Thứ Tư, 31 tháng 7, 2024

6 yếu tố cần có trong thiết kế bao bì trà ấn tượng




Bao bì trà không chỉ đơn thuần là vật dụng bảo vệ sản phẩm mà còn là một phần quan trọng trong việc truyền tải giá trị thương hiệu và thu hút khách hàng. Việc thiết kế bao bì trà và sử dụng bao bì phù hợp có thể giúp tăng cường sự thành công của sản phẩm trên thị trường.

Các yếu tố cần có trong thiết kế bao bì trà ấn tượng

1. Thiết kế bao bì trà hấp dẫn, phù hợp với thương hiệu

Để bao bì mang tính thương mại, giúp tăng lợi nhuận thì trên đó phải thể hiện rõ ràng giá trị thương hiệu trà của bạn. Màu sắc, hình ảnh, font chứ phù hợp với thông điệp mà bạn muốn gửi đến khách hàng.

Trước khi bắt tay vào thiết kế, bạn cần nghiên cứu kỹ về thương hiệu trà, bao gồm định hướng của thương hiệu, giá trị cốt lõi, mục tiêu thị trường, cảm nhận của khách hàng khi nhìn vào sản phẩm. Đồng thời xác định USP (Unique Selling Point) – điểm nổi bật của sản phẩm để thể hiện trên bao bì.

Hãy tạo điểm nhấn đặc biệt cho thiết kế bao bì trà bằng cách thêm các chi tiết đặc biệt như hình ảnh về quy trình chế biến trà, câu chuyện về nguồn gốc sản phẩm,…

2. Thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên


Làm sao để có thể thu hút khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên? Câu hỏi thật khiến các nhà kinh doanh phải đau đầu trả lời.

Vậy cái đầu tiên khách hành nhìn thấy là gì? Chính là bao bì. Bởi vậy cần thiết kế bao bì sản phẩm thật nổi bật khiến người tiêu dùng muốn nhìn vào và quan tâm đến sản phẩm này.

Thiết kế bao bì trà ấn tượng có thể bao gồm hình ảnh trà, các yếu tố tự nhiên, hoa văn phù hợp để tạo ấn tượng mạnh mẽ. Đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng hình ảnh, bạn cần chọn lọc các hình ảnh có chất lượng cao, truyền tait sự tinh tế và điểm nổi bật của sản phẩm.

Hình minh họa đảm bảo rõ nét về loại trà, cách thức sử dụng để giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết và quyết định mua hàng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể phá cách làm nổi bật chính mình bằng cách thay đổi hình dáng bao bì, khác hẳn so với hình dáng bao bì truyền thống.

3. Chất liệu và chất lượng in ấn cao cấp

Bạn có thể lựa chọn các loại chất liệu khi thiết kế bao bì trà như:

GIấy Craft: thân thiện với môi trường, độ bền cao, phù hợp với các sản phẩm trà hữu cơ tự nhiên

Giấy PE: có tính năng chống thấm tốt, bảo vệ trà khỏi độ ẩm, phù hợp với các sản phẩm trà cao cấp.

Nhựa PET hoặc PP: có tính bền vững, chống ẩm, bảo vệ tốt cho hương vị trà, có thể để trong suốt để khách hàng dễ dàng nhìn thấy sản phẩm bên trong

Nhựa sinh học: thân thiện với môi trường, dễ phân hủy

Hộp thiếc: có khả năng chống ánh sáng, chống ẩm tốt, bảo quản trà lâu dài, tạo cảm giác sang trọng, cao cấp

Túi vải: tạo cảm giác thân thiện, tự nhiên, có thể tái sử dụng.

Tiếp theo, bạn cần lưu ý đến chất lượng in ấn để đảm bảo mang đến thị trường sản phẩm hoàn hảo nhất.

Bạn có thể chọn in offset phù hợp cho các đơn hàng số lượng lớn, chất lương in cao với màu sắc chân thực. Hoặc chọn in kỹ thuật số đối với các đơn hàng số lượng nhỏ, linh hoạt về thiết kế và thời gian in ấn.

Khi tiến hành in thiết kế bao bì trà, bạn cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, hình ảnh, chữ viết rõ ràng, sắc nét, có thể sử dụng lớp phủ bóng hoặc nhám để bảo vệ mặt in, tăng tính thẩm mỹ và có độ bền cao.

Thêm một điều cần ghi nhớ, hãy luôn yêu cầu mẫu thử trước khi in hàng loạt để kiểm tra chất lượng in và độ phù hợp của chất liệu. Kiểm tra kỹ màu sắc, in ra đúng như mong muốn bằng cách sử dụng hệ thống kiểm tra màu sắc chuyên nghiệp.

Chú ý: Nên sử dụng các chất liệu tái chế dễ phân hủy để bảo vệ môi trường.

4. Thông tin rõ ràng trên thiết kế bao bì trà

Khi thiết kế bao bì trà, bạn cần phân loại thông tin một cách khoa học. Bao gồm: thông tin chính và thông tin phụ. Thông tin chính sẽ có tên sản phẩm, logo thương hiệu, một số từ khóa chính về sản phẩm. Thông tin phụ sẽ có thành phần, ngày sản xuất, hạn sử dụng, mã vạch, các chứng nhận chất lượng, trình bày rõ ràng những không lấn át thông tin chính.

Với các thông tin sản phẩm trà, bạn nên sử dụng font chữ rõ ràng, dễ đọc, tránh dùng font chữ cầu kỳ hoặc phức tạp, kích thước chữ phù hợp. Với thông tin quan trọng nên sử dụng kích thước chữ lớn hơn, dễ đọc từ xa, thông tin chi tiết có thể dùng kích thước nhỏ hơn nhưng vẫn đảm bảo đọc được.

Về bố cục, hãy chia đều thông tin trên bao bì một cách cân đối, tránh tình trạng một phần quá dày đặc thông tin trong khi phần khác lại bị trống. Có thể tận dụng không gian trắng tạo khoảng trống giữa các khối thông tin để làm bao bì thông thoáng và dễ nhìn hơn.

Ngoài ra, trên bao bì cần có thêm slogan, thông tin liên hệ như địa chỉ, số điện thoại, website hoặc mã QR để khách hàng dễ dàng tìm hiểu hoặc liên hệ khi cần.

5. Phản ánh chính xác giá trị thương hiệu

Bạn cần hiểu rõ giá trị cốt lõi, đối tượng khách hàng để thiết kế phù hợp với sở thích và nhu cầu của họ.

Logo nên được đặt ở vị trí dễ nhìn trên bao bì, rõ ràng, dễ nhận diện, phản ánh đúng tinh thần của thương hiệu.

Sử dụng bao bì để kể câu chuyện về nguồn gốc và giá trị của thương hiệu. Điều này giúp tạo nên sự kết nối cảm xúc giữa sản phẩm và thương hiệu.

6. Thiết kế bao bì trà độc đáo và dễ nhận biết

Thiết kế bao bì trà độc đáo và dễ nhận biết sẽ giúp doanh nghiệp đạt nhiều lợi ích:

Tăng sự chú ý và thu hút khách hàng

Xây dựng và củng cố thương hiệu giúp khách hàng nhanh chóng nhận ra sản phẩm trà của bạn giữa hàng loạt nhãn hàng khác.

Tạo trải nghiệm khách hàng tích cực

Khuyến khích người tiêu dùng mua hàng khi họ đang phân vân giữa nhiều lựa chọn, từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Bao bì đẹp cũng chính là một công cụ quảng cáo hiệu quả, thu hút sự chú ý trên các kênh truyền thông xã hội và các chiến dịch marketing.

Tìm đơn vị thiết kế bao bì trà ấn tượng, uy tín ở đâu?

Thiết kế bao bì trà là 1 khoản đầu tư quan trọng cho bất kì thương hiệu nào muốn tăng lợi nhuận. bởi vật, một trong những bước đầu xây dựng thương hiệu cần phải làm là thiết kế bao bì trà.

Bạn có thể hợp tác với các đơn vị thiết kế bao bì uy tín để tạo cho mình một thiết kế bao bì trà ấn tượng. Adina tự hào là đơn vị thiết kế bao bì với đội ngũ kinh nghiệm dày dặn, đã thực hiện hàng ngàn dự án, đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình xây dựng thương hiệu. Liên hệ ngay để nhận tư vấn!


Tham khảo các mẫu bao bì trà ấn tượng tại dây!

Theo Adina

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2024

8 Lưu Ý Để Nâng Cao Trải Nghiệm Khách Hàng Cho Ngành FMCG

Theo thống kê, 86% người tiêu dùng từ bỏ một thương hiệu do trải nghiệm kém. Bởi vậy, việc nâng cao trải nghiệm khách hàng là cực kì cấp thiết, đặc biệt đối với ngành FMCG.

Dưới đây hãy cùng tìm hiểu 8 lưu ý để nâng cao trải nghiệm khách hàng cho ngành FMCG nhé!

1. Lắng nghe khách hàng

Hãy luôn tận dụng những phản hồi của khách hàng, đây chính là nguồn dữ liệu hữu ích để giúp bạn phân tích và nghiên cứu ra cách để nâng cao trải nghiệm khách hàng. 

Bạn có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau, phổ biến như: khảo sát, đặt câu hỏi về trải nghiệm để xác định khách hàng nghĩ gì về sản phẩm và thương hiệu.



2. Thấu hiểu khách hàng

Khi phân tích các phản hổi của khách hàng, doanh nghiệp FMCG có thể hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng. Từ đó đưa ra các trải nghiệm phù hợp với từng phân khúc khách hàng mục tiêu.



3. Vẽ sơ đồ hành trình khách hàng

Các doanh nghiệp cần vẽ ra hành trình từ khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực tế. Xác định tất cả các điểm tiếp xúc, điểm yếu và hành động khác nhau ảnh hưởng đến quyết định mua hàng



4. Tối ưu hóa trải nghiệm tại điểm bán hàng

Điểm bán hàng có vai trò then chốt trong việc thu hút và giữ chân khách hàng, đặc biệt trong ngành bán lẻ FMCG.

Bạn cần đảm bảo về thiết kế, cách bố trí cửa hàng, hiển thị sản phẩm và thái độ nhân viên bán hàng để đảm bảo mọi trải nghiệm của khách hàng tại điểm bán thoải mái nhất có thể.



5. Thiết kế bao bì sản phẩm sáng tạo 

Khi thiết kế bao bì sản phẩm, luôn đảm bảo trên bao bì cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm, bao gồm tên sản phẩm, logo thương hiệu, thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng và thông tin bảo quản.

Tập trung tạo tương tương giữa doanh nghiệp và khách hàng qua bao bì.



6. Nâng cao trải nghiệm sau khi mua sản phẩm

Trải nghiệm khách hàng không chỉ dừng lại ở điểm bán. Vậy nên bạn hãy triển khai các chương trình tri ân khách hàng để thể hiện sự trân trọng và khuyến khích khách hàng gắn bó lâu dài với thương hiệu

7. Áp dụng công nghệ hiện đại

Có thể sử dụng chatbot để tư vấn và hỗ trợ 24/7 và các công cụ AI phân tích dữ liệu.



8. Đo lường và theo dõi hiệu quả của chiến lược trải nghiệm khách hàng

Doanh nghiệp cần đo lường các chỉ số như: mức độ hài lòng của khách hàng, tỷ lệ giữ chân khách hàng để đánh giá hiệu quả của các chiến lược nâng cao trải nghiệm khách hàng. Phân tích các dữ liệu để theo dõi hiệu quả các chiến lược CX.

Nguồn: Adina

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2024

6 Yếu Tố Quan Trọng Khi Xây Dựng Chiến Lược Thương Hiệu Doanh Nghiệp

Chiến lược thương hiệu có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Dưới đây, cùng Adina tìm hiểu ngay 6 yếu tố quan trọng khi xây dựng chiến lược thương hiệu doanh nghiệp nhé!

I. Chiến lược thương hiệu doanh nghiệp là gì?

Chiến lược thương hiệu doanh nghiệp là một kế hoạch toàn diện nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu một cách hiệu quả. Từ đó doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh, tạo dựng vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Hay hiểu một cách đơn giản, chiến lược thương hiệu doanh nghiệp sẽ trả lời các câu hỏi: Thương hiệu của bạn là gì? Khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Bạn muốn định vị thương hiệu của mình như thế nào? Muốn khách hàng cảm nhận thương hiệu của bạn ra sao? Bạn làm gì để đạt được mục tiêu thương hiệu của mình?

Chiến lược thương hiệu doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong kinh doanh. Một chiến lược thương hiệu tốt sẽ giúp tăng nhận thức doanh nghiệp, tạo dựng lòng tin với khách hàng, thu hút, giữ chân khách hàng, tăng lợi thế cạnh tranh, từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận.

II. 6 yếu tố của chiến lược thương hiệu doanh nghiệp

Chiến lược thương hiệu doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu, cảm xúc của người tiêu dùng. Thương hiệu không chỉ là sản phẩm, tên doanh nghiệp, website hay logo, mà thương hiệu là tất cả những yếu tố đó và hơn thế nữa. Khi nhắc đến thương hiệu, rất khó để định hình rõ ràng nhưng lại có sức mạnh rất lớn.

Chiến lược thương hiệu được coi là nghệ thuật kinh doanh. Bao gồm 6 yếu tố quan trọng sau:

1. Mục tiêu - yếu tố hàng đầu trong chiến lược thương hiệu doanh nghiệp

Mục tiêu được coi là kim chỉ nam định hướng cho mọi hoạt động trong chiến lược thương hiệu doanh nghiệp. Việc xác định mục tiêu rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp:

  • Tập trung nguồn lực, ưu tiên những hoạt động mang hiệu quả cho mục tiêu đề ra.
  • Có thể đo lường kết quả và dễ dàng theo dõi tiến độ thực hiện, đánh giá hiệu quả của chiến lược.
  • Kịp thời điều chỉnh chiến lược khi các hoạt động không mang lại hiệu quả hoặc đi sai hướng với mục tiêu đề ra.

Vậy làm sao để xác định mục tiêu trong chiến lược thương hiệu doanh nghiệp? Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất, bởi vậy cần dành nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu, bắt đầu từ giá trị cốt lõi, sứ mệnh, tầm nhìn đến tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh, và cả nhu cầu của khách hàng mục tiêu.

Khi xác định mục tiêu, luôn phải đảm bảo mục tiêu đạt theo mô hình SMART: Smart (Cụ thể) - Measurable (Có thể đo lường được) - Achievable (Có thể đạt được) - Realistic (Thực tế) - Time bond (Có khung thời gian cụ thể). Và hơn hết, mục tiêu cần phải phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp, bao gồm tài chính, nhân sự, kỹ thuật.

2. Tính nhất quán

Chìa khóa của sự nhất quán là không truyền tải bất cứ điều gì không liên quan hoặc không có giá trị nâng cao thương hiệu của bạn. Khi bạn thêm một bài viết mới trên Facebook của doanh nghiệp mình, bài viết đó về gì? Có phù hợp với thông điệp hay cá tính thương hiệu của bạn không? Điều này rất quan trọng đó nhé!

Hãy xem một ví dụ cho sự nhất quán của Vinamilk. Với sự nhất quán, các yếu tố tiếp thị của thương hiệu đều hài hòa với nhau. Điều này khiến Vinamilk trở thành một trong những thương hiệu dễ nhận biết nhất tại Việt Nam.

Sự nhất quán khi xây dựng thương hiệu của Vinamilk - chiến lược thương hiệu doanh nghiệp 
Sự nhất quán khi xây dựng thương hiệu của Vinamilk - chiến lược thương hiệu doanh nghiệp

3. Cảm xúc - yếu tố cần chú ý trong chiến lược thương hiệu doanh nghiệp

Có một sự thật rằng, không phải khách hàng nào cũng mua hàng bằng lí trí. Bạn có lí giải được tại sao chị em phụ nữ lại rất thích mua đồ online mặc dù mua về chưa chắc đã sử dụng? Chắc hẳn ở các sàn thương mại điện tử đã có một "thông điệp ngầm" được truyền đi một cách thì thầm rằng: "hãy mua đi, nếu không sẽ bỏ lỡ mất giá này đó".

Các sàn thương mại điện tử đã dần hình thành nên thói quen mua sắm online ở chúng ta. Nhưng giữa các sàn thương mại điện tử, bạn sẽ chọn nơi nào nếu bạn muốn mua sản phẩm giá rẻ, hay có deal hời? Chắc chắn bạn sẽ nghĩ tới Shopee đúng không nào? Về khía cạnh giá cả, Shopee vượt trội hẳn so với các đối thủ khác. Khách hàng cực kì thích thú khi được giảm giá vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của họ mà.

Cảm xúc là yếu tố quan trong của chiến lược thương hiệu doanh nghiệp 
Cảm xúc là yếu tố quan trong của chiến lược thương hiệu doanh nghiệp

Bài học ở đây là hãy tìm cách kích hoạt các cảm xúc ngầm của khách hàng, khiến họ cảm thấy được thỏa mãn, dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng.

4 Linh hoạt

Môi trường kinh doanh luôn thay đổi và ngày càng cạnh tranh hơn. Bởi vậy sự linh hoạt vô cùng quan trong để doanh nghiệp có thể thích ứng nhanh chóng, nắm bắt cơ hội và duy trì lợi thế cạnh tranh.

Bạn cần sẵn sàng điều chỉnh chiến lược thương hiệu doanh nghiệp của mình khi cần thiết. Hãy thay đổi dựa trên phản hồi của thị trường, hành vi của khách hàng và xu hướng mới. Đặc biệt, cần tranh bị ràng buộc bởi các nguyên tắc cứng nhắc.

Một ví dụ điển hình như Apple đã vô cùng linh hoạt khi xây dựng thương hiệu. Muốn hướng tới trở thành thương hiệu hàng đầu về công nghệ, Apple đã sẵn sàng từ bỏ các sản phẩm không hiệu quả. iPod là một trong số đó. iPod từng là biểu tượng của ngành công nghiệp âm nhạc di động, tuy nhiên nó dẫn mất đi vị thế sau sự ra đời của iPhone và sự phổ biến của các dịch vụ nghe nhạc trực tuyến như Spotify, Apple Music. Do đó, Apple đã chính thức ngừng sản xuất iPod Classic vào năm 2014 và iPod Touch vào năm 2022.

Chiến lược xây dựng thương hiệu doanh nghiệp của Apple 
Chiến lược xây dựng thương hiệu doanh nghiệp của Apple

Ngoài ra, Apple cũng đã ngừng sản xuất một số phụ kiện và adapter khác do lỗi kỹ thuật hoặc thay đổi chiến lược kinh doanh. Việc Apple khai tử một số sản phẩm nhất định là điều khó tránh khỏi trong quá trình phát triển và đổi mới của công ty. Tuy nhiên, Apple luôn nỗ lực để mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất với sản phẩm và dịch vụ của họ. Đó cũng là cách mà họ muốn khách hàng cảm nhận về thương hiệu của mình.

5. Lòng trung thành

Lòng trung thành là một phần quan trọng trong chiến lược thương hiệu doanh nghiệp, đặc biệt nó sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình bán hàng.

Nếu thương hiệu của bạn đã được đông đảo khách hàng biết đến và yêu quý, đừng chỉ dừng lại ở đó. Hãy tiếp tục đồng hành cùng họ và thể hiện sự trân trọng với tình cảm họ đã dành cho thương hiệu. Bởi mỗi khách hàng đó chính là một đại sứ thương hiệu của bạn, họ sẽ giới thiệu thương hiệu của bạn tới bạn bè, người thân.

Bởi vậy, chúng ta cần xây dựng lòng trung thành từ những khách hàng này ngay từ đầu và sau đó có thể thu hút được thêm nhiều khách hàng mới, từ đó tăng doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn. 

Lòng trung thành của khách hàng - một trong những yếu tố quan trọng của chiến lược xây dựng thương hiệu doanh nghiệp
Lòng trung thành của khách hàng - một trong những yếu tố quan trọng của chiến lược xây dựng thương hiệu doanh nghiệp

Đôi khi chỉ cần một lời cảm ơn cũng khiến khách hàng cảm thấy họ được trân quý. Tuy nhiên, bạn hãy có những hoạt động thú vị hơn như vậy trong chiến lược thương hiệu doanh nghiệp. Ví dụ như: Tặng voucher tri ân vào dịp sinh nhật, hay kỉ niệm của thương hiệu, gửi thư cảm ơn được cá nhân hóa và yêu cầu họ đánh giá và giới thiệu sản phẩm của bạn trên website hoặc sàn thương mại điện tử.

6. Nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh

Có rất nhiều doanh nghiệp đang cùng kinh doanh một sản phẩm và hướng đến cùng đối tượng khách hàng mục tiêu với doanh nghiệp của bạn? Bởi vây, bạn cần liên tục theo dõi xem họ đang làm gì, các chiến lược thành công của họ như thế nào? hay cả các sai lầm của họ? 

Dựa trên những nghiên cứu về thành công và thất bại của đối thủ cạnh tranh, bạn có thể điều chỉnh chiến lược thương hiệu doanh nghiệp để cải thiện hiệu quả. Ngoài ra, bạn nên nghiên cứu thêm về các chiến lược cạnh tranh, kết hợp cùng chiến lược thương hiệu để giúp doanh nghiệp của bạn nâng cao lợi thế cạnh tranh và nhanh chóng giành được vị trí dẫn đầu thị trường.

Kết luận

Chiến lược thương hiệu doanh nghiệp là một việc không dễ dàng trong một thị trường bão hòa. Đây là nền tảng quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp trong thời đại ngày nay. Do đó mỗi doanh nghiệp cần đầu tư xây dwungj và thực hiện chiến lược thương hiệu hiệu quả để tạo dựng vị thế cạnh tranh vững chắc và đạt được mục tiêu phát triển bền vững.






Nguồn: Adina

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2024

5 RỦI RO KHI DOANH NGHIỆP KHÔNG ĐĂNG KÍ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU

Khi không đăng kí bảo hộ thương hiệu logo, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những rủi ro lớn. Vậy, những rủi ro đó là gì? Chúng ta cần phải làm gì để tránh được những mối nguy hại đó. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

1. Mất quyền sở hữu logo

Theo nguyên tắc "nộp đơn đầu tiên" của Luật sở hữu trí tuệ, logo của bạn sẽ được bảo hộ nếu bạn là người nộp đơn đăng kí đầu tiên tại Cục sở hữu trí tuệ.

Logo là tác phẩm mỹ thuật nên sẽ được bảo hộ quyền tác giả theo Luật sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, quyền tác giả chỉ bảo hộ cho logo 1 phần, cụ thể là về hình thức thể hiện, chứ không bảo hộ cho ý tưởng, nội dung hay chức năng. Do đó người khác cũng có thể sao chép logo của bạn và dẫn đến những hệ lụy khó khăn trong quá trình kinh doanh.

Cần đăng kí bảo hộ thương hiệu logo để tránh nguy cơ bị mất quyền sở hữu

2. Bị kiện vì xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Nếu bạn sử dụng logo mà không đăng kí bảo hộ, bạn cũng có thể bị khởi kiện bởi chủ sở hữu hợp pháp của logo đó. Nếu bị kiện xâm phạm quyền sử hữu trí tuệ, bạn có thể gặp khó khăn trong việc chứng minh quyền sở hữu và bảo vệ quyền lợi của mình. Hơn nữa, bạn có thể phải bồi thường thiệt hại, thay đổi logo hoặc thậm chí phải ngừng kinh doanh khi tranh chấp xảy ra.

Trong trường hợp này, bị đơn (người bị kiện) cần chứng minh mình không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và sẽ mất nhiều thời gian, tiền bạc và uy tín khi vướng kiện. Đồng thời, bên phía nguyên đơn (người kiện) cũng cần chứng minh mình là chủ sở hữu hợp pháp của logo và hành vi xâm phạm của bị đơn.

Bởi vậy, hãy đăng kí bảo hộ thương hiệu logo sớm để được bảo vệ tốt nhất. Việc đăng kí không quá phức tạp và chi phí cũng không quá cao, bạn có thể thảm khảo ý kiến luật sư để được tư vấn cụ thể.

3. Mất lợi thế cạnh tranh

Khi không được đăng kí bảo hộ thương hiệu logo, đối thủ có thể sao chép logo và gây mất lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn. Hiện tượng làm hàng giả, hàng nhái hoàn toàn có thể xảy ra, làm ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu. Đây là hiện tượng cực kì phổ biến trong tình hình thị trường cạnh tranh như nay. Cách để hạn chế chỉ có thể là đăng kí bảo hộ thương hiệu logo.

Không đăng kí bảo hộ thương hiệu logo có thể gây mất lợi thế cạnh tranh
Không đăng kí bảo hộ thương hiệu logo có thể gây mất lợi thế cạnh tranh

Khi thực hiện đăng kí, logo sẽ trở thành tài sản hợp pháp thuộc quyền sở hữu của bạn được được pháp luật bảo vệ. Khi gặp bất cứ vấn đề gì liên quan đến xâm phạm, làm hàng nhái hàng giả, bạn có thể khởi kiện người sao chép và dành lại sự công bằng trong kinh doanh.

4. Gặp khó khăn trong việc mở rộng kinh doanh

Khi không đăng kí bảo hộ thương hiệu logo, bạn sẽ không có quyền ngăn cấm người khác sử dụng logo của mình. Điều này có thể dẫn đến việc mất uy tín thương hiệu, giảm doanh thu và gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Hơn thế, doanh nghiệp của bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường mới. Bởi nhiều quốc gia yêu cầu sản phẩm phải có thương hiệu đã được đăng kí bảo hộ trước khi được phép nhập khẩu và phân phối. Điều này đã tạo nên rào cản lớn khi doanh nghiệp của bạn muốn mở rộng thị trường ra nước ngoài.

Không chỉ vậy, nó còn hạn chế khả năng thu hút đầu tư. Các nhà đầu tư sẽ e dè khi rót vốn vào các doanh nghiệp không đăng kí bảo hộ thương hiệu logo. Điều này khiến doanh nghiệp mất cơ hội thu hút vốn đầu tư, từ đó kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra còn gây tránh chấp pháp lí và khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu.

5. Mất uy tín và niềm tin của khách hàng

Logo được xem là bộ mặt của mỗi doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng về thương hiệu. Khi logo bị sao chép và sử dụng trái phép, điều này sẽ làm mất đi niềm tin của khách hàng khi họ mua nhầm hàng giả.

Khi không được bảo hộ, khách hàng cũng không có cơ sở để tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, dịch cụ của doanh nghiệp bạn. Họ có thể sẽ nghĩ đến việc doanh nghiệp sử dụng thương hiệu giả mạo hoặc nhái kiểu tạo ra hàng kém chất lượng.

Việc không đăng kí bảo hộ thương hiệu logo có thể gây ấn tượng không tốt với khách hàng, thể hiện doanh nghiệp này thiếu chuyên nghiệp và không đáng tin cậy. Ảnh hưởng mạnh mẽ tới hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp, dẫn đễ mất khách hàng và đối tác tiềm năng.

Lưu ý khi đăng kí bảo hộ thương hiệu logo
Lưu ý khi đăng kí bảo hộ thương hiệu logo

Trước khi đăng kí:

  • Xác định rõ loại hình thương hiệu muốn bảo hộ: logo, slogan, nhãn hiễu, ….
  • Kiểm tra tính khả dụng của thương hiệu:
    • Tra cứu trên cổng thông tin Cục sở hữu trí tuệ xem thương hiệu – logo đó được được đăng kí chưa.
    • Tham khảo ý kiến luật sư về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để đảm bảo tính khả thi của việc đăng kí
  • Chuẩn bị hồ sơ
    • Tờ khai đăng kí nhãn hiệu
    • Mẫu logo đăng kí (yêu cầu phải thể hiện màu sắc, đường nét thiết kế, hình khối một cách rõ nét, kích thước logo tối đa là 8x8cm và tối thiểu là 2x2cm)
    • Danh mục hàng hóa, dịch vụ
    • Chứng từ nộp lệ phí

Trong khi đăng kí:

  • Nộp hồ sơ đăng kí tại Cục sở hữu trí tuệ hoặc văn phòng sở hữu trí tuệ địa phương
  • Theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ
  • Bổ sung giấy tờ liên quan nếu có yêu cầu từ Cục sở hữu trí tuệ

Sau khi đăng kí:

  • Nhận Giấy chứng nhận đăng kí thương hiệu logo
  • Theo dõi và giám sát việc sử dụng thương hiệu của mình]
  • Gia hạn Giấy chứng nhận đăng kí bảo hộ logo sau 10 năm

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tới những điều sau:

  • Thương hiệu cần đáp ứng được các điều kiện để được bảo hộ:
    • Phải có khả năng phân biệt được với các thương hiệu khác
    • Không được vi phạm quyền của người khác
    • Không được trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội
  • Việc đăng kí bảo hộ thương hiệu chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
  • Nếu muốn bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài, bạn cần đăng kí theo quy định của pháp luật nước sở tại.

Tạm kết

Hiện nay bạn có thể tiến hành đăng kí bảo hộ thương hiệu logo với sự hỗ trợ từ nhiều đơn vị Luật uy tín. Với sứ mệnh giúp thương hiệu Việt tỏa sáng, ngoài cung cấp các dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, logo, Adina còn hỗ trợ khách hàng với các dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu để bảo vệ thương hiệu, mang đến sự hài lòng và an tâm cho khách hàng.

Adina đã thành công hỗ trợ nhiều khách hàng đăng kí bảo hộ thương hiệu logo. Nếu bạn đang muốn thiết kế logo và được đăng kí bảo hộ, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn!

*Nguồn: Adina

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2024

Tại sao nên thiết kế Linh Vật Thương Hiệu (Mascot)?

Với thị trường cạnh tranh như hiện nay, thiết kế linh vật thương hiệu (mascot) là giải pháp thông minh để thương hiệu của bạn nổi bật và thân thiện hơn. Đây cũng có thể coi là chìa khóa vàng để mọi thương hiệu có thể dễ dàng đi sâu vào trí nhớ của khách hàng.

Dưới đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu sức mạnh của linh vật thương hiệu trong chiến lược thương hiệu nhé!


1. Linh vật thương hiệu là gì?

Linh vật thương hiệu (mascot) được biết đến là một nhân vật đại diện, có thể là người, động vật hay đồ vật.

Một số linh vật thương hiệu nổi tiếng như: Chuột Mickey, Ong Jollibee, Kẹo M&M,...

Các linh vật thương hiệu nổi tiếng

Linh vật thương hiệu sẽ thể hiện giá trị của thương hiệu đó trên mọi phương diện và giúp tăng thêm chiều sâu cho câu chuyện thương hiệu. Việc sử dụng linh vật thương hiệu là giải pháp chiến lược thông minh, giúp thương hiệu của bạn nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh.

2. Lợi ích của Linh vật thương hiệu trong chiến lược thương hiệu

2.1. Kết nối khách hàng và thương hiệu

Các linh vật thương hiệu thường được sử dụng trong các chiến lược marketing trực tiếp. Nhân vật sẽ mang đặc điểm dễ thương, vui nhộn để tạo cảm giác thân thiện, thoải mái cho khách hàng.

Linh vật thương hiệu của Jollibee

2.2. Tăng mức độ nhận diện

Thương hiệu của bạn sẽ trở nên khác biệt khi sở hữu một linh vật thú vị. Chúng sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu của bạn giữa vô vàn đối thủ cạnh tranh.

2.3. Truyền tải trọn vẹn câu chuyện thương hiệu

Các linh vật sẽ phản ánh chính xác tinh thần và tính cách thương hiệu bởi chúng đều được thiết kế dựa trên câu chuyện thương hiệu. Do đó, khả năng truyền tải câu chuyện thương hiệu qua linh vật thương hiệu trở nên dễ dàng hơn.

So với banner quảng cáo, linh vật thương hiệu mang lại hiệu ứng tốt hơn bởi chúng có gương mặt, cử chỉ, giọng nói.

2.4. Tạo phong cách riêng cho thương hiệu

Linh vật là một trong những yếu tố có thể giúp thương hiệu của bạn thu hút khách hàng từ cái nhìn đầu tiên, nếu chúng được đầu tư thiết kế một cách chỉn chu.

2.5. Thu hút khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu

Mục đích cuối cùng của mọi hoạt động marketing đều là tăng doanh số. Linh vật được thiết kế và sử dụng cũng nhắm tới mục tiêu như vậy.
Chúng sẽ đóng vai trò quan trọng trong những chiến dịch marketing trực tiếp. 
Ngoài ra, có những linh vật còn được đăng kí bảo hộ và thương hiệu sở hữu linh vật đó có thể kiếm lời từ việc cấp phép sử dụng hình ảnh của linh vật.

3. Khám phá các linh vật thương hiệu (Mascot) do Adina thực hiện





Nguồn: Adina

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2024

Phân Biệt Logotype, Logomark và Logo?

Bạn có biết logo cũng được phân chia thành các loại logo khác nhau không? Logo, Logotype, Logomark có điểm gì giống và khác nhau? Hãy cùng Adina tìm hiểu ngay dưới đây nhé

1. Logotype

Logotype là biểu tượng chữ, sử dụng tên thương hiệu là yếu tố chính. Loại logo này thường chỉ sử dụng một font chữ, có thể là font chữ tối giản hoặc cách điệu để tạo ra biểu tượng thương hiệu dễ nhận biết. Đây là lựa chọn phổ biến với các công ty có tên gọi ngắn gọn, dễ nhớ và muốn nhấn mạnh vào mức độ nhận diện thương hiệu. Và vì không có hình ảnh và thiết kế dựa theo xu hướng nên logotype có thể sử dụng bền vững vời thời gian.

Các mẫu logotype ấn tượng từ các thương hiệu nổi tiếng


Logotype với cách điệu chữ theo phong cách Hy Lạp kết hợp với các màu sắc tươi sáng thu hút thị giác
Logotype với cách điệu chữ theo phong cách Hy Lạp kết hợp với các màu sắc tươi sáng thu hút thị giác
Logotype tập trung thiết kế vào chữ để tạo điểm nhấn
Logotype tập trung thiết kế vào chữ để tạo điểm nhấn

Ưu điểm

  • Hấp dẫn với kiểu chữ và màu sắc độc đáo
  • Tăng cường khả năng đọc tên thương hiệu trên nhiều phương tiện khác nhau như: báo chí, phương tiện truyền thống xã hội,…
  • Đơn giản dễ nhận diện mà vẫn giữ được tính sáng tạo
  • Lâu bền với thời gian

Nhược điểm

  • Giới hạn sự sáng tạo ở văn bản, màu sắc, font chữ
  • Gây khó đọc khi thu nhỏ
  • Không hiệu quả với các tên thương hiệu dài vì logotype sẽ trở nên khó đọc và kém hấp dẫn

2. Logomark

Logomark sử dụng hình ảnh chủ yếu để truyền tải thông điệp của mình. Logomark được thiết kế dựa trên bản sắc thương hiệu, giá trị sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Logomark thường có thiết kế tối giản và cũng gắn liền với thương hiệu trong thời gian dài.

Logomark thích hợp với những doanh nghiệp có quy mô lớn, có nhiều dòng sản phẩm, dịch vụ khác nhau. 

Logomark của các thương hiệu nổi tiếng
Logomark của các thương hiệu nổi tiếng

Ưu điểm

  • Dễ nhớ vì con người có xu hướng ghi nhớ hình ảnh tốt hơn chữ
  • Logomark có thể dễ dàng thay đổi kích thước và sử dụng trên nhiều phương tiện khác nhau
  • Có tính phủ rộng, không có rào cản về ngôn ngữ, tuổi tác hay giới tính
  • Dễ dàng in ấn trên các sản phẩm

Nhược điểm

  • Giới hạn về thông tin, có thể sẽ không chứa tên thương hiệu , đặc biệt sẽ gây bất lợi đối với doanh nghiệp khởi nghiệp chưa được biết đến nhiều.
  • Có thể gây sự mơ hồ, khó hiểu với người tiêu dùng
  • Có sự trùng lặp khá nhiều về màu sắc hoặc mẫu thiết kế
  • Có thể khó thiết kế vì việc tạo ra một logomark độc đáo và dễ nhớ có thể đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực
  • Có thể không phù hợp với tất cả ngành nghề

Logo là sự kết hợp giữa logomark và logotype, bao gồm cả chữ và biểu tượng minh họa. Vai trò của logo là nhằm tạo dựng nhận diện thương hiệu và truyền tải thông điệp của thương hiệu. Lựa chọn thiết kế logo sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải trọn vẹn ý nghĩa và có thể đăng ký thương hiệu dễ dàng hơn. 

Logo quán cafe vừa bao gồm hình biểu tượng và tên thương hiệu
Logo quán cafe vừa bao gồm hình biểu tượng và tên thương hiệu
Thiết kế logo ấn tượng của Adina
Thiết kế logo ấn tượng của Adina
Logo mang màu sắc tươi vui thể hiện đúng tinh thần của thương hiệu
Logo mang màu sắc tươi vui thể hiện đúng tinh thần của thương hiệu

Ưu điểm

  • Nhận diện thương hiệu tốt nhất cho các doanh nghiệp
  • Truyền tải thông điệp tốt hơn 2 loại trên
  • Mang tính sáng tạo hơn vì có chữa cả văn bản và hình ảnh

Nhược điểm

  • Nếu không xử lý khéo léo giữa hình ảnh và văn bản thì sẽ ta ra một logo phức tạp, khó nhớ
  • Phải khác biệt hoàn toàn, vì logo trùng lặp có thể liên quan đến vấn đề pháp lí nếu logo đó đã được bảo hộ.

Kết luận

Với doanh nghiệp khởi nghiệp, bạn có thể sử dụng logomark trong hoạt động kinh doanh, logotype trong truyền thông và logo khi liên lạc với khách hàng mới. Đây đều là những yếu tố thiết yếu mà mỗi doanh nghiệp cần phải tạo dựng ngay từ những bước đầu tiên.

Adina với hơn 8 năm kinh nghiệp thiết kế logo chuyên nghiệp, chúng tôi tự tin có thể giúp bạn chinh phục mọi khách hàng từ cái nhìn đầu tiên với bộ logo nhận diện thương hiệu ấn tượng và bền vững với thời gian! Liên hệ ngay 098 771 2288 để nhận tư vấn.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2024

Cá tính thương hiệu: Bí quyết giữ chân khách hàng


Cá tính thương hiệu là những đặc điểm mà một doanh nghiệp tạo dựng cho thương hiệu của mình, phù hợp với một hoặc nhiều phân khúc khách hàng. Cá tính thương hiệu hay Brand Personality luôn có vai trò quan trọng trong việc định vị thương hiệu và kết nối với khách hàng.

Dưới đây hãy cùng Adina tìm hiểu cá tính thương hiệu và bí quyết giúp các thương hiệu lớn xây dựng cá tính thành công qua các ví dụ minh họa nhé!

1. Cá tính thương hiệu (Brand Personality) là gì?

Cá tính thương hiệu bao gồm các đặc điểm mà thương hiệu muốn được khách hàng nhìn nhận, giống như tính cách của một con người. Nó thể hiện bản sắc riêng của thương hiệu, tạo ra sự khác biệt và ghi lại dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Khách hàng sẽ tương tác với các thương hiệu hoặc kể về chúng như thể đó là con người.

Người tiêu dùng thậm chí có thể kết nối các phần tính cách của họ với tính cách thương hiệu. Hơn hết việc tạo dựng cá tính thương hiệu đặc biệt quan trọng khi thực hiện các hoạt động marketing trong thời đại kỹ thuật số với trí tuệ nhân tạo và tự động hóa hiện nay.

2. Mô hình cá tính thương hiệu Aaker

Các doanh nghiệp có thể truyền tải cá tính thương hiệu theo nhiều cách khác nhau, từ sản phẩm, bộ nhận diện thương hiệu, thiết kế bao bì, các bài viết truyền thông đến tinh thần làm việc của nhân viên, các sự kiện,….

Mô hình cá tính thương hiệu được sử dụng rộng rãi nhất trong marketing được phát triển bởi Jennifer Aaker (cha cô là David Aaker, Giáo sư Marketing tại Đại học California). Theo kết quả nghiên cứu của Aaker, có 5 khía cạnh thể hiện đặc điểm cá tính thương hiệu. Đó là: Chân thật, Sôi nổi, Có năng lực, Tinh tế và Cứng rắn. 

Chân thật (Sincerity): tốt bụng, chu đáo, hướng về gia đình, sự bền vững, quan tâm đến môi trường, người lao động, cộng đồng.

Sôi nổi (Excitement): vô tư, vui tươi, hiện đại, thời thượng và trẻ trung.

Cứng rắn (Ruggedness): mạo hiểm, nam tính, có sự âu hóa, mạnh mẽ, bền bỉ.

Tinh tế (Sophistication): thanh lịch, dịu dàng, uy tín, sang trọng, đôi khi có sự kiêu kì.

Có năng lực (Competence): tự tin, thành đạt, có sức ảnh hưởng, mang dấu ấn của người lãnh đạo, dẫn đầu. 

3. Minh họa về cá tính thương hiệu từ các thương hiệu lớn.

Dove

Dove chọn sự chân thành là tính cách cho thương hiệu. Dove mong muốn sẽ tạo được sức hút với những người tiêu dùng nữ tính, uyển chuyển, gửi thông điệp về sự tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên.

Trong các chiến dịch quảng cáo, Dove luôn sử dụng hình ảnh những người phụ nữ bình thường thay vì các siêu mẫu hoàn mỹ và truyền tải thông điệp bằng những ngôn từ gần gũi dễ hiểu, tạo cảm giác kết nối và đồng cảm với khách hàng.



Nike

Nike gắn với cá tính sôi nổi, thể hiện sự năng động trong thể thao, sẵn sàng theo đuổi những mục tiêu mới.

Các hoạt động marketing của Nike thường hướng tới sử dụng các màu sắc táo bạo như neon, mang cảm giác năng lượng và hiện đại. Thông điệp chung là vượt qua mọi trở ngại, đạt được mục tiêu chiến thắng khi có sự đồng hành của các sản phẩm Nike.



Starbucks

Starbucks mang cá tính sôi nổi, chân thành và tinh tế. Thể hiện qua sản phẩm, cách phục vụ, không gian cửa hàng và các chương trình minigame.



Channel

Là thương hiệu thời trang xa xỉ gắn liền với sự thanh lịch, tinh tế và quyến rũ. Cá tính thương hiệu của Channel cũng thể hiện tinh thần độc lập, tự do, không gò bó vào các quy tắc thời trang truyền thống, tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên và tự tin khẳng định phong cách riêng.



Apple

Được định vị là người tiên phong mang dấu ấn của sự sang trọng, thành công. Nhờ sở hữu cá tính thương hiệu độc đáo và ấn tượng, Apple đã trở thành một trong những thương hiệu công nghệ thành công nhất trên thế giới.



Tạm kết

Việc sở hữu cá tính thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng được sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Khi khách hàng nhớ đến cá tính thương hiệu của doanh nghiệp, họ sẽ phân biệt và lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn dễ dàng hơn.