Chiến lược thương hiệu có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Dưới đây, cùng Adina tìm hiểu ngay 6 yếu tố quan trọng khi xây dựng chiến lược thương hiệu doanh nghiệp nhé!
I. Chiến lược thương hiệu doanh nghiệp là gì?
Chiến lược thương hiệu doanh nghiệp là một kế hoạch toàn diện nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu một cách hiệu quả. Từ đó doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh, tạo dựng vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Hay hiểu một cách đơn giản, chiến lược thương hiệu doanh nghiệp sẽ trả lời các câu hỏi: Thương hiệu của bạn là gì? Khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Bạn muốn định vị thương hiệu của mình như thế nào? Muốn khách hàng cảm nhận thương hiệu của bạn ra sao? Bạn làm gì để đạt được mục tiêu thương hiệu của mình?
Chiến lược thương hiệu doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong kinh doanh. Một chiến lược thương hiệu tốt sẽ giúp tăng nhận thức doanh nghiệp, tạo dựng lòng tin với khách hàng, thu hút, giữ chân khách hàng, tăng lợi thế cạnh tranh, từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận.
II. 6 yếu tố của chiến lược thương hiệu doanh nghiệp
Chiến lược thương hiệu doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu, cảm xúc của người tiêu dùng. Thương hiệu không chỉ là sản phẩm, tên doanh nghiệp, website hay logo, mà thương hiệu là tất cả những yếu tố đó và hơn thế nữa. Khi nhắc đến thương hiệu, rất khó để định hình rõ ràng nhưng lại có sức mạnh rất lớn.
Chiến lược thương hiệu được coi là nghệ thuật kinh doanh. Bao gồm 6 yếu tố quan trọng sau:
1. Mục tiêu - yếu tố hàng đầu trong chiến lược thương hiệu doanh nghiệp
Mục tiêu được coi là kim chỉ nam định hướng cho mọi hoạt động trong chiến lược thương hiệu doanh nghiệp. Việc xác định mục tiêu rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp:
- Tập trung nguồn lực, ưu tiên những hoạt động mang hiệu quả cho mục tiêu đề ra.
- Có thể đo lường kết quả và dễ dàng theo dõi tiến độ thực hiện, đánh giá hiệu quả của chiến lược.
- Kịp thời điều chỉnh chiến lược khi các hoạt động không mang lại hiệu quả hoặc đi sai hướng với mục tiêu đề ra.
Vậy làm sao để xác định mục tiêu trong chiến lược thương hiệu doanh nghiệp? Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất, bởi vậy cần dành nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu, bắt đầu từ giá trị cốt lõi, sứ mệnh, tầm nhìn đến tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh, và cả nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
Khi xác định mục tiêu, luôn phải đảm bảo mục tiêu đạt theo mô hình SMART: Smart (Cụ thể) - Measurable (Có thể đo lường được) - Achievable (Có thể đạt được) - Realistic (Thực tế) - Time bond (Có khung thời gian cụ thể). Và hơn hết, mục tiêu cần phải phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp, bao gồm tài chính, nhân sự, kỹ thuật.
2. Tính nhất quán
Chìa khóa của sự nhất quán là không truyền tải bất cứ điều gì không liên quan hoặc không có giá trị nâng cao thương hiệu của bạn. Khi bạn thêm một bài viết mới trên Facebook của doanh nghiệp mình, bài viết đó về gì? Có phù hợp với thông điệp hay cá tính thương hiệu của bạn không? Điều này rất quan trọng đó nhé!
Hãy xem một ví dụ cho sự nhất quán của Vinamilk. Với sự nhất quán, các yếu tố tiếp thị của thương hiệu đều hài hòa với nhau. Điều này khiến Vinamilk trở thành một trong những thương hiệu dễ nhận biết nhất tại Việt Nam.
Sự nhất quán khi xây dựng thương hiệu của Vinamilk - chiến lược thương hiệu doanh nghiệp
3. Cảm xúc - yếu tố cần chú ý trong chiến lược thương hiệu doanh nghiệp
Có một sự thật rằng, không phải khách hàng nào cũng mua hàng bằng lí trí. Bạn có lí giải được tại sao chị em phụ nữ lại rất thích mua đồ online mặc dù mua về chưa chắc đã sử dụng? Chắc hẳn ở các sàn thương mại điện tử đã có một "thông điệp ngầm" được truyền đi một cách thì thầm rằng: "hãy mua đi, nếu không sẽ bỏ lỡ mất giá này đó".
Các sàn thương mại điện tử đã dần hình thành nên thói quen mua sắm online ở chúng ta. Nhưng giữa các sàn thương mại điện tử, bạn sẽ chọn nơi nào nếu bạn muốn mua sản phẩm giá rẻ, hay có deal hời? Chắc chắn bạn sẽ nghĩ tới Shopee đúng không nào? Về khía cạnh giá cả, Shopee vượt trội hẳn so với các đối thủ khác. Khách hàng cực kì thích thú khi được giảm giá vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của họ mà.
Cảm xúc là yếu tố quan trong của chiến lược thương hiệu doanh nghiệp
Bài học ở đây là hãy tìm cách kích hoạt các cảm xúc ngầm của khách hàng, khiến họ cảm thấy được thỏa mãn, dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng.
4 Linh hoạt
Môi trường kinh doanh luôn thay đổi và ngày càng cạnh tranh hơn. Bởi vậy sự linh hoạt vô cùng quan trong để doanh nghiệp có thể thích ứng nhanh chóng, nắm bắt cơ hội và duy trì lợi thế cạnh tranh.
Bạn cần sẵn sàng điều chỉnh chiến lược thương hiệu doanh nghiệp của mình khi cần thiết. Hãy thay đổi dựa trên phản hồi của thị trường, hành vi của khách hàng và xu hướng mới. Đặc biệt, cần tranh bị ràng buộc bởi các nguyên tắc cứng nhắc.
Một ví dụ điển hình như Apple đã vô cùng linh hoạt khi xây dựng thương hiệu. Muốn hướng tới trở thành thương hiệu hàng đầu về công nghệ, Apple đã sẵn sàng từ bỏ các sản phẩm không hiệu quả. iPod là một trong số đó. iPod từng là biểu tượng của ngành công nghiệp âm nhạc di động, tuy nhiên nó dẫn mất đi vị thế sau sự ra đời của iPhone và sự phổ biến của các dịch vụ nghe nhạc trực tuyến như Spotify, Apple Music. Do đó, Apple đã chính thức ngừng sản xuất iPod Classic vào năm 2014 và iPod Touch vào năm 2022.
Chiến lược xây dựng thương hiệu doanh nghiệp của Apple
Ngoài ra, Apple cũng đã ngừng sản xuất một số phụ kiện và adapter khác do lỗi kỹ thuật hoặc thay đổi chiến lược kinh doanh. Việc Apple khai tử một số sản phẩm nhất định là điều khó tránh khỏi trong quá trình phát triển và đổi mới của công ty. Tuy nhiên, Apple luôn nỗ lực để mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất với sản phẩm và dịch vụ của họ. Đó cũng là cách mà họ muốn khách hàng cảm nhận về thương hiệu của mình.
5. Lòng trung thành
Lòng trung thành là một phần quan trọng trong chiến lược thương hiệu doanh nghiệp, đặc biệt nó sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình bán hàng.
Nếu thương hiệu của bạn đã được đông đảo khách hàng biết đến và yêu quý, đừng chỉ dừng lại ở đó. Hãy tiếp tục đồng hành cùng họ và thể hiện sự trân trọng với tình cảm họ đã dành cho thương hiệu. Bởi mỗi khách hàng đó chính là một đại sứ thương hiệu của bạn, họ sẽ giới thiệu thương hiệu của bạn tới bạn bè, người thân.
Bởi vậy, chúng ta cần xây dựng lòng trung thành từ những khách hàng này ngay từ đầu và sau đó có thể thu hút được thêm nhiều khách hàng mới, từ đó tăng doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn.
Lòng trung thành của khách hàng - một trong những yếu tố quan trọng của chiến lược xây dựng thương hiệu doanh nghiệp
Đôi khi chỉ cần một lời cảm ơn cũng khiến khách hàng cảm thấy họ được trân quý. Tuy nhiên, bạn hãy có những hoạt động thú vị hơn như vậy trong chiến lược thương hiệu doanh nghiệp. Ví dụ như: Tặng voucher tri ân vào dịp sinh nhật, hay kỉ niệm của thương hiệu, gửi thư cảm ơn được cá nhân hóa và yêu cầu họ đánh giá và giới thiệu sản phẩm của bạn trên website hoặc sàn thương mại điện tử.
6. Nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh
Có rất nhiều doanh nghiệp đang cùng kinh doanh một sản phẩm và hướng đến cùng đối tượng khách hàng mục tiêu với doanh nghiệp của bạn? Bởi vây, bạn cần liên tục theo dõi xem họ đang làm gì, các chiến lược thành công của họ như thế nào? hay cả các sai lầm của họ?
Dựa trên những nghiên cứu về thành công và thất bại của đối thủ cạnh tranh, bạn có thể điều chỉnh chiến lược thương hiệu doanh nghiệp để cải thiện hiệu quả. Ngoài ra, bạn nên nghiên cứu thêm về các chiến lược cạnh tranh, kết hợp cùng chiến lược thương hiệu để giúp doanh nghiệp của bạn nâng cao lợi thế cạnh tranh và nhanh chóng giành được vị trí dẫn đầu thị trường.
Kết luận
Chiến lược thương hiệu doanh nghiệp là một việc không dễ dàng trong một thị trường bão hòa. Đây là nền tảng quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp trong thời đại ngày nay. Do đó mỗi doanh nghiệp cần đầu tư xây dwungj và thực hiện chiến lược thương hiệu hiệu quả để tạo dựng vị thế cạnh tranh vững chắc và đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
Nguồn: Adina