. Thần kỳ
  6. Sự thật
  7. Trải nghiệm cuộc sống thật sự
  8. Thú nhận
  9. Quyến rũ
Các từ liên tưởng tình dục
  1. Đêm
  2. Tình yêu
  3. Trái tim
  4. Khát vọng
  5. Tình dục
  6. Em yêu/ anh yêu
  7. Hoa
  8. Nụ hôn
  9. Giấc mơ
  10. Quyến rũ
  11. Lôi cuốn
  12. Hấp dẫn
Các từ khơi gợi một khát khao cần được duy trì và bảo vệ
  1. Trẻ trung hơn
  2. Cuộc sống
  3. Chiến tranh
  4. Mạo hiểm
  5. Tiến bộ
  6. Tự do
  7. Tuổi trẻ
  8. Sắc đẹp
  9. An toàn
Các từ gắn với những khoảnh khắc trong cuộc sống
  1. Trẻ em
  2. Con cái
  3. Vợ/ chồng sắp cưới
  4. Đính hôn
  5. Phụ nữ
  6. Vợ chồng
  7. Ông xã/ bà xã
  8. Hôn nhân
  9. Gia đình
  10. Người mẹ
  11. Người cha
  12. Người bạn
  13. Mọi người
Các từ nói lên sự hoàn thiện lý tưởng
  1. Hạnh phúc
  2. May mắn
  3. Mới mẻ
  4. Đặc biệt
  5. Phi thường
  6. Hiếm có
  7. Ngoạn mục
  8. Khám phá
  9. Sáng tạo
  10. Độc đáo
  11. Duy nhất
  12. Hi vọng
  13. Vui sướng
  14. Thoải mái
  15. Tự hào
  16. Thú vị
  17. Dễ dàng
Các từ khơi gợi khát khao được khác biệt, nổi bật, đứng đầu
  1. Tiền bạc
  2. Vàng, đô la, triệu
  3. Triệu phú
  4. Giàu có
  5. Gia tài
  6. Thành công
  7. Nổi tiếng
  8. Quyền lực
  9. Thành tựu
  10. Vinh quang
  11. Chiến thắng
  12. Kính trọng
  13. Thắng lợi
Các từ dùng cho những lời khuyên/ mẹo thực tế
  1. Tại sao
  2. Làm thế nào
  3. Ở đây
  4. Cái gì
  5. Công cụ
  6. Cơ sở
  7. Giai đoạn
  8. Đổi mới
  9. Bài học
  10. Nhân tố
  11. Ý tưởng
  12. Lý do
  13. Phương pháp
  14. Chất lượng
  15. Chìa khóa
  16. Mục đích
  17. Bản đồ
  18. Chiến thuật
  19. Lợi ích
  20. Câu hỏi
  21. Cách thức
  22. Giải pháp
  23. Lời khuyên
  24. Sự liên kết
  25. Mẹo
  26. Phong cách
  27. Nguyên tắc
  28. Công thức
  29. Nguyên lý
  30. Phương tiện
  31. Kỹ thuật
  32. Ví dụ
Các từ ám chỉ sự mới lạ
  1. Mới
  2. Ngay bây giờ
  3. Phát hiện
  4. Ngày nay
  5. Đầu tiên
  6. Mới nhất
  7. Cảnh báo
  8. Tiến bộ
  9. Cải tiến
  10. Sắp
  11. Trở lại
Các từ như “những lời dối trá” mang đến tác động đặc biệt cho quảng cáo, kích thích độc giả đọc thêm phần câu chữ trong quảng cáo để có thêm thông tin.
Các từ ám chỉ việc giảm giá hay khuyến mãi đặc biệt
  1. Miễn phí
  2. Tặng thêm
  3. Ưu đãi
  4. Nửa giá
  5. Khuyến mãi Tết
  6. Cạnh tranh
  7. Giảm giá
  8. Sập giá
  9. Thanh lý
  10. Xả hàng
  11. Tiết kiệm
  12. Kinh tế
  13. Giá hời
  14. Hạ giá
  15. Giảm giá đặc biệt
  16. Thắng
  17. Đảm bảo
Các từ kêu gọi hành động
  1. Thời gian khuyến mại có hạn
  2. Cơ hội cuối cùng
  3. Đến khi hết hàng
  4. Tuần cuối cùng
  5. Chỉ còn 3 ngày
  6. Chỉ dành cho cuối tuần
  7. Chỉ trong 3 ngày
  8. Đến ngày mai
  9. Được giảm giá đến ngày
  10. Chỉ còn hai ngày cuối cùng
  11. Lần đầu tiên giảm tới giá này
  12. Nhanh tay
Tiêu đề phải cung cấp thông điệp rõ ràng, dễ hiểu và chính xác nhất. Chỉ cần sử dụng nhuần nhuyễn những cụm từ kỳ diệu trong kho dữ liệu “ngôn ngữ quảng cáo” kia của chúng ta, bạn hoàn toàn có thể tự tin về kết quả của quảng cáo của mình.
Bonus thêm cho bạn 5 loại tiêu đề có thể mang lại hiệu quả hơn hẳn
LOẠI TIÊU ĐỀ NÀO SẼ PHÁT HUY SỨC MẠNH LÔI CUỐN KHÁCH HÀNG
  • Câu tiêu đề hứa hẹn mang lại lợi ích nào đó cho người tiêu dùng
Loại này mang đặc tính “ăn khách” do khách hàng luôn quan tâm tới nhu cầu của cá nhân hay tổ chức của họ. Ai cũng muốn mua những sản phẩm được quảng cáo trực tiếp hay gián tiếp mang lại lợi ích cho họ. Hay nói đơn giản hơn, nó là lý do khách lựa chọn đến với bạn.
Quảng cáo mang lại hiệu quả khi được xây dựng trên định vị rõ ràng và ẩn chứa những hứa hẹn. Những hứa hẹn đó là công cụ giúp bạn bán được hàng. Có thể phân loại hứa hẹn thành các mảng sau:
  • Sắc đẹp, sự thanh thản, sự duyên dáng, sự thu hút về giới tính, sự quyến rũ
  • Tuổi trẻ, tình yêu, đam mê, gợi cảm
  • Sức khỏe tốt, cuộc sống dài lâu, sức mạnh, nam tính, sự xông xáo, galang
  • Phục hồi sau nỗi đau tinh thần hay thể xác
  • Sự khôn ngoan, sự đồng cảm, sự gần gũi
  • Sự sạch sẽ, tinh khiết, tươi tắn, tự nhiên
  • Giá cả hợp lý, tỉ suất chất lượng, tiết kiệm
  • An toàn, bảo vệ
  • Chủ nghĩa hiện đại, tiến bộ, tái tạo
  • Hạnh phúc, niềm vui, giải trí, kỳ quan
  • Giá trị dinh dưỡng, vị ngọt
  • Tự tin, tự bảo đảm, hài lòng
  • Tiện lợi, khỏe mạnh, ái mộ, sảng khoái
  • Phiêu lưu, trốn thoát, tự do, bất ngờ, cấm đoán
  • Mơ mộng, trí tưởng tượng, phép màu, tò mò
  • Nghỉ ngơi, thư giãn, tính sáng tạo
  • Sự ấm cúng, gần gũi, ổn định, tin cậy
  • Phù hợp, khác biệt, truyền thống, hiện đại
  • Tế nhị, đẳng cấp
  • Hoàn hảo, xuất sắc, chất lượng tốt hơn
  • Số lượng, sự lựa chọn, sự trôi chảy, sự đơn giảm
  • Tính cấp bách, điều mới lạ, độc quyền, sự khan hiếm
  • Kinh nghiệm, khả năng, kiến thức, sự thành thạo
  • Nguyên bản, đầu tiên, sản phẩm gốc
  • Nhãn hiệu, sản phẩm, thương hiệu
  • Hiệu suất, hiệu quả
  • Thành công, sự quý trọng, sung túc
  • Quyền lực, thống trị, ảnh hưởng
  • Uy tín, phong cách, trang nhã, sang trọng, giàu sang
Trong các loại tuyên ngôn về lợi ích trên, chúng tôi tin rằng bạn đã lựa được cho mình 1 loại phù hợp nhất.
  • Tiêu đề cung cấp cho bạn lời khuyên thực tế
Loại này mang lại kết quả tuyệt diệu một cách có hệ thống. Nó thực sự là cách mang thông tin hữu ích tới người dùng một cách chính quy. Do vậy, sự tin tưởng được xây dựng bởi nền móng thật vững chắc:
Làm thế nào để lên top google
Làm sao để thiết kế logo chuyên nghiệp
Có cần thiết kế logo cho công ty startup
Khi nào cần thiết kế website
Bí quyết quyến rũ đàn ông cho phụ nữ rất xấu
Tôi đã giảm ngay 12 kg trong 3 tháng nhờ DAS Diet như thế nào
  • Tiêu đề thông báo sự mới mẻ
Người dùng luôn có khuynh hướng quan tâm sự mới mẻ hay sự khác thường
  • Thông tin mới
  • Ý tưởng mới
  • Công thức mới
  • Bao bì mới
  • Chai hộp mới
  • Giá mới
  • Màu sắc mới
  • Sản phẩm mới
  • Thành phần mới
  • Hương vị mới
  • Hương thơm mới
  • Công nghệ mới
  • Phương pháp mới để sử dụng sản phẩm hiện có
  • Cải tiến mới trên sản phẩm cũ
  • Tiêu đề theo kiểu “đã được chứng thực”
Đừng quên thêm dấu “” vào lời chứng thực mà bạn đã bỏ trong tiêu đề. Ngôn ngữ văn nói cần thiết cho loại tiêu đề này.
  • Tiêu đề thông báo giảm giá
Liệt kê số lượng, phần trăm, khoảng cách, thời hạn, con số cụ thể là điều nên làm ở đây.
Tốt hơn
Pin sử dụng lâu hơn 20%
Thêm 3 thìa
Chỉ 1 kg
Đi xa 70km/ 1 lần sạc
Có tới 7 chức năng trong cùng 1 sản phẩm
Tới đây, tôi tin rằng bạn đã tìm được cho mình loại tiêu đề cũng như cụm từ nào sẽ được áp dụng cho quảng cáo. Những hiệu quả bất ngờ đang sẵn sàng chờ bạn thử nghiệm. Và bạn cũng đừng quên “feedback” lại tôi về những thành tựu mà bạn sắp đạt được sau bài viết này nhé.
Nguồn bài viết: Adina Việt Nam

