Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

4 bí kíp chiến lược xây dựng Thương hiệu dành cho Khởi nghiệp

Với tinh thần “Quốc gia khởi nghiệp”, năm 2016 là năm khởi đầu cho làn sóng khởi nghiệp đang phát triển mạnh mẽ. Giai đoạn khởi đầu sự nghiệp người sáng lập có thể sẽ khó khăn cho việc xác đinh chiến lược phát triển của doanh nghiệp cũng như Thương hiệu. Khởi nghiệp theo phong trào hay theo xu thế mà không có chiến lược xây dựng Thương hiệu phù hợp thì doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại.
“Hãy cho tôi 6 tiếng để đốn cây, và tôi sẽ dùng 4 tiếng để mài rìu – Abraham Lincoln”
Việc chuẩn bị, nghiên cứu thấu đáo là cơ sở đảm bảo sự thành công vững chắc của doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực. Có nhiều doanh nghiệp chọn cho mình một hướng đi riêng, có nhiều doanh nghiệp chọn đi theo cái bóng của doanh nghiệp khác đã thành công, có doanh nghiệp mông lung không xác định được lối đi cho mình. Không có một công thức cụ thể nào giúp cho doanh nghiệp thành công, nhưng những chiến lược sau sẽ mang tới sự khởi đầu thành công cho doanh nghiệp startup:

chien-luoc-thuong-hieu-khoi-nghiep

1. XÁC ĐỊNH ĐƯỢC GIÁ TRỊ CỐT LÕI – ƯU THẾ CẠNH TRANH CỦA THƯƠNG HIỆU:

Hãy đặt mình vào vị trí khách hàng, và trả lời câu hỏi: tại sao khách hàng phải mua sản phẩm của bạn mà không phải của Thương hiệu khác? Hãy suy nghĩ về những giá trị vô hình của sản phẩm / dịch vụ của bạn. Và hãy dùng vài “tính từ” để mô tả cảm nhận về sản phẩm / dịch vụ đó, hãy thành thật. Có phải mục tiêu của bạn là để được lưu nhớ trong tâm trí của khách hàng, và khiến họ cảm nhận bạn khác biệt với các đối thủ.
Liệu rằng những cảm nhận thực tế của bạn có trùng khớp với mong muốn, với những điều bạn định truyền tải tới khách hàng. Nếu kết quả trải nghiệm khác với mục đích ban đầu, đừng chần chừ việc thay đổi. Chất lượng dịch vụ /sản phẩm luôn là thước đo chuẩn mực, nhưng ngoài ra bạn cần có một một vài điểm cộng nữa để tạo sự khác biệt. Một quán cafe có thể tập trung vào yếu tố “Thuận tiện”, khách hàng có thể take away, hay được chuyển hàng đến tận nơi, đó sẽ là lợi thế của bạn so với các quán cafe khác. Những khuyến mại đính kèm như tặng phụ kiện, tăng thời gian bảo hành, hay hoàn tiền / một đổi một có thể ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của khách. Bạn có sẵn sàng để khách hàng “dùng thử” sản phẩm / dịch vụ của mình, những trải nghiệm thật sẽ củng cố cho những cam kết của bạn.
Để tạo dựng sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh, thì những cảm nhận của khách hàng về sản phẩm / dịch vụ của bạn là tài sản vô giá tạo nên Thương hiệu của bạn.

bi-kip-xay-dung-thuong-hieu22. ĐI SAU THÌ PHẢI ĐẸP HƠN TỐT HƠN:

Không phải ai cũng có lợi thế là người đi đầu – người mở lối, nếu bạn đã không có lợi thế đi đầu thì lấy gì làm lợi thế ?
Chính áp lực muốn vượt lên người đi trước giúp cho Thị trường phát sinh ra nhu cầu về tính thẩm mỹ cao hơn. Những năm mới chuyển sang kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không hề quan tâm đến Thương hiệu /  Nhãn hiệu, mục đích cốt lõi là tạo ra sản phẩm để phục vụ nhu cầu. Chưa kể đến tính cạnh tranh rất thấp từ các doanh nghiệp tư nhân gần như bị nhấn chìm bởi doanh nghiệp nhà nước.
Logo chỉ đơn giản là để trình bày tên công ty, có thể là một bản vẽ tay không quy chuẩn, các bao bì nhãn mác được in ấn gia công thô sơ. Nhưng có thể thấy sự chuyển biến rõ ràng vào thời hiện tại, các Ngân hàng nhà nước cũng phải làm mới mình bằng các mẫu logo hiện đại hội nhập hơn. Các tập đoàn có vốn nhà nước cũng xây dựng cho mình hình ảnh Thương hiệu đẹp mắt – chuyên nghiệp. Rồi nhỏ hơn như những doanh nghiệp startup cũng cần phải tạo cho mình một mẫu thiết kế Logo độc đáo – khác biệt nếu không muốn bị che lấp bởi hàng trăm doanh nghiệp có hình ảnh hiện đại. Các cửa hàng tiểu thương, quán cafe, shop quần áo cũng khoác lên mình những hình ảnh bắt mắt hiện đại.
Nên nhớ trước khi trải nghiệm dịch vụ / sản phẩm của bạn, hay là cơ hội để bạn giới thiệu về mình kỹ hơn thì hình ảnh Thương hiệu của bạn đang xuất hiện trước mắt khách hàng là yếu tố quan trọng để đưa ra quyết định hợp tác. Một mẫu thiết kế logo truyển tải được thông điệp Thương hiệu rõ nét và khác biệt sẽ là một lợi thế cạnh tranh giúp bạn nổi bật.

pha%cc%82n-bie%cc%a3%cc%82t-marketing-va-branding

3. PHÂN BIỆT MARKETING VÀ BRANDING

Marketing – tiếp thị là các hoạt động quảng bá thúc đẩy một sản phẩm hay dịch vụ. Doanh nghiệp đưa ra các chiến dịch tiếp thị, các loạt bao bì mới, đi cùng với nhiều thông điệp để tăng hiệu quả bán hàng: Hãy mua sản phẩm của chúng tôi vì chất lượng đảm bảo và khác biệt so với họ …
Marketing chỉ là một phần trong các bước xây dựng Thương hiệu
Branding – Xây dựng Thương hiệu là việc làm song song với các chiến dịch tiếp thị. Xây dựng Thương hiệu không trực tiếp tạo ra lợi nhuận, nhưng đó sẽ là cơ sở để tăng mức độ hiệu quả của các chương trình tiếp thị. Xây dựng Thương hiệu là cách để chứng tỏ giá trị của một tổ chức, dịch vụ, hay một sản phẩm.
Một Thương hiệu được xây dựng tốt sẽ thúc đẩy khách hàng đi đến quyết định mua hàng / sử dụng dịch vụ. Thương hiệu sẽ hỗ trợ các chương trình tiếp thị, thay vì đưa ra các thông điệp marketing: hãy mua tôi, sản phẩm của tôi chất lượng, tôi cung cấp nhiều dịch vụ đi kèm … thì Thương hiệu sẽ truyền tải đến khách hàng những thông tin giá trị: Tôi là ai, Tôi có gì, Tại sao chọn tôi …
Xây dựng Thương hiệu là chiến lược lâu dài – Tiếp thị là chiến thuật ngắn hạn.
Các chương trình tiếp thị trực tiếp đem lại lợi ích cho Thương hiệu, cách tiếp thị có thể thay đổi liên tục phụ thuộc vào thị hiếu, xu thế của thời đại nhưng nó không ảnh hưởng tới chiến lược xây dựng Thương hiệu lâu dài. Sau khi kết thúc chiến dịch tiếp thị, những gì còn đọng lại trong tâm trí khách hàng chính là giá trị của Thương hiệu.

bi-kip-xay-dung-thunog-hieu

4. DUY TRÌ VÀ TĂNG MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU

Là một doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường thì việc quảng bá – truyền thông Thương hiệu là rất cần thiết. Chúng ta có rất nhiều kênh để tiếp cận khách hàng bằng các kênh truyền thống – kênh internet, mạng xã hội. Việc quản trị Thương hiệu đảm bảo sự chuẩn mực và nhất quán khi xuất hiện trên tất cả các kệnh sẽ giúp mức độ nhận biết Thương hiệu của bạn được đồng nhất – dễ dàng nhận biết.
Sau khi đã có một mẫu thiết kế logo phù hợp thì việc ứng dụng nó trong thực tế cần phải thực hiện một cách khoa học và bài bản. Màu sắc âm bản, dương bản của logo, màu nền xung quanh logo luôn phải được thống nhất là yếu tố đầu tiên cần tuân thủ.
Các ấn phẩm marketing (salekits, POSM, catalogue, biển bảng) và Bộ nhận diện Thương hiệu (văn phòng phẩm, website, profile, hay trên fan page Facebook …) tất cả đều phải đồng bộ mới tạo độ nhận biết Thương hiệu. Và điều này không chỉ các Tập đoàn, công ty lớn mới xây dựng, các tiểu thương – startup trên thị trường hiện đã cập nhật cho mình xu thế mới với các mẫu logo phong cách tối giản hiện đại, hình ảnh đẹp mắt, hệ thống POSM biển bảng chuyên nghiệp, nếu không xây dựng hình ảnh Thương hiệu giới khởi nghiệp sẽ rất khó khăn để cạnh tranh.
*Nguồn: Adina Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét