Khi không đăng kí bảo hộ thương hiệu logo, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những rủi ro lớn. Vậy, những rủi ro đó là gì? Chúng ta cần phải làm gì để tránh được những mối nguy hại đó. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
1. Mất quyền sở hữu logo
Theo nguyên tắc "nộp đơn đầu tiên" của Luật sở hữu trí tuệ, logo của bạn sẽ được bảo hộ nếu bạn là người nộp đơn đăng kí đầu tiên tại Cục sở hữu trí tuệ.
Logo là tác phẩm mỹ thuật nên sẽ được bảo hộ quyền tác giả theo Luật sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, quyền tác giả chỉ bảo hộ cho logo 1 phần, cụ thể là về hình thức thể hiện, chứ không bảo hộ cho ý tưởng, nội dung hay chức năng. Do đó người khác cũng có thể sao chép logo của bạn và dẫn đến những hệ lụy khó khăn trong quá trình kinh doanh.
2. Bị kiện vì xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Nếu bạn sử dụng logo mà không đăng kí bảo hộ, bạn cũng có thể bị khởi kiện bởi chủ sở hữu hợp pháp của logo đó. Nếu bị kiện xâm phạm quyền sử hữu trí tuệ, bạn có thể gặp khó khăn trong việc chứng minh quyền sở hữu và bảo vệ quyền lợi của mình. Hơn nữa, bạn có thể phải bồi thường thiệt hại, thay đổi logo hoặc thậm chí phải ngừng kinh doanh khi tranh chấp xảy ra.
Trong trường hợp này, bị đơn (người bị kiện) cần chứng minh mình không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và sẽ mất nhiều thời gian, tiền bạc và uy tín khi vướng kiện. Đồng thời, bên phía nguyên đơn (người kiện) cũng cần chứng minh mình là chủ sở hữu hợp pháp của logo và hành vi xâm phạm của bị đơn.
Bởi vậy, hãy đăng kí bảo hộ thương hiệu logo sớm để được bảo vệ tốt nhất. Việc đăng kí không quá phức tạp và chi phí cũng không quá cao, bạn có thể thảm khảo ý kiến luật sư để được tư vấn cụ thể.
3. Mất lợi thế cạnh tranh
Khi không được đăng kí bảo hộ thương hiệu logo, đối thủ có thể sao chép logo và gây mất lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn. Hiện tượng làm hàng giả, hàng nhái hoàn toàn có thể xảy ra, làm ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu. Đây là hiện tượng cực kì phổ biến trong tình hình thị trường cạnh tranh như nay. Cách để hạn chế chỉ có thể là đăng kí bảo hộ thương hiệu logo.
Khi thực hiện đăng kí, logo sẽ trở thành tài sản hợp pháp thuộc quyền sở hữu của bạn được được pháp luật bảo vệ. Khi gặp bất cứ vấn đề gì liên quan đến xâm phạm, làm hàng nhái hàng giả, bạn có thể khởi kiện người sao chép và dành lại sự công bằng trong kinh doanh.
4. Gặp khó khăn trong việc mở rộng kinh doanh
Khi không đăng kí bảo hộ thương hiệu logo, bạn sẽ không có quyền ngăn cấm người khác sử dụng logo của mình. Điều này có thể dẫn đến việc mất uy tín thương hiệu, giảm doanh thu và gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Hơn thế, doanh nghiệp của bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường mới. Bởi nhiều quốc gia yêu cầu sản phẩm phải có thương hiệu đã được đăng kí bảo hộ trước khi được phép nhập khẩu và phân phối. Điều này đã tạo nên rào cản lớn khi doanh nghiệp của bạn muốn mở rộng thị trường ra nước ngoài.
Không chỉ vậy, nó còn hạn chế khả năng thu hút đầu tư. Các nhà đầu tư sẽ e dè khi rót vốn vào các doanh nghiệp không đăng kí bảo hộ thương hiệu logo. Điều này khiến doanh nghiệp mất cơ hội thu hút vốn đầu tư, từ đó kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra còn gây tránh chấp pháp lí và khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu.
5. Mất uy tín và niềm tin của khách hàng
Logo được xem là bộ mặt của mỗi doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng về thương hiệu. Khi logo bị sao chép và sử dụng trái phép, điều này sẽ làm mất đi niềm tin của khách hàng khi họ mua nhầm hàng giả.
Khi không được bảo hộ, khách hàng cũng không có cơ sở để tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, dịch cụ của doanh nghiệp bạn. Họ có thể sẽ nghĩ đến việc doanh nghiệp sử dụng thương hiệu giả mạo hoặc nhái kiểu tạo ra hàng kém chất lượng.
Việc không đăng kí bảo hộ thương hiệu logo có thể gây ấn tượng không tốt với khách hàng, thể hiện doanh nghiệp này thiếu chuyên nghiệp và không đáng tin cậy. Ảnh hưởng mạnh mẽ tới hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp, dẫn đễ mất khách hàng và đối tác tiềm năng.
Lưu ý khi đăng kí bảo hộ thương hiệu logo
Trước khi đăng kí:
- Xác định rõ loại hình thương hiệu muốn bảo hộ: logo, slogan, nhãn hiễu, ….
- Kiểm tra tính khả dụng của thương hiệu:
- Tra cứu trên cổng thông tin Cục sở hữu trí tuệ xem thương hiệu – logo đó được được đăng kí chưa.
- Tham khảo ý kiến luật sư về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để đảm bảo tính khả thi của việc đăng kí
- Chuẩn bị hồ sơ
- Tờ khai đăng kí nhãn hiệu
- Mẫu logo đăng kí (yêu cầu phải thể hiện màu sắc, đường nét thiết kế, hình khối một cách rõ nét, kích thước logo tối đa là 8x8cm và tối thiểu là 2x2cm)
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ
- Chứng từ nộp lệ phí
Trong khi đăng kí:
- Nộp hồ sơ đăng kí tại Cục sở hữu trí tuệ hoặc văn phòng sở hữu trí tuệ địa phương
- Theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ
- Bổ sung giấy tờ liên quan nếu có yêu cầu từ Cục sở hữu trí tuệ
Sau khi đăng kí:
- Nhận Giấy chứng nhận đăng kí thương hiệu logo
- Theo dõi và giám sát việc sử dụng thương hiệu của mình]
- Gia hạn Giấy chứng nhận đăng kí bảo hộ logo sau 10 năm
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tới những điều sau:
- Thương hiệu cần đáp ứng được các điều kiện để được bảo hộ:
- Phải có khả năng phân biệt được với các thương hiệu khác
- Không được vi phạm quyền của người khác
- Không được trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội
- Việc đăng kí bảo hộ thương hiệu chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
- Nếu muốn bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài, bạn cần đăng kí theo quy định của pháp luật nước sở tại.
Tạm kết
Hiện nay bạn có thể tiến hành đăng kí bảo hộ thương hiệu logo với sự hỗ trợ từ nhiều đơn vị Luật uy tín. Với sứ mệnh giúp thương hiệu Việt tỏa sáng, ngoài cung cấp các dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, logo, Adina còn hỗ trợ khách hàng với các dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu để bảo vệ thương hiệu, mang đến sự hài lòng và an tâm cho khách hàng.
Adina đã thành công hỗ trợ nhiều khách hàng đăng kí bảo hộ thương hiệu logo. Nếu bạn đang muốn thiết kế logo và được đăng kí bảo hộ, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn!
*Nguồn: Adina