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016

Những sai lầm cơ bản của Doanh nghiệp khi xây dựng Website

NHỮNG SAI LẦM CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP KHI XÂY DỰNG WEBSITE
Ngay sau khi bạn sở hữu nhận diện thương hiệu cơ bản như tên thương hiệu, logo thương hiệu, bạn và đồng nghiệp hăm hở với dự án xây dựng website bởi bạn hiểu rõ: hơn 3.4 tỉ người đang sử dụng internet mỗi ngày (theo Internet Live Stats 2016); Tại Việt Nam, con số này đạt hơn 47 triệu dân tương đương 52% dân số sử dụng internet tính tới hết năm 2015 theo Cục Viễn Thông. Bạn hiểu khách của bạn sẽ tìm hiểu thông tin của bạn trên website của bạn trước khi ra bất kỳ quyết định đặt hàng hay yêu cầu báo giá nào. Sự thông thái của bạn đã đặt đúng chỗ. Bạn đã sẵn sàng và đây là một số tổng hợp của chúng tôi để giúp bạn tránh những lỗi điển hình khi xây dựng website cũng như trợ giúp bạn đạt mục tiêu xây dựng website cho chính mình.
Steba mockup2
  1. Không sở hữu tên miền của chính mình
Tưởng chừng đơn giản, nhưng các doanh nghiệp vẫn coi thường nó. Bằng chứng là họ phó mặc tên miền cho một sử dụng sai mục đích, làm ảnh hưởng tới thương hiệu doanh nghiệp.
Họ giao cho 1 nhân viên đăng ký tên miền nhưng không yêu cầu chuyển tên miền khi cá nhân hoặc đơn vị nào đó đăng ký hộ. Sau một thời gian vận hành và hết hạn tên miền, khi cần mua lại, doanh nghiệp có thể gặp sự cố “mất bò mới lo làm chuồng” như sau:
  • Không thể sở hữu tên miền của chính mình (do người mua đánh mất hoặc mua giúp không chịu trả)
  • Buộc phải mua lại tên miền mới. Kèm theo là chi phí sản xuất lại ấn phẩm văn phòng, khởi tạo lại email, truyền thông lại, thậm chí đánh mất khách hàng đã quá quen với tên miền cũ
  • Bị đánh cắp tên miền: rủi ro bị cắp tên miền bởi nhân viên không trung thực. Và doanh nghiệp sẽ khốn khổ vì phải tìm cách lấy lại tên miền
Vậy, phải coi tên miền là một tài sản phan trọng của doanh nghiệp và là một phần thương hiệu. Bảo vệ tên miền là bảo vệ thương hiệu từ ngày đầu thành lập.
Fakir mockup1
  1. Doanh nghiệp không có chiến lược và định hướng kinh doanh rõ ràng cho kinh doanh trên website
Điều này đồng nghĩa với việc xây nhà mà không biết để làm gì. Trước khi xây dựng website, bạn hãy trả lời chi tiết, rõ ràng các câu hỏi sau:
  • Bạn muốn có website để làm gì? Kinh doanh trực tuyến, xây dựng thương hiệu, tạo uy tín với khách hàng, có nơi giới thiệu công ty.
Mục đích của bạn sẽ quyết định tên miền của bạn hay hướng thiết kế, xây dựng website.
  • Bạn sẽ làm gì trên websie? Bán hàng, giới thiệu sản phẩm, giao tiếp với khách hàng, thu hút sự chú ý hay tạo dựng cộng đồng?
Điều nay sẽ quyết định việc bạn chọn đối tác xây dựng website. Nếu website của bạn muốn nhấn mạnh vào xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp, bạn nên tham khảo các agency chuyên về thương hiệu, nơi hội tụ những chuyên gia giúp bạn khác biệt hóa bằng những thiết kế ấn tượng và có những điểm nhấn nhá hợp lý. Trong khi bạn là công ty bán hàng trực tuyến, cần chú trọng tới trải nghiệm người dùng và các tiện ích mở rộng thì các công ty chuyên về lập trình web là một ý kiến hay. Sự cân nhắc kỹ lưỡng lựa chọn đối tác sẽ giúp công ty bạn đi đúng hướng.
Austdoor 3
  1. Phó thác cho đơn vị xây dựng website
Dường như đây là lỗi thường thấy của các quý công ty “lười biếng”. Không ai hiểu rõ website của bạn, nhu cầu của bạn bằng chính bạn. Do đó, dịch vụ thiết kế web chỉ có thể chiếm 30% trong toàn bộ dự án website của bạn. Phạm vi công việc của công ty thiết kế web dừng lại ở:
  • Tư vấn xây dựng web: lựa chọn hạ tầng web (tên miền, hosting…)
  • Tư vấn thiết kế mỹ thuật website: lựa chọn giao diện phù hợp với ngành nghề và mục đích kinh doanh
  • Tư vấn cấu trúc và các tiện ích tăng trải nghiệm người dùng
  • Tư vấn làm website chuẩn SEO: hỗ trợ website tương thích với công cụ tìm kiếm của Google
  • Quản trị nội dung website
  • Hỗ trợ vận hành website
  • Biên soạn nội dung website
Tựu chung lại, vai trò nhà cung cấp dịch vụ thiết kế web chỉ dừng lại ở việc thực thi theo yêu cầu thiết kế, tư vấn hay biên soạn nội dung web. Người quyết định chính là bạn. Những gì bạn muốn truyền tải tới khách hàng là do bạn. Chính vì thế, cần tránh triệt để phó thác hoàn toàn cho đơn vị xây dựng web. Nên ghi nhớ: “dữ liệu đầu vào càng rõ ràng, chi tiết thì sản phẩm đầu ra sẽ càng chất lượng và đạt đúng mục tiêu”.
Austdoor mock up1
  1. Không có nhân sự hoặc thời gian cho website
Nếu bạn không có nhân sự hoặc thời gian cho web, bạn nên DỪNG dự án này lại. Website làm xong rồi để đó chẳng khác nào đem con bỏ chợ. Website cần được chăm sóc, cập nhật và hoàn thiện. Đây là điểm bắt buộc cho xây dựng thương hiệu của chính mình.Shaha Mockup 6
  1. Có nhiều tiền mới xây dựng được website tốt
Website tốt chưa hẳn là web có chi phí đầu tư cao mà phải là web được tối ưu chi phí, hiệu quả trong kết nối người dùng với công ty bạn, từ đó mang lại lợi ích thiết thực cho bạn theo tiêu chí mà bạn chọn ngay từ đầu.mamamy 4
  1. Giao website cho bạn bè hoặc người nhà
Có vẻ đây là sự lựa chọn không tệ nhưng cần cân nhắc rất kỹ lưỡng. Bởi lẽ, những mối quan hệ thân quen rất khó xây dựng một web có chiến lược dài hạn trừ khi bạn hợp tác dưới dạng đối tác hoặc đầu tư, có quy định quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng. Ví dụ:
  • Thời gian: sự chủ động về thời gian sẽ rất hạn chế. Khó có thể đưa ra yêu cầu cố định về thời gian, bạn sẽ cả nể mà bỏ qua lời thất hứa của Ông hay Bà “THẤT HỨA’ nào đó bởi đó là người nhà hay bạn thân bạn.
  • Hiệu quả hoạt động lâu dài: mỗi người có điểm mạnh điểm yếu khác nhau. Người có khả năng đồ họa tốt chưa chắc đã giúp website bạn tối ưu hóa được từ khóa tìm kiếm. Người giỏi lập trình chưa chắc cho ra được website mỹ thuật bắt mắt. Và người có giỏi 2 điều trên chưa chắc giúp bạn quản trị web đều đặn, thường xuyên và hiệu quả.
  • Việc mở rộng lâu dài cho website sẽ gặp nhiều hạn chế vì bạn bè, người thân sẽ khó sát sao chu trình kinh doanh của bạn.
Sự chủ động trong mọi tình huống là cần thiết. Mọi sự chuẩn bị chu đáo sẽ tạo đà cho website của bạn được tối ưu hiệu quả đầu tư.
Theo Nguyễn Tuấn Đặng Minh
Nguồn bài viết: Adina Việt Nam

Làm thế nào để thiết kế ấn phẩm quảng cáo hiệu quả nhất

Làm thế nào để thiết kế ấn phẩm quảng cáo hiệu quả cao nhất?

Ngay sau khi có nhận diện cốt lõi, các doanh nghiệp thường vội vàng truyền thông thương hiệu, truyền tải các thông điệp thương hiệu bằng các kênh offline, online. Mỗi kênh lại yêu cầu có ấn phẩm quảng cáo riêng. Ví dụ như: bộ nhận diện văn phòng cơ bản, tờ rơi, catalog, profile, brochure, website, banner quảng cáo.
Cho dù doanh nghiệp bạn là agency thiết kế, bạn là doanh nghiệp có thể tự thiết kế hay outsource bên ngoài, việc nắm rõ hiệu quả làm thế nào để tối ưu hiệu quả ấn phẩm quảng cáo là bức thiết.
Kiến thức cơ bản này sẽ giúp doanh nghiệp bạn chẳng những tránh được những phí tổn không đáng có mà còn mang lại hiệu quả bất ngờ.
Adina đã tổng hợp và đưa ra các yếu tố tạo nên thiết kế ấn phẩm quảng cáo hiệu quả

1.Bố cục đơn giản, thoáng đãng

Một bố cục rõ ràng sẽ làm cho người đọc chú ý đến ấn phẩm quảng cáo của bạn (ví dụ như tờ rơi, poster, banner quảng cáo online, catalog hay profile, brochure). Những kiểu trình bày dài dòng sẽ xua đuổi người đọc.
Một ấn phẩm quảng cáo hiệu quả là ấn phẩm quảng cáo có khả năng thu hút người đọc.
Hình ảnh trong ấn phẩm là hết sức quan trọng. Hình ảnh này càng lớn, bạn càng nhận được nhiều sự thu hút hơn, phần lời của bạn sẽ càng được khách hàng, người quan tâm nhớ tới hơn, đọc nhiều hơn. Kinh nghiệm cho thấy phần lời không nên chiếm quá 30% diện tích.
Những quảng cáo đơn giản mang lại hiệu quả cao nhất, đóng góp cho thành công của bạn.
  • Phần trình bày càng thoáng đãng, bạn càng có nhiều người đọc
  • Trong trường hợp phần lời dài, bạn đừng quên trang trí với những hình ảnh nhỏ đi kèm.
  • Một số người cho rằng những mép giấy, những khoảng trống và khoảng cách giữa các đoạn là sự lãng phí. Sự thật chứng minh điều ngược lại. Những khoảng trống đó là công cụ hiệu quả tạo ra phần nghỉ, tạo cảm giác thư giãn nhẹ nhàng, tăng sức hấp dẫn và lôi cuốn người đọc. Đối với một số thiết kế không chuyên hay một số người quá tham lam trong lạm dụng phần nghỉ này.
Dưới đây là 7 bố cục đã được chứng minh là hiệu quả (nội dung gồm tiêu dề, phần chữ, hình ảnh, logo)

thiet-ke-quang-cao-hieu-qua-1
1) Bố cục hình nằm trên, chữ nằm dưới: kiểu trình bày thông dụng nhất. Phần hình chiếm 2/3 diện tích. Kèm sau là tiêu đề và phần chữ được phân ra 3 cột
thiet-ke-quang-cao-hieu-qua-2
2) Bố cục tiêu đề nằm trên: cách này thu hút người xem bằng cách tập trung vào tiêu đề. Nó thường được dùng trong quảng cáo của hãng máy bay, ngân hàng, công ty máy tính và công ty bảo hiểm
thiet-ke-quang-cao-hieu-qua-3
3) Bố cục thiên về chữ: khi ấn phẩm có nhiều nội dung, phần chữ cần được quy hoạch tổng thể, đảm bảo thoáng mà vẫn có điểm nhấn để thu hút người đọc
thiet-ke-quang-cao-hieu-qua-4
4) Bố cục nhiều yếu tố được sắp xếp rõ ràng
thiet-ke-quang-cao-hieu-qua-5
5) Bố cục dạng khung: đóng khung cũng là một ý kiến hay để tạo hiệu ứng tốt tới người đọc

thiet-ke-quang-cao-hieu-qua-7
6) Bố cục dạng kết hợp khối của hình ảnh và chữ

thiet-ke-quang-cao-hieu-qua-6
7) Bố cục màu sắc  

2.Kiểu chữ phù hợp

Mỗi kiểu chữ đều có cá tính riêng, cũng như con người vậy. Một số kiểu chữ rất nam tính, mạnh mẽ, một số khác lại rất nữ tính, nhẹ nhàng. Một vài kiểu lại rất kén chọn, lạnh lùng nhưng tỏ ra đáng tin cậy và uy nghiêm, trong khi một số kiểu lại thanh thoát, nhẹ nhàng, gợi tả về hạnh phúc, hay gợi cảm xúc và tâm trạng hoài cổ hay hiện đại.
Kiểu chữ cũng có khả năng độc đáo trong thể hiện âm thanh như thầm thì, thuyết phục, kêu gọi, reo hò hay mừng vui.
Liệu người đọc có nhìn ngó đến nó, có nhớ nó, có ghét nó, có yêu nó hay hoàn toàn lờ nó đi?
Đó chính là lý do tại sao chúng ta phải lựa chọn những ký tự phù hợp để sử dụng trong phần lời quảng cáo.
Vậy làm thế nào để sử dụng kiểu chữ trong xây dựng ấn phẩm nhận diện thương hiệu một cách hiệu quả. Cụ thể nhất trong thiết kế catalog, profile, tờ rơi hay banner quảng cáo trên báo, trên đường quốc lộ???
Thứ nhất là chọn lựa kiểu chữ
Tất cả kiểu chữ phải được lựa chọn phù hợp với sản phẩm, đối tượng khách hàng, khổ giấy cũng như phần lời quảng cáo. Phần lời này cần phải đẹp và dễ đọc. Điểm này được xây dựng bởi 7 yếu tố:
  1. Sự đơn giản của ký tự
  2. Chiều của ký tự
  3. Kích cỡ kiểu chữ: kích cỡ lý tưởng của phần chữ trong quảng cáo của bạn là 11. Nếu lớn hơn, những ký tự của bạn sẽ trông hơi kỳ lạ, nếu nhỏ quá thì lại khó đọc. Ký tự khởi đầu là một ký tự có ảnh hưởng đặc biệt tới người đọc. Nó gây tò mò, khởi tạo sự quan tâm của đọc giả với nội dung trong phần lời quảng cáo.
  4. Màu sắc của chữ: Dưới đây là những kiểu kết hợp màu sắc được đánh giá là dễ đọc nhất theo thứ tự giảm dần như sau:
    • Đen trên nền trắng
    • Xanh trên nền trắng
    • Trắng trên nền đen
    • Đen trên nền vàng
    • Đỏ trên nền vàng
    • Đỏ trên nền trắng
    • Xanh trên nền đỏ
    • Cam trên nền đen
    • Cam trên nền tráng
    • Đỏ trên nền xah
    • Đen trên nền tím
  5. Khả năng biến đổi của các ký tự: bạn có thể in nghiêng, bạn có thể VIẾT HOA, bạn có thể in đậm, bạn có thể gạch dưới, bạn có thể [đóng khung] hoặc đóng hộp phần chữ, bạn có thể vẽ tròn phần chữ, bạn có thể sử dụng kỹ thuật viết chữ thảo, bạn có thể đánh dấu hay highlight phần chữ. Một chú ý nhỏ: bạn không nên in nghiêng toàn bộ chữ do phần này sẽ giảm tốc độ đọc của người xem. Và bạn khó mà giữ chân được đọc giả khi vị khách hàng này mất kiên nhẫn để đọc phần in nghiêng tốn thời gian này.
  1. Bố cục: Hãy cẩn thận về khoảng cách giữa các từ. Khoảng cách quá gần hay quá xa đều cản trở khả năng đọc của đọc giả. Các nghiên cứu chỉ ra rằng không nên viết quá 40 ký tự trong 1 dòng. Mỗi cột bạn chỉ nên viết từ 35-55 ký tự.
  2. Sự thống nhất của các ký tự: không nên dùng quá 2 kiểu chữ trong ấn phẩm quảng cáo, truyền thông bởi nó sẽ làm não bộ người phải điều chỉnh nhiều lần, làm chậm quá trình đọc, cản trở đọc giả trong tiếp nhận thông tin. Nó là cái bẫy cho những ấn phẩm thất bại.
Chúng tôi hi vọng bài viết đem đến các thông tin bổ ích giúp doanh nghiệp Xây dựng Thương hiệu một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, hãy đón đọc các bài viết tiếp theo của chúng tôi.

Các lỗi thường gặp của Start-Up khi xây dựng Thương hiệu

CÁC LỖI THƯỜNG GẶP CỦA START-UP KHI XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

Doanh nghiệp thường hiểu nhầm về xây dựng thương hiệu. Có thể kể đến như sau:
  • Xây dựng thương hiệu chỉ dành cho những doanh nghiệp có nhiều tiền
  • Xây dựng thương hiệu chỉ cần có logo đẹp và chuyên nghiệp
  • Xây dựng thương hiệu không dành cho những doanh nghiệp ít người
  • Khi nào có đủ tiền sẽ tập trung xây dựng thương hiệu
Những hiểu lầm như trên có thể khiến startup hay những doanh nghiệp nhỏ rơi vào vòng xoáy, muốn tạo dựng uy tín cần thể hiện chuyên nghiệp, nhưng muốn chuyên nghiệp phải có thương hiệu , có tiền mới làm thương hiệu, chưa có tiền chưa làm thương hiệu chuyên nghiệp được…. Lối tư duy này hạn chế cơ hội của chính các doanh nghiệp. Hãy ghi nhớ, mọi thương hiệu lớn đều bắt đầu từ một cơ sở nhỏ. Việc xây dựng thương hiệu nên triển khai càng sớm càng tốt, từ những điều rất nhỏ và nên ắt đầu từ cả hai góc độ, xây dựng thương hiệu cá nhân chủ doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.

loi-thuong-gap-khi-xay-dung-thuong-hieu-2
Vậy doanh nghiệp startup, doanh nghiệp nhỏ và vừa nên làm gì?
Phần 1: xây dựng thương hiệu doanh nghiệp với chi phí hợp lý
Ngay từ ngày đầu thành lập,doanh nghiệp nên đặt cho mình một tầm nhìn cho sự lớn mạnh của tên tuổi công ty, sản phẩm hay dịch vụ của công ty trên thị trường. Xây dựng thương hiệu biểu hiện bên ngoài bằng tên gọi, logo và các tài liệu, hình ảnh có sự hiện diện của chính doanh nghiệp. Đó là nền tảng lâu dài để từng bước gây dựng trong tâm trí khách hàng một thương hiệu chuyên nghiệp.
Là một doanh nghiệp nhỏ, công ty bạn nên tiết kiệm chi phí và tập trung chi cho một số nội dung chính để nhận diện thương hiệu:
2.Thiết kế bộ ứng dụng văn phòng
(danh thiếp, tiêu đề thư, phong thư tài liệu, kẹp file tài liệu, hóa đơn doanh nghiệp)
Phần 2: xây dựng thương hiệu cá nhân chủ doanh nghiệp
Bắt đầu với doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó thương hiệu cá nhân của bạn là nền tảng quan trọng để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Vì bạn sẽ là người bán hàng quan trọng nhất của doanh nghiệp, việc xây dựng hình ảnh thương hiệu cá nhân ngay từ ngày đầu lập nghiệp cũng giống như tạo ra những cảm nhận tích cực của khách hàng tiềm năng và đối tác của bạn. Thế giới số cho bạn rất nhiều những công cụ để giúp bạn thể hiện được hoài bão, nguyên tắc và những giá trị mà bạn sẽ mang lại cho khách hàng, đối tác, cộng đồng thông qua việc thành lập công ty. Bạn cũng nên lưu ý, điều này không đồng nghĩa với việc chia sẻ về đời tư của bạn.
Công cụ có thể sử dụng:
Website cá nhân: sử dụng khả năng viết bài, chia sẻ về kinh nghiệm, về dịch vụ, sản phẩm, về thương hiệu của bạn và duy trì nó để đạt hiệu quả
Mạng xã hội: facebook, twister, linkin, pinterest; đảm bảo khách hàng luôn dễ dàng tìm thấy bạn trên mọi kênh mạng xã hội. Cộng đồng này có thể cho phép bạn mở rộng mối quan hệ cũng như tăng lượng khách hàng đầu vào.
Blog cá nhân, tạp chí, diễn đàn: Để thu hút nhiều người quan tâm cũng như thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp, bài viết pr trên các blog, tạp chí hay diễn đàn gia tăng đáng kể uy tín của bạn trong ngành nghề mà bạn đang hoạt động.
Tựu chung lại, doanh nghiệp startup cần sáng suốt ngay từ ngày đầu thành lập, tạo dựng uy tín thương hiệu trên cả hai phương diện thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu cá nhân, tạo dựng hình ảnh thương hiệu hiện hữu trong tâm trí khách hàng.
Phỏng theo Nguyễn Đặng Tuấn Minh
Nguồn bài viết: http://adina.com.vn/cac-loi-thuong-gap-cua-start-up-khi-xay-dung-thuong-hieu/

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2016

ĐỪNG BẮT ĐẦU THIẾT KẾ THƯƠNG HIỆU NẾU BẠN CÒN NHỮNG CÂU HỎI SAU

1. Việc đặt tên Thương hiệu là không cần thiết, tôi có thể dùng tên mình – địa danh, gì cũng được ?

Tên Thương Hiệu là một tài sản vô hình theo suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, đặt tên Thương hiệumang lại một cảm xúc Thương hiệu mỗi khi được gợi nhớ trong tâm trí khách hàng, nếu sử dụng tên riêng – địa danh sẽ không truyền tải được điều này. Để tăng giá trị của Thương hiệu thì bản thân cái tên phải là cầu nối liên kết những giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng.
Để tạo ra một “TÊN THƯƠNG HIỆU ĐẸP” và có giá trị, tên Thương hiệu phải đáp ứng được các tiêu chí cơ bản như: dễ đọc, không gây nhầm lẫn, dễ dàng được lưu nhớ, thể hiện được Thông điệp của Thương hiệu, truyền đạt được cảm xúc phù hợp với mong muốn của Doanh nghiệp.
Yếu tố quyết định để sở hữu hoàn toàn một Tên Thương hiệu, và được pháp luật bảo hộ thì việc “KHÔNG TRÙNG LẶP” là điều tiên quyết. Vì vậy khả năng trùng lặp tên công ty sử dụng địa danh là rất cao và không được bảo hộ. Doanh nghiệp nên cân nhắc việc sử dụng tên địa danh, nên nhớ một Thương hiệu muốn lớn mạnh trong nước hay vươn ra thế giới thì cần phải bảo hộ. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp Việt đã bị mất Thương hiệu ở thị trường nước ngoài do bị đối thủ đăng ký trước như Thương hiệu Chè Thái Nguyên, Cafe Trung Nguyên.

2. Tôi nghĩ Logo đơn giản chỉ để trình bày tên Công ty, thêm chút màu sắc là có thể sử dụng ?

thiet-ke-logo-adina-vietnam

Về cơ bản Logo được cấu thành từ hai thành phần: Tên Thương hiệu và Biểu tượng, có nhiều cách để bố cục logo như: Logo đi kèm biểu tượng, Logo cách điệu chữ thành biểu tượng, Biểu tượng nằm trong tên Thương hiệu ….
Do vậy một mẫu Thiết kế Logo không chỉ chứa đựng tên Thương hiệu, mà nó cần kết hợp với biểu tượng truyền tải đúng thông điệp mong muốn của Doanh nghiệp. Tên thương hiệu được liên tưởng thành hình ảnh, thể hiện giá trị, thông điệp, thế mạnh giúp tạo sự liên kết với biểu tượng. Đây là một cách giúp tăng khả năng lưu nhớ trong tâm trí người xem. Biểu tượng cũng giúp cho việc phát triển các yếu tố đồ họa phụ trợ trở thành yếu tố nhận diện, tạo sự nhất quán trong nhận diện Thương hiệu.
Font chữ được sử dụng khi thể hiện Tên Thương hiệu cũng góp phần thể hiện tính cách Thương hiệu. Font chữ “Serif” có chân mang lại cảm giác vững chãi, mang hơi hướng truyền thống và cao cấp. Font chữ “San Serif” không chân mang lại cảm giác phóng khoáng, hiện đại và năng động. Font chữ “Script” viết tay mang lại cảm giác gần gũi, chân thành và một chút nghệ thuật. Tất cả các định dạng font chữ khi kết hợp với tổng thể biểu tượng sẽ tăng mức độ nhận biết của Thương hiệu, tạo ra đặc điểm nhận biết riêng của Thương hiệu.

3.Tôi có ý tưởng Logo sẵn rồi, chỉ cần vẽ lại là được ?

Không ai có thể hiểu rõ Doanh nghiệp hơn chính Doanh nghiệp, vì vậy nếu đã định hình ý tưởng về một mẫu thiết kế Logo sẽ giúp xác định đúng phong cách của Logo. Hoặc khi thích một hay nhiều mẫu Logo của cácThương hiệu nổi tiếng trên thế giới, thì cách tư duy của bạn thường sẽ có thiên hướng so sánh hoặc bị ảnh hưởng bởi phong cách đó. Điều này sẽ có lợi khi bạn chia sẻ với đội ngũ tư vấn – sáng tạo.
Tuy nhiên, ý tưởng trong tâm trí thường phải đáp ứng một số tiêu chí chuyên môn để có thể thực tế hóa mẫu thiết kế. Bạn cần có sự trao đổi kỹ lưỡng với chuyên viên tư vấn để xác định các tiêu chí như:
+ Mức độ phù hợp: bạn liên tưởng đến hình ảnh cụ thể sử dụng làm biểu tượng, nhưng điều này có phù hợp với Thương hiệu không ?
+ Giá trị thông điệp truyền tải: mẫu thiết kế trong tâm trí của bạn sẽ thể hiện Thông điệp gì, có phù hợp với Thương hiệu không ?
+ Khả năng ứng dụng: mẫu thiết kế trong tâm trí của bạn khi dùng trong thực tế sẽ như thế nào, có dễ ứng dụng không ?
+ Khả năng bảo hộ: hình ảnh Logo trong ý tưởng của bạn có bị trùng lập không, nếu có thì phải làm sao ?
Từ ý tưởng đến thực tế là cả một quá trình sáng tạo khoa học, đòi hỏi có sự tham gia của nhiều chuyên gia từNghiên cứu Thương hiệu cho đến Thiết kế sáng tạo. Bạn có thể tham khảo quy trình thiết kế của chúng tôi:
quy-trinh-thiet-ke-adina-viet-nam

4.Tôi nghĩ việc thiết kế logo rất đơn giản, có thể làm bằng Word chẳng hạn ?

Hiện nay có rất nhiều phần mềm thiết kế Logo hỗ trợ cho người chuyên và không có chuyên môn về thiết kế. Một mẫu thiết kế đồ họa hoàn toàn có thể tạo ra từ Word, Exel, Paint, Photoshop, hay thậm chí phần mềm thiết kế logo online.
Tuy nhiên, khi sử dụng các phần mềm hỗ trợ đó bạn sẽ không có khả năng ứng dụng logo vào thực tế, mẫu thiết kế đó cơ bản chỉ hiển thị “đủ nhìn” trên máy tính hoặc thiết bị cầm tay. Bạn sẽ có băn khoăn tại sao bản in Logo ra các ấn phẩm như letterhead, biển bảng lại bị mờ và không rõ nét, đó là do bạn đang sử dụng định dạng Logo hình ảnh – Pixel. Đối với định dạng pixel khi sử dụng ở kích thước lớn sẽ bị mờ và nhòe vì không đủ độ phân giải, độ phân giải để có thể in offset hay in bạt khổ lớn là từ 72~300dpi, tuy nhiên độ phân giải mặc định trên máy tính là 72dpi.
Chúng tôi không khuyến khích việc sử dụng các phần mềm không chuyên cho mục đích thiết kế logo, các chuyên viên thiết kế Thương hiệu của chúng tôi sẽ cung cấp các mẫu Logo chuẩn sử dụng định dạng vector, có khả năng tùy chỉnh, thay đổi kích thước, và đầy đủ các định dạng logo khi ứng dụng thực tế. Mẫu thiết kế Logo sẽ đi kèm “Cẩm nang Thương hiệu” cung cấp các thông tin quy chuẩn của logo, các định dạng chuẩn cũng như cách sử dụng logo trong thực tế, từ đó đảm bảo hình ảnh Thương hiệu được thống nhất trong tất cả các trường hợp

5.Tôi nghĩ thiết kế Logo xong là đủ ?

Nếu coi Thương hiệu là con người, thì ngoài hình hài chúng ta cũng cần có tạo một tính cách riêng biệt – được truyền tải ra bên ngoài bằng lời nói, bằng hình ảnh. Và việc xây dựng Thương hiệu không chỉ dừng lại ở việc thiết kế bộ nhận diện, thiết kế các ấn phẩm quảng cáo mà còn dựa vào tính đồng nhất trong cách thể hiện xuyên suốt quá trình sử dụng Logo, cách mà Thương hiệu của bạn giao tiếp với khách hàng. Thương hiệu không chỉ là một mẫu Logo, một mẫu bao bì, một website, một cuốn profile, hay một sản phẩm đồ họa nào, Thương hiệu là cảm xúc mà khách hàng cảm nhận, là cách mà họ nghĩ về bạn.
Do đó cần xác định Chiến lược Thương hiệu phù hợp để có thể xây dựng Thương hiệu mạnh.

6.Khách hàng của tôi có từ sự quen biết, khách hàng lâu năm, nên chẳng cần Xây dựng Thương hiệu ?

Trong thời đại kinh tế thị trường không thể thiếu tính cạnh tranh, thì các đối tác truyền thống – thân quen không phải là lợi thế để có thể bỏ qua việc xây dựng Thương hiệu. Bạn sẽ khó có thể cạnh tranh được với các đối thủ có hình ảnh Thương hiệu đẹp, cách tiếp thị chuyên nghiệp, các sản phẩm bắt mắt hiện đại. Qua thời gian các Doanh nghiệp đều thay đổi hình ảnh, hướng tới một Thương hiệu hiện đại theo đúng xu thế, thể hiện được các giá trị ưu việt của doanh nghiệp, đổi mới hình ảnh là nhu cầu của thời đại.
Vì vậy đừng đứng ngoài xu thế chung, hãy bắt đầu xây dựng hình ảnh Thương hiệu chuyên nghiệp hiện đại.

7.Công ty của tôi nhỏ, thì cần gì làm Thương hiệu ?

Vai trò của việc xây dựng Thương hiệu đối với doanh nghiệp nhỏ là gì ? Mọi điều to lớn đều bắt đầu từ những việc nhỏ bé, những tập đoàn lớn cũng đều xuất thân từ những doanh nghiệp nhỏ. Và trải qua thời gian Thương hiệu vẫn là tài sản lớn nhất mà bạn có. Thương hiệu có thể trực tiếp đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, có thể gián tiếp nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp.
Một mẫu Thiết kế logo đẹp mắt – hiện đại sẽ là kênh kết nối với khách hàng, thể hiện các giá trị ưu việt của doanh nghiệp, truyền tải những cam kết Thương hiệu, đáp ứng được các nhu cầu của thị trường, tăng mức độ thu hút đối với khách hàng. Do đó nếu coi việc xây dựng Thương hiệu là một khoản đầu tư, lợi ích mà nó mang lại sẽ không chỉ dừng lại ở thời gian ngắn hạn.

8.Tôi nghĩ chỉ có ngành bán lẻ, tiêu dùng mới cần Xây dựng Thương hiệu ?

Việc xây dựng Thương hiệu là cần thiết với tất cả các ngành kinh tế. Không chỉ có ngành bán lẻ, tiêu dùng mới cần một hình ảnh Thương hiệu bắt mắt để thu hút người tiêu dùng. Xây dựng hình ảnh Thương hiệu đẹp giúp ích cho tất cả các ngành kinh tế, mỗi một ngành Logo sẽ thể hiện những cá tính riêng, phong cách riêng, cách tiếp cận khách hàng riêng. Nổi bật trước hàng loạt đối thủ cùng ngành là một lợi thế giúp Doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong quá trình hoạt động.

9.Tôi không cần hệ thống nhận diện, nếu cần gì tôi sẽ đặt hàng nhà in ?

Việc xây dựng hệ thống nhận diện Thương hiệu nhất quán ngay từ đầu mang lại lợi ích kinh tế cho Doanh nghiệp, giảm thiểu sự lãng phí thời gian và công sức trong quá trình hoạt động kinh doanh. Điều này giúp đảm bảo mức độ nhận diện của Thương hiệu, không gây nhầm lẫn, tạo được sự thống nhất của hình ảnh Thương hiệu.
Doanh nghiệp thường mất thời gian, công sức khi lên kế hoạch các chiến dịch marketing. Nếu mỗi chiến dịch được thực hiện riêng lẻ với nhiều đối tác thiết kế khác nhau, đưa ra các hình ảnh khác nhau, những màu sắc khác nhau, đồ họa phụ trợ khác nhau. Thì khách hàng hay người tiêu dùng có thể thấy bối rối khi nhận biết: liệu các chiến dịch có cùng của một Thương hiệu. Việc này gây rối cho mức độ nhận diện Thương hiệu, việc định hình ngay từ đầu phong cách bằng Hệ thống nhận diện Thương hiệu đồng bộ và nhất quán sẽ giúp Doanh nghiệp không còn phải băn khoăn trong việc lựa chọn phong cách qua mỗi chiến dịch, từ đó tiết kiệm thời gian và tiền bạc để thực hiện chiến dịch.
Hãy tham khảo các Thương hiệu lớn đang vận dụng hệ thống nhận diện một cách khoa học như Vietcombank, FPT, PVcombank.

10.Tôi nghĩ xây dựng Thương hiệu tốn rất nhiều tiền ?

Xây dựng Thương hiệu bao gồm các hoạt động Tư vấn chiến lược, Thiết kế sáng tạo, đó là quá trình lao động chất xám vì vậy bạn có thể thấy sự đa dạng trong chi phí. Logo có thể được diễn họa bởi các nhà thiết kế tư cách cá nhân – freelancer mà thiếu yếu tố tư vấn chiến lược với chi phí thấp, có thể được tạo nên từ các Agency Quốc tế với chi phí danh tiếng rất cao.
Tại Adina Việt Nam chúng tôi trung hòa các yếu tố, và đảm bảo các tiêu chí – cam kết cần thiết giúp mọi dự án đi đến thành công. Với đội ngũ Tư vấn am hiểu kiến thức về Thương hiệu và đội ngũ Sáng tạo sẵn sàng đưa ra những giải pháp giúp khách hàng xây dựng Thương hiệu từ những bước đầu tiên đến theo suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Chúng tôi cam kết đem lại những giá trị cao hơn mức phí mà Doanh nghiệp chi trả.