Ngay cả khi bạn đã có một mẫu thiết kế Thương hiệu đẹp, thì đó mới chỉ là bước khởi đầu. Bạn cần làm các hệ thống nhận diện thương hiệu và các tài liệu marketing để truyền thông Thương hiệu. Thậm chí nếu bạn đã triển khai nhiều chương trình marketing, Thương hiệu của bạn xuất hiện ở khắp nơi. Nhưng Thương hiệu của bạn truyền tải đi thông điệp khác với những gì bạn mong muốn, khác với những gì bạn làm ?
Đừng lo lắng ! Bạn nên xem lại toàn bộ bức tranh lớn để điều chỉnh lại, bạn cần có một chiến lược xây dựng Thương hiệu thống nhất, được triển khai đồng bộ và khoa học.
CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ ?
Chiến lược Thương hiệu là một kế hoạch dài hạn xây dựng một hình ảnh Thương hiệu phù hợp với mục tiêu kinh doanh cụ thể. Doanh nghiệp thường định nghĩa Thương hiệu là một sản phẩm, Logo, Website, hay là tên doanh nghiệp. Trên thực tế Thương hiệu bao hàm nhiều và rộng hơn thế, đó là một giá trị hữu hình có thể nhìn thấy từ các ấn phẩm quảng cáo, hay là cách cảm nhận vô hình, cảm xúc mà Thương hiệu mang lại cho người xem nhìn và cảm nhận. Và cảm giác là một thứ khó có thể thay đổi, nó sẽ tạo ra sự khác biệt Thương hiệu của bạn so với đối thủ được lưu nhớ trong tâm trí khách hàng.
Vì vậy dưới đây là 7 bước quan trọng trong chiến lược xây dựng Thương hiệu mạnh:
1.Xác định mục đích
Mỗi Thương hiệu đều đưa ra những cam kết, nhưng trong một thị trường mà niềm tin của người tiêu dùng thấp và sự cảnh giác với giá bán cao, thì ngoài việc đưa ra những cam kết Thương hiệu cũng phải xác định đúng mục đích. Cùng việc quan tâm đến những cam kết của doanh nghiệp, bạn cần định vị Thương hiệu chính xác, biết rõ lý do mình thức dậy và làm việc mỗi ngày. Bạn phải làm rõ mục đích của Thương hiệu để tạo ra sự khác biệt giữa mình và đối thủ.
Vậy làm sao để xác định mục đích kinh doanh của Thương hiệu, chúng ta có thể xác định bằng 2 cách:
+ Lợi nhuận: khái niệm này tập trung vào giá trị cốt lõi của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận.
+ Giá trị: ngoài mục đích tạo ra lợi nhuận còn tạo ra những “giá trị cao hơn” cho người tiêu dùng và xã hội.
Một ví dụ cho việc ngoài lợi nhuận, thì Thương hiệu Tonmat đưa ra thông điệp “Cũng là tôn – Không ồn lại mát”, hoặc khu biệt thự Splendora đưa ra thông điệp “Nơi ước đến – Chốn mong về”. Cách tiếp cận này tạo ra sức hấp dẫn đối với khách hàng tiềm năng, nó thể hiện các cam kết đem lại các giá trị cao hơn giá trị sản phẩm.
Một khi đã xác định được Mục đích Thương hiệu (Giá trị cốt lõi – Tầm nhìn) bạn cần phải tạo sự lưu nhớ trong tâm trí. Trong khi việc kiếm lợi nhuận luôn được ưu tiên thì những giá trị vô hình khác sẽ tạo được sự khác biệt của bạn so với đối thủ.
2.Tính nhất quán của Thương hiệu
Chìa khóa để tạo nên sự nhất quán của Thương hiệu là tránh đưa ra những điều không liên quan, đi xa khỏi thông điệp chính của Thương hiệu. Tất cả các kênh tiếp cận đều phải phù hợp với Thông điệp Thương hiệu của bạn, tránh gây nhầm lẫn cho khách hàng mục tiêu.
Một ví dụ cho sự nhất quán của Thương hiệu, chúng ta có thể nhìn vào Coca Cola. Mọi kênh tiếp thị của họ hoạt đông hài hòa với nhau tạo ra một sự thống nhất xuyên suốt. Điều này giúp họ nằm trong top các thương hiệu dễ nhận biết nhất trên thế giới.
Để tránh cho khách hàng tiền năng bị bối rối khi liên kết các kênh truyền thông của Thương hiệu bạn lại với nhau, hãy xây dựng một phong cách nhất quán được tổng hợp trong một cuốn Cẩm nang Thương hiệu. Cẩm nang Thương hiệu có thể bao gồm tất cả từ những ngôn ngữ thiết kế đến cách truyền tải bằng ấn phẩm quảng cáo, bằng màu sắc, bằng hình ảnh và ngay cả cách giao tiếp của nhân viên tới khách hàng mục tiêu.
Để nói đến tính nhất quán Thương hiệu không thể không nói tới Starbucks, Starbucks không nhượng quyền và tự triển khai toàn bộ các điểm bán lẻ trên toàn thế giới, mục đích là để giữ nguyên dấu ấn Thương hiệu đối với khách hàng. Starbucks không chỉ bán cà phê mà họ bán phong cách, cách mà khách hàng uống, không gian mà họ ngồi, nhân viên mà họ giao tiếp, thậm chí cả bài hát mà họ nghe đều theo một phong cách, điều đó mang lại sự thành công mà khó có đối thủ nào vượt qua của Starbucks
3.Tạo cảm xúc Thương hiệu
Tư duy của người tiêu dùng cũng tồn tại nhiều mâu thuận.
Có người sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu để mua một chiếc xe máy Harley, thay vì mua một chiếc ô tô. Hoặc có thể mua chiếc Iphone có giá hàng chục triệu thay vì mua một chiếc smartphone tầm trung.
Có người sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu để mua một chiếc xe máy Harley, thay vì mua một chiếc ô tô. Hoặc có thể mua chiếc Iphone có giá hàng chục triệu thay vì mua một chiếc smartphone tầm trung.
Tại sao ?
Harley và Apple sử dụng Thương hiệu cảm xúc của họ bằng cách tạo ra những cộng đồng người dùng ở khắp nơi, mục đích để kết nối khách hàng với nhau và với Thương hiệu của mình.
Bằng cách đưa khách hàng một cơ hội để họ cảm nhận mình là một thành viên của một cộng đồng lớn, giúp gắn kết chặt chẽ những nhóm khách hàng, điều này giúp giữ vững vị trí của Thương hiệu trong lòng người tiêu dùng, đảm bảo sự lựa chọn tiếp theo và tính lan tỏa của Thương hiệu nhờ những khách hàng cũ.
Tại sao ? Mọi người sinh ra đều có mong muốn xây dựng nhiều mối quan hệ, nghiên cứu này đã được các nhà tâm lý Roy Baumeister và Mark Leary chứng minh. “Mọi người đều có nhu cầu tâm lý cơ bản để cảm thấy được kết nối chặt chẽ với những người khác, và có sự quan tâm tới những mối quan hệ gần gũi là một phần quan trọng trong hành vi của con người.
Và nhu cầu về kết nối con người, nhu cầu về tình cảm – tình yêu – là một phần của nhóm có nằm trong hệ thống cấp bậc nhu cầu của con người của Maslow.
Từ đó chúng ta có thể rút ra kết luận nên tìm cách để kết nối với khách hàng của bạn bằng phương diện tình cảm – cảm xúc. Bạn cung cấp sản phẩm cho họ, làm cho họ cảm thấy mình là một phần của một cộng đồng. Điều này trực tiếp tạo cảm xúc và tạo sự trung thành của khách hàng với Thương hiệu.
4.Tạo tính linh hoạt của Thương hiệu
Thị hiếu luôn luôn thay đổi và các nhà marketing cần phải linh hoạt. Điều này đòi hỏi các nhà chiến lược phải sáng tạo các chiến dịch đa dạng hơn nữa.
Bạn sẽ có thể băn khoăn “làm sao vừa có thể nhất quán trong khi vừa phải linh hoạt”. Trong khi tính nhất quán Thương hiệu nhằm mục đích thiết lập các tiêu chuẩn của Thương hiệu. Thì tính linh hoạt cho phép bạn điều chỉnh để tạo sự khác biệt trong cách tiếp cận của mình tới khách hàng. Các chiến dịch vừa phải nhất quán để giữ yếu tố nhận diện, những cũng đủ linh hoạt để tạo sự tươi mới hiện đại thu hút khách hàng.
Một ví dụ tuyệt vời của việc cân bằng giữa yếu tố nhận diện và sự linh hoạt của Thương hiệu là Thương hiệu Vinamilk. Với rất nhiều sản phẩm có mặt trên thị trường thì sự thay đổi mẫu mã liên tục là điều cần thiết. Mỗi lần thay đổi bao bì sản phẩm lại đi theo một chiến lược marketing riêng. Cùng với việc giữ được sự nhất quán Thương hiệu Vinamilk, mẫu bao bì vẫn tạo được sự linh hoạt trong cách trình bày:
Vinamilk quản lý sự nhất quán Thương hiệu giữa các mẫu quảng cáo mới, trang web mới, bao bì mới, tên sản phẩm mới. Và tạo sự linh hoạt bằng việc cải tiến chiến lược tiếp thị để hướng tới thị hiếu của khách hàng. Vì vậy nếu chiến lược cũ của bạn không còn hiệu quả nữa thì đừng ngại ngần gì việc thay đổi.
5.Nhất quán trong việc thực hiện
Như đã đề cập, tạo dựng sự nhất quán Thương hiệu rất quan trọng nếu bạn muốn hình ảnh Thương hiệu của mình được lưu nhớ. Và khi cuốn Cẩm nang Thương hiệu giúp bạn giữ được phong cách Thương hiệu, thì người triển khai các hướng dẫn đó – nhân viên của bạn phải hiểu rõ và thành thạo trong cách giao tiếp với khách hàng khi mình chính là đại diện cho Thương hiệu.
Nếu bạn định hình Thương hiệu của bạn là Vui tươi – Sôi nổi trên các kênh mạng xã hội hay các kênh truyền thông, thì nó sẽ trở thành vô nghĩa khi khách hàng liên hệ tới và nhận lại một thái độ cục cằn, đơn điệu và hời hợt. Điều này rất quan trọng với các Thương hiệu chuyên về Thương mại điện tử, bán lẻ, là ngành phát sinh rất nhiều vấn đề mà khách hàng thường liên hệ lại với thái độ không vui, khi nhận lại nhiều lời hứa cải thiện, hứa hẹn giải quyết mà không mang lại kết quả như kỳ vọng, điều này sẽ làm tụt mức độ tín nhiệm Thương hiệu của bạn trầm trọng, xóa bỏ hoàn toàn các cam kết Thương hiệu, và bạn sẽ mất khả năng quay lại của khách hàng.
Bằng cách đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và thực hiện triển khai một cách chuyên nghiệp bạn sẽ xây dựng được danh tiếng tốt cho Thương hiệu và tạo được các khách hàng trung thành, tiềm năng.
6.Tạo lòng trung thành
Nếu bạn đã có lượng khách hàng trung thành, yêu thích Thương hiệu thì bạn nên trân trọng và có những chương trình tri ân rành riêng cho họ. Những khách hàng này sau đó có thể sẵn sàng lên mạng xã hội để viết về bạn, khen bạn khi nói chuyện với bạn bè đồng nghiệp, vô hình chung trở thành đại sứ Thương hiệu của bạn. Duy trì lòng trung thành từ những khách hàng cũ sẽ mang lại cho bạn hiệu quả kinh doanh cao hơn đáng kể.
Đôi khi, chỉ cần một email – tin nhắn cám ơn, một chương trình tri ân khách hàng, và đổi lại hãy yêu cầu họ gửi lại một bài đánh giá – đó chính là những minh chứng cho chất lượng sản phẩm / chất lượng dịch vụ của bạn.
Lòng trung thành là một phần quan trọng trong toàn bộ chiến lược Thương hiệu, đặc biệt là ngành bán lẻ, sản xuất. Một mối quan hệ tích cực giữa bạn và khách hàng, thiết lập mối quan hệ thân thiết và tăng khả năng bán hàng tiếp cho khách hàng cũ.
7.Nhận thức về sự cạnh tranh
Cạnh tranh là một động lực lớn giúp cải thiện chiến lược kinh doanh của bạn, giúp tạo ra những giá trị cao hơn cho Thương hiệu. Có những chiến lược thành công, có một số chiến lược thất bại, vì vậy cần phải định vị Thương hiệu của bạn chính xác dựa trên những kinh nghiệm của đối thủ cùng ngành nghề để có kết quả tốt hơn cho Thương hiệu của bạn.
Có một số chiến lược mà khi nghe qua chúng ta không thấy sự liên quan đến các Thương hiệu khác, nhưng ví dụ TH Truemilk khi mới ra mắt đã đưa ra thông điệp “TH Truemilk – Sữa thật”, vậy các thương hiệu khác đã có trên thị trường thì sao. Trong khi sản phẩm smartphone của Apple có những điểm như: giá thành cao, kích thước màn hình bé, pin liền, nhiều ứng dụng mất phí. Thì đối thủ là Samsung đưa ra các sản phẩm có những ưu điểm: giá rẻ, kích thước màn hình to, pin rời, nhiều ứng dụng miễn phí. Từ đó tạo ra các lợi thế cạnh tranh, nhưng có một điểm Samsung vẫn thua thiệt là ở cảm xúc Thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng.
Chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề Love mark – Trade mark; Thương hiệu yêu thích – Thương hiệu thương mại trong bài viết tiếp theo.
Nếu bạn muốn tư vấn kỹ hơn về các Chiến lược xây dựng Thương hiệu, hay bắt đầu Thiết kế Logo cho mình ngay
Bạn hãy liên hệ tư vấn (miễn phí) theo số hotline: 098 771 2288
Bạn hãy liên hệ tư vấn (miễn phí) theo số hotline: 098 771 2288