Trong thị trường tiêu thụ thay đổi với tốc độ chóng mặt, bạn cần xây dựng cho mình một điều gì đó đặc biệt, dễ ghi nhớ và uy tín trong tâm trí khách hàng. Chính điều này mới xây dựng mối quan hệ bền vững giữa bạn và khách hàng. Vậy chìa khóa ở đây chính là Quảng cáo thương hiệu (Brand Advertising).
Quảng cáo thương hiệu là gì?
Quảng cáo thương hiệu (Brand Advertising) là một hình thức của quảng cáo, nhằm tạo nên sự kết nối mạnh mẽ và mối quan hệ bền vững giữa khách hàng và thương hiệu đó.
Bạn có thể thấy từ các thương hiệu lớn như Coca – Cola, Nike, Apple thường thực hiện chiến dịch quảng cáo không chỉ để giới thiệu sản phẩm mà còn kể những câu chuyện ý nghĩa, truyền cảm hứng, thể hiện cá tính và giá trị thương hiệu.
Tại Việt Nam, chúng ta có thể thấy phổ biến như quảng cáo Tết của Knorr, Bitis với Đi để trở về hay Vinamilk – Sữa học đường,….
Doanh nghiệp vừa và nhỏ quảng cáo thương hiệu theo hướng nào?
Thông thường, chúng ta sẽ thấy các “ông lớn” sẵn sàng chi mạnh tay cho những chiến dịch quảng cáo thương hiệu. Thế nhưng với ngân sách có hạn thì hướng đi nào cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong “cuộc chiến” tâm trí khách hàng này?
1. Xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội
- Các doanh nghiệp cần chọn nền tảng phù hợp, nơi mà khách hàng tiềm năng sử dụng nhiều nhất như Facebook, Instagram, Tiktok hay Zalo.
- Tạo nội dung hấp dẫn với các bài viết, hình ảnh, video có giá trị hữu ích cho khách hàng. Thu hút và liên tục tương tác với người dùng.
- Chạy ads trên các nền tảng với chi phí linh hoạt, giúp tăng độ tiếp cận và nhắm đến khách hàng mục tiêu.
2. Xây dựng thương hiệu qua nội dung video ngắn
- Tạo video ngắn chia sẻ kiến thức hữu ích hoặc hướng dẫn sử dụng sản phẩm, review sản phẩm hay trải nghiệm sử dụng dịch vụ. Các nền tảng như Tiktok, Instagram, Reels sẽ là nơi lý tưởng cho video ngắn.
- Tận dụng nội dung video để kể câu chuyện thương hiệu một cách chân thật và trực quan, giúp khách hàng hiểu rõ hơn cá tính thương hiệu, cũng như giá trị cốt lõi.
3. Tối ưu SEO và xây dựng nội dung website
- Viết bài blog có nội dung hữu ích và liên quan đến sản phẩm hoặc ngành hàng mà doanh nghiệp cung cấp, cải thiện thứ hạng tìm kiếm và thu hút khách hàng tự nhiên.
- Tối ưu từ khóa liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ trong nội dung website, giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy doanh nghiệp trên Google.
- Đăng ký Google My Business đối với doanh nghiệp địa phương, để được hiện thị khi khách hàng tìm kiếm địa điểm gần họ.
4. Chạy các chiến dịch email marketing
- Thu thập email khách hàng tiềm năng thông qua website, trang mạng xã hội hoặc các chương trình khuyến mãi.
- Chia sẻ thông tin hữu ích, thông báo ưu đãi, hoặc giới thiệu sản phẩm mới qua email để duy trì sự quan tâm và tăng nhận diện thương hiệu.
- Cá nhân hóa nội dung tới từng khách hàng, tạo cảm giác gần gũi và chuyên nghiệp. Hãy luôn gọi tên khách hàng bạn nhé.
4.5. Sử dụng quảng cáo trả phí với ngân sách nhỏ
- Tận dụng Quảng cáo tìm kiếm (Google Ads) với ngân sách nhỏ để nhắm tới khách hàng mục tiêu có nhu cầu, tăng tỷ lệ chuyển đổi.
- Quảng cáo Retargeting để hướng tới khách hàng đã truy cập website của bạn nhưng chưa mua hàng, tăng cơ hội chuyển đổi.
- Đặt ngân sách chi tiêu hợp lý để tránh lãng phí và đảm bảo hiệu quả.
4.6. Xây dựng hình ảnh thương hiệu qua đánh giá (feedback)
- Khuyến khích khách hàng đánh giá sản phẩm/ dịch vụ trên các nền tảng MXH hoặc sàn thương mại điện tử để tăng độ uy tín.
- Sử dụng Feedback làm nội dung quảng cáo để thu hút khách hàng mới và xây dựng lòng tin.
4.7. Tham gia sự kiện hoặc tài trợ địa phương
- Đối với doanh nghiệp nhỏ, tham gia hội chợ, triển lãm hoặc sự kiện cộng đồng là cơ hội để giới thiệu thương hiệu trực tiếp tới khách hàng.
- Nếu có ngân sách, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tài trợ cho một sự kiện cộng đồng, điều này cũng sẽ giúp thương hiệu tiếp cận gần hơn với người dùng và xây dựng thiện cảm tại địa phương.
4.8. Hợp tác với KOCs, KOL, Influencer
- Bạn cũng có thể hợp với các KOCs có tệp khách hàng phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ để quảng bá thương hiệu. Hãy chọn những KOCs có độ tin cậy cao với người theo dõi và chi phí hợp lý nhé.
- Khuyến khích influencer giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ một cách tự nhiên, tạo nội dung như review, unboxing hoặc trải nghiệm thực tế để thu hút khách hàng.
4.9. Tạo các chương trình khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt
- Cung cấp các ưu đãi như giảm giá lần đầu hoặc gói dùng thử để thu hút khách hàng mới. Nếu sản phẩm/ dịch vụ của bạn hoàn hảo thì việc khách hàng quay lại là điều chắc chắn.
- Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể tạo chương trình tích điểm, ưu đãi cho khách hàng nhằm tạo sự kết nối lâu dài.
Tóm lại, quảng cáo thương hiệu là một phần trong chiến lược thương hiệu giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, tạo dựng vị thế và đạt được thành công lâu dài trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Theo ADINA.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét