Thứ Ba, 3 tháng 12, 2024

Bật mí 4 phần mềm thiết kế bao bì online dễ sử dụng

Trong thời đại số hóa hiện nay, các phần mềm thiết kế bao bì online được sử dụng rộng rãi. Nếu bạn đang tìm kiếm một công cụ hỗ trợ thiết kế bao bì sản phẩm cho doanh nghiệp của mình thì theo dõi bài viết của ADINA ngay dưới đây nhé!

1. Canva

Ưu điểm

- Giao diện trực quan, dễ sử dụng vì có nhiều mẫu thiết kế có sẵn

- Nhiều công cụ chỉnh sửa linh hoạt, phù hợp cho người mới bắt đầu sử dụng

- Thư viện ảnh, biểu tượng phong phú và miễn phí cho người dùng cơ bản

Nhược điểm

- Thiếu tính năng chuyên sâu dành cho thiết kế bao bì phức tạp.

- Chất lượng in ấn không đạt độ phân giải cao, đặc biệt ở gói miễn phí.

- Mẫu thiết kế dễ bị trùng lặp do nhiều người sử dụng chung mẫu.

2. Adobe Express

Ưu điểm:

- Giao diện đơn giản, thân thiện, dễ thao tác và có sẵn nhiều mẫu thiết kế.

- Được tích hợp các công cụ sáng tạo từ Adobe.

- Có khả năng chỉnh sửa màu sắc và hình ảnh tốt.

Nhược điểm:

- Chưa có nhiều công cụ thiết kế chuyên sâu cho bao bì.

- Yêu cầu đăng ký tài khoản Adobe để sử dụng đầy đủ tính năng.

- Phiên bản miễn phí giới hạn chức năng và có watermark.

3. Placeit

Ưu điểm:

- Cung cấp nhiều mẫu mockup bao bì, giúp người dùng hình dung sản phẩm thực tế.

- Dễ sử dụng, phù hợp với người dùng không chuyên.

- Tích hợp sẵn các mẫu thiết kế, nhanh chóng thay đổi màu sắc và nội dung.

Nhược điểm:

- Phí đăng ký khá cao nếu muốn tải xuống thiết kế chất lượng cao.

- Không có nhiều công cụ chỉnh sửa chi tiết cho thiết kế bao bì phức tạp.

- Chủ yếu tập trung vào mockup nên không có công cụ chỉnh sửa thiết kế sâu.

4. VistaCreate

Ưu điểm:

- Có sẵn nhiều mẫu thiết kế bao bì và công cụ chỉnh sửa dễ sử dụng.

- Thư viện hình ảnh và video phong phú, có nhiều công cụ giống với Canva.

- Tùy chỉnh dễ dàng, đặc biệt hữu ích cho thiết kế nhanh.

Nhược điểm:

- Thiếu tính năng chuyên sâu để tùy chỉnh cho thiết kế bao bì phức tạp.

- Một số nội dung và tính năng yêu cầu gói trả phí.

- Giới hạn về định dạng và độ phân giải cho xuất file.

Có nên sử dụng các công cụ này để thiết kế bao bì cho thương hiệu không?

Sử dụng phần mềm thiết kế bao bì online mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nó giúp tối ưu quy trình thiết kế và sản xuất bao bì. Tuy nhiên. với các thương hiệu muốn xây dựng hình ảnh bền vững thì đây không phải là lựa chọn phù hợp. Vì cơ bản, các công cụ này được sử dụng bởi nhiều người và dựa trên các mẫu template có sẵn, nên nó thiếu tính sáng tạo và cá nhân hóa, không thể phản ánh được bản sắc thương hiệu hay thông điệp riêng. Đặc biệt, với vai trò làm gia tăng giá trị thương hiệu, thúc đẩy bán hàng thì một thiết kế bao bì thiếu sáng tạo sẽ không đáp ứng được.

Lựa chọn tốt nhất là nên hợp tác cùng các đơn vị thiết kế thương hiệu chuyên nghiệp. Sở hữu đội ngũ thiết kế sáng tạo và chuyên gia trong ngành, họ có thể giúp doanh nghiệp bạn hiện thực hóa các ý tưởng một cách hiệu quả nhất, truyền tải trọn vẹn thông điệp tới người dùng. 

Với kinh nghiệm gần 10 năm trong ngành thiết kế bao bì sản phẩm, ADINA tự tin là lựa chọn uy tín hàng đầu, cam kết mang đến những ấn phẩm chất lượng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường hiện nay. Từ đó, gia tăng thêm giá trị thương hiệu của bạn. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 098 771 2288 để nhận tư vấn miễn phí!

Nguồn: ADINA

Gợi ý 8 ý tưởng thiết kế logo nông sản cực đẹp


Với sản phẩm nông sản – là loại sản phẩm luôn gắn liền với sự tự nhiên và an toàn. Do đó, một logo phù hợp sẽ gơi lên niềm tin về nguồn gốc và sự tươi ngon của sản phẩm. Trong bài viết viết này dưới đây, ADINA sẽ gợi ý cho bạn 8 ý tưởng logo nông nghiệp ấn tượng, độc đáo truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp trong ngành này.

1. Logo hình ảnh sản phẩm đặc trưng

Đây là cách phổ biến và hiệu quả cho thiết kế logo nông sản. Ví dụ, 1 thương hiệu xuất khẩu sầu riêng có thể sử dụng hình ảnh quản sầu riêu và múi chín mọng làm biểu tượng. Bằng cách nhấn mạnh đặc trưng của sản phẩm, khách hàng sẽ dễ liên tưởng tới sản phẩm bạn cung cấp là gì và chất lượng ra sao.


2. Logo biểu tượng thiên nhiên

Khi thiết kế logo nông sản, việc sử dụng biểu tượng mặt trời hay giọt nước là lựa chọn tuyệt vời. Hình ảnh mặt trời, giọt nước gợi lên sức sống mới, tinh khiết. Logo sẽ truyền tải được thông điệp về sản phẩm sạch, an toàn và thân thiện với môi trường.


3. Logo chữ cách điệu tên thương hiệu

Một cách khá phổ biến khi thiết kế logo nông sản, đó là sử dụng các chữ cái viết tắt của thương hiệu. Nó thể hiện sự chuyên nghiệp và hiện đại. Các chữ cái được biến tấu khéo léo giúp logo trở nên độc đáo mà vẫn giữ được sự đơn giản, dễ nhớ. 


4. Logo khối hình học đơn giản

Những logo được thiết kế tối giản với các yếu tố hình học cơ bản, mang đến cảm giác thanh lịch và chuyên nghiệp. Hình khối trong logo có thể được lồng ghép khéo léo với biểu tượng nông sản như bông lúa, hạt cà phê để tạo nét độc đáo.


5. Logo cách điệu từ chữ cái đầu

Khi thiết kế logo, chúng ta cũng có thể tận dụng chữ cái đầu của tên thương hiệu và lồng ghép vào hình ảnh cây hoặc hạt giống. Thông qua đó để nhấn mạnh tên thương hiệu trong tiềm thức khách hàng, tạo sự gần gũi và dễ ghi nhớ.

6. Logo hình giọt nước

7. Logo hoạt hình

Đây là loại logo bạn sẽ thấy hiện nay được ứng dụng nhiều nhất. Nó tạo sự gần gũi, thân thiện với các đối tượng khách hàng, đặc biệt phù hợp với các đối tượng khách hàng trẻ, năng động.


8. Logo phong cách vẽ tay gần gũi

Logo với phong cách vẽ tay thể hiện sự đơn giản, mộc mạc, thể hiện tinh thần thân thiện. Nó sẽ nhấn mạnh vào tính chân thực, truyền thống và tôn vinh các giá trị tự nhiên trong sản phẩm. 

Nếu bạn đang cần thiết kế logo nông sản chuyên nghiệp, ADINA chính là lựa chọn hàng đầu cho bạn. Với đội ngũ thiết kế và chuyên gia branding nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết sẽ mang đến những thiết kế logo mang đúng bản sắc của thương hiệu, bền vững và hiệu quả.

Nguồn: ADINA


Thứ Ba, 26 tháng 11, 2024

Những thông tin cần có trên bao bì sản phẩm




Trong bài viết này, ADINA sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần có trên bao bì sản phẩm, vai trò của thiết kế bao bì trong việc truyền tải thông tin và lợi ích khi đảm bảo đầy đủ thông tin trên bao bì. 

Cùng bắt đầu ngay nhé!

Những thông tin cần có trên bao bì sản phẩm

Tên sản phẩm

Tên sản phẩm là yếu tố đầu tiên khách hàng nhìn thấy và giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết loại hàng hóa họ đang cân nhắc mua. Vì vậy, khi thiết kế bao bì, tên thương hiệu cần được đặt ở chỗ dễ nhìn thấyrõ ràng và nổi bật để khách hàng có thể nhận ra ngay lập tức khi nhìn vào. Đặc biệt, tên sản phẩm cần đảm bảo dễ đọc.

Tên thương hiệu và logo sẽ giúp tạo dựng nhận diện và uy tín, cũng như phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp bạn với doanh nghiệp khác.

Thành phần và nguyên liệu

Việc ghi rõ thành phần cũng giúp sản phẩm minh bạch và phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Ví dụ như những người có nhu cầu ăn kiêng, bị dị ứng hoặc có nhu cầu về thành phần tự nhiên.

Những thông tin cần có trên bao bì sản phẩm

Khối lượng hoặc thể tích

Khối lượng hoặc thể tích sẽ giúp khách hàng biết rõ lượng sản phẩm mà họ sẽ nhận được, nó cũng sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến quyết định mua sắm.

Hướng dẫn sử dụng

Với những sản phẩm phức tạp hoặc có nhiều chức năng, thì hướng dẫn sử dụng cụ thể sẽ tạo sự tiện lợi cho khách hàng, tránh nhầm lẫn và tăng mức độ hài lòng khi sử dụng. 

Ngày sản xuất và hạn sử dụng

Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng, là những thông tin cần có trên bao bì sản phẩm theo quy định của pháp luật.

Ngày sử dụng và hạn sử dụng sẽ giúp người tiêu dùng biết sản phẩm có an toàn để dùng hay không, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nơi sản xuất và thông tin NSX

Khi cân nhắc mua sản phẩm nào đó, hẳn chúng ta sẽ quan tâm tới nơi sản xuất hay thông tin về nhà sản xuất. Các thông tin này có thể bao gồm địa chỉ công ty, số điện thoại, website giúp khách hàng dễ dàng liên hệ khi có thắc mắc, đồng thời gia tăng sự minh bạch và uy tín của thương hiệu.

Thông tin nhà sản xuất và nơi sản xuất cung cấp độ tin cậy về nguồn gốc sản phẩm, giúp người tiêu dùng cảm thấy an tâm hơn khi lựa chọn.

Mã vạch và QR code

QR code ngày càng phổ biến, nó cho phép cung cấp thông tin mở rộng như video giới thiệu, đánh giá sản phẩm, hướng dẫn sử dụng,… chỉ bằng vài thao tác đơn giản. Từ đó tăng trải nghiệm khách hàng tốt hơn.

Ngoài ra, mã vạch cũng là yếu tố bắt buộc phải có để dễ dàng quản lý hàng hóa.

Chứng nhận chất lượng, biểu tượng an toàn

Các dấu chứng nhận như ISO, chứng nhận hữu cơ hoặc biểu tượng không thử nghiệm trên động vật sẽ tạo được niềm tin và thu hút khách hàng quan tâm đến chất lượng hoăc ý thức về vấn đề môi trường.

Các chứng nhận chất lượng hoặc biểu tượng an toàn là minh chứng cho độ tin cậy và tính an toàn của sản phẩm.

Các chứng nhận nên thể hiện trong thiết kế bao bì
Các chứng nhận nên thể hiện trong thiết kế bao bì

Hướng dẫn bảo quản

Những sản phẩm dễ hỏng như thực phẩm, mỹ phẩm cần có hướng dẫn cụ thể về nhiệt độ bảo quản, tránh ánh năng trực tiếp hay giữ trong môi trường khô ráo để duy trì chất lượng. Thông tin hướng dẫn bảo quản sẽ giúp khách hàng biết cách bảo quản để giữ sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

Một số sản phẩm và những thông tin cần có trên bao bì (bắt buộc) theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP về Nhãn hàng hóa:

Lương thực

  • Định lượng
  • Ngày sản xuất
  • Hạn sử dụng
  • Thông tin cảnh báo (nếu có)

Thực phẩm

  • Định lượng
  • Ngày sản xuất
  • Hạn sử dụng
  • Thành phần hoặc thành phần định lượng
  • Thông tin cảnh báo
  • Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

  • Định lượng 
  • Ngày sản xuất
  • Hạn sử dụng
  • Thành phần, thành phần định lượng hoặc giá trị dinh dưỡng
  • Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản
  • Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có)
  • Ghi cụm từ “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”
  • Ghi cụm từ “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.”

Đồ uống (trừ rượu)

  • Định lượng
  • Ngày sản xuất
  • Hạn sử dụng
  • Thành phầm hoặc thành phầm định lượng
  • Thông tin cảnh báo
  • Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản

Rượu 

  • Định lượng
  • Hàm lượng etanol
  • Hạn sử dụng (nếu có)
  • Hướng dẫn bảo quản (đối với rượu vang)
  • Thông tin cảnh báo (nếu có)
  • Mã nhận diện lô (nếu có)

Nguyên liệu thực phẩm

  • Tên nguyên liệu
  • Định lượng
  • Ngày sản xuất
  • Hạn sử dụng
  • Hướng dẫn sử dụng và bảo quản

Mỹ phẩm

  • Định lượng
  • Thành phần hoặc thành phần định lượng
  • Số lô sản xuất
  • Ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng/ hạn dùng
  • Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc pahir ghi ngày hết hạn
  • Hướng dẫn sử dụng trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ cách sử dụng của sản phẩm
  • Thông tin, cảnh báo

Bạc

  • Định lượng
  • Thành phần định lượng
  • Thông tin cảnh báo (nếu có)

Đá quý

  • Định lượng
  • Thành phần định lượng
  • Thông tin cảnh bảo (nếu có)

Vàng trang sức, mỹ nghệ

  • Hàm lượng
  • Khối lượng
  • Khối lượng vật gắn (nếu có)
  • Mã ký hiệu sản phẩm
  • Thông tin cảnh báo (nếu có)

Trang thiết bị bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy

  • Định lượng
  • Ngày sản xuất
  • Hạn sử dụng
  • Thành phần
  • Thông số kỹ thuật
  • Thông tin cảnh báo
  • Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản

Xem thêm các mục TẠI ĐÂY

Theo ADINA.

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2024

Quảng cáo thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ


Trong thị trường tiêu thụ thay đổi với tốc độ chóng mặt, bạn cần xây dựng cho mình một điều gì đó đặc biệt, dễ ghi nhớ và uy tín trong tâm trí khách hàng. Chính điều này mới xây dựng mối quan hệ bền vững giữa bạn và khách hàng. Vậy chìa khóa ở đây chính là Quảng cáo thương hiệu (Brand Advertising).

Quảng cáo thương hiệu là gì?
Quảng cáo thương hiệu là gì?

Quảng cáo thương hiệu là gì?

Quảng cáo thương hiệu (Brand Advertising) là một hình thức của quảng cáo, nhằm tạo nên sự kết nối mạnh mẽ và mối quan hệ bền vững giữa khách hàng và thương hiệu đó.

Bạn có thể thấy từ các thương hiệu lớn như Coca – Cola, Nike, Apple thường thực hiện chiến dịch quảng cáo không chỉ để giới thiệu sản phẩm mà còn kể những câu chuyện ý nghĩa, truyền cảm hứng, thể hiện cá tính và giá trị thương hiệu.

Tại Việt Nam, chúng ta có thể thấy phổ biến như quảng cáo Tết của Knorr, Bitis với Đi để trở về hay Vinamilk – Sữa học đường,….

Chiến dịch quảng cáo của Bitis
Chiến dịch quảng cáo của Bitis

Doanh nghiệp vừa và nhỏ quảng cáo thương hiệu theo hướng nào?

Thông thường, chúng ta sẽ thấy các “ông lớn” sẵn sàng chi mạnh tay cho những chiến dịch quảng cáo thương hiệu. Thế nhưng với ngân sách có hạn thì hướng đi nào cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong “cuộc chiến” tâm trí khách hàng này?

1. Xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội

  • Các doanh nghiệp cần chọn nền tảng phù hợp, nơi mà khách hàng tiềm năng sử dụng nhiều nhất như Facebook, Instagram, Tiktok hay Zalo.
  • Tạo nội dung hấp dẫn với các bài viết, hình ảnh, video có giá trị hữu ích cho khách hàng. Thu hút và liên tục tương tác với người dùng.
  • Chạy ads trên các nền tảng với chi phí linh hoạt, giúp tăng độ tiếp cận và nhắm đến khách hàng mục tiêu.

 các icon mạng xã hội theo kiểu diễn họa

2. Xây dựng thương hiệu qua nội dung video ngắn

  • Tạo video ngắn chia sẻ kiến thức hữu ích hoặc hướng dẫn sử dụng sản phẩm, review sản phẩm hay trải nghiệm sử dụng dịch vụ. Các nền tảng như Tiktok, Instagram, Reels sẽ là nơi lý tưởng cho video ngắn.
  • Tận dụng nội dung video để kể câu chuyện thương hiệu một cách chân thật và trực quan, giúp khách hàng hiểu rõ hơn cá tính thương hiệu, cũng như giá trị cốt lõi.

cô gái đang quay hình bằng điện thoại

3. Tối ưu SEO và xây dựng nội dung website

  • Viết bài blog có nội dung hữu ích và liên quan đến sản phẩm hoặc ngành hàng mà doanh nghiệp cung cấp, cải thiện thứ hạng tìm kiếm và thu hút khách hàng tự nhiên.
  • Tối ưu từ khóa liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ trong nội dung website, giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy doanh nghiệp trên Google.
  • Đăng ký Google My Business đối với doanh nghiệp địa phương, để được hiện thị khi khách hàng tìm kiếm địa điểm gần họ.

diễn họa chữ SEO

4. Chạy các chiến dịch email marketing

  • Thu thập email khách hàng tiềm năng thông qua website, trang mạng xã hội hoặc các chương trình khuyến mãi.
  • Chia sẻ thông tin hữu ích, thông báo ưu đãi, hoặc giới thiệu sản phẩm mới qua email để duy trì sự quan tâm và tăng nhận diện thương hiệu.
  • Cá nhân hóa nội dung tới từng khách hàng, tạo cảm giác gần gũi và chuyên nghiệp. Hãy luôn gọi tên khách hàng bạn nhé.

4.5. Sử dụng quảng cáo trả phