Thấu hiểu tâm lý khách hàng khi mua hàng sẽ là một công cụ mạnh mẽ cho doanh nghiệp để tăng doanh số và lợi nhuận. Trong bài viết này, Adina đã khám phá ra một số yếu tố chính ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng khi mua hàng và chia sẻ tới bạn một số cách để có thể khai thác hiệu quả cảm xúc mua sắm từ khách hàng.
Sức mạnh của cảm xúc khi mua sắm
Thông thường, khi đưa ra quyết định mua sắm, người tiêu dùng sẽ dựa theo cảm xúc nhiều hơn lý trí. Điều này đã được chứng minh qua các nghiên cứu của Gullup.
Như vậy, vấn đề hiện tại mà doanh nghiệp cần đối diện là cần xây dựng mối quan hệ cảm xúc tích cực giữa thương hiệu với khách hàng mục tiêu.
Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần xây dựng cá tính thương hiệu phù hợp với khách hàng. Khi doanh nghiệp có cá tính thương hiệu rõ ràng và nhất quán, nó có thể tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ và lâu dài, từ đó khách hàng sẽ cảm thấy gắn kết, tin tưởng và trung thành với thương hiệu.
Sự kết nối cảm xúc này sẽ giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng và duy trì mối quan hệ lâu dài với họ.
Tận dụng mạng xã hội điều hướng tâm lý khách hàng khi mua hàng
Một yếu tố quan trọng khác có ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng khi mua hàng, đó là mạng xã hội. Những comment, bài post, video trên mạng xã hội chính là công cụ để khách hàng biết đến thương hiệu của bạn, tuy nhiên có thể theo cách tích cực hoặc tiêu cực.
Người sử dụng mạng xã hội sẽ có khả năng tin tưởng và làm theo hành động của người khác. Sự tương tác trực tiếp với thương hiệu qua kênh mạng xã hội có thể tạo cảm giác được quan tân và coi trọng đối với người tiêu dùng, đặc biệt khi các thương hiệu phản hồi họ một cách nhanh chóng và chân thành. Những chiến dịch truyền thông mạnh mẽ hoặc các thông điệp cảm xúc có thể lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, tạo ra những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ trong cộng đồng.
Có thể thấy, mạng xã hội không chỉ là kênh giao tiếp và giải trí, đó còn là công cụ mạnh mẽ ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng khi mua hàng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trải nghiệm và quyết định mua hàng của họ.
Sự khan hiếm ảnh hưởng mạnh mẽ tới tâm lý khách hàng khi mua hàng
Sự khan hiếm cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng khi mua hàng và quyết định mua của họ. Khi một sản phẩm khan hiếm, có nguồn cung hạn chế, tâm lý khách hàng khi mua hàng lúc này sẽ là khao khát được sở hữu sản phẩm đó.
Sự khan hiếm còn làm tăng giá trị cảm nhận của sản phẩm và dịch vụ, khiến khách hàng cảm thấy nó đặc biệt hoặc có giá trị hơn. Chính điều này cũng tạo nên hiệu ứng FOMO (Fear of missing out) trong tâm lý khách hàng khi mua hàng, họ sẽ có xu hướng cảm thấy áp lực phải mua ngay để không bỏ lỡ cơ hội. Từ đó thúc đẩy quyết định mua hàng nhanh chóng hơn.
Khi sản phẩm hoặc dịch vụ chỉ có sẵn cho một số ít người, khách hàng có thể cảm thấy họ đang sở hữu một thứ gì đó đặc biệt, hiếm có, tăng cường cảm giác độc quyền và niềm tự hào khi sở hữu. Việc kết hợp sự khan hiếm vào chiến lược tiếp thị của bạn sẽ là một cách hiệu quả để tăng doanh số và thúc đẩy chuyển đổi.
Bạn có thể tạo ra sự khan hiếm bằng cách giới hạn số lượng sản phẩm với phiên bản giới hạn (Limited Edition), chỉ sản xuất một số lượng sản phẩm nhỏ và thông báo rõ ràng về số lượng này. Hoặc giới hạn thời gian bán hàng bằng cách khuyến mãi theo thời gian (Flash Sale) – cung cấp ưu đãi đặc biệt trong thời gian ngắn hoặc chỉ áp dụng giảm giá trong một thời gian cụ thể như 1 ngày, 1 tuần. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số cách để tạo nên sự khan hiếm như:
Giới hạn quyền tiếp cận – chỉ những người là thành viên đã đăng ký thì mới có thể mua sản phẩm hoặc chỉ mời số lượng khách hàng nhất định tham gia sự kiện mua sắm đặc biệt.
Thông báo tình trạng còn hàng – hiển thị số lượng còn lại trên website để tạo cảm giác cấp bách, hoặc thông báo hết hàng để thúc đẩy quyết định mua nhanh hơn.
Tổ chức sự kiện ra mắt độc quyền – tạo sự tò mò trong tâm lý khách hàng khi mua hàng
Truyền thông về sự khan hiếm, sử dụng chiến dịch quảng cáo, thông báo trên mạng xã hội, email để nhấn mạnh tính khan hiếm của sản phẩm.
Lưu ý: Việc tạo cảm giác khan hiếm cần được thực hiện một cách chân thực và minh bạch. Sự giả tạo hoặc thiếu trung thực có thể gây mất niềm tin của sản phẩm.
Niềm tin nâng cao cảm xúc khách hàng, quyết định nhanh hơn
Niềm tin là yếu tố cực kì quan trọng và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý khách hàng khi mua hàng. Người tiêu dùng có xu hướng mua sản phẩm từ doanh nghiệp mà họ tin tưởng. Niềm tin này đã được tạo dựng từ trước đó với các hoạt động của doanh nghiệp như: sự minh bạch trong thông tin, trách nhiệm xã hội, chất lượng sản phẩm tốt, chăm sóc khách hàng tận tâm,…
Doanh nghiệp cũng cần tập trung xây dựng niềm tin và lòng trung thành với khách hàng bằng chính chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Xây dựng niềm tin là một quá trình liên tục đòi hỏi sự chăm sóc và đầu tư, nhưng đây sẽ là một bàn đạp lớn tạo cơ hội vững chắc cho sự thành công lâu dài trong kinh doanh cho doanh nghiệp của bạn.
Theo Adina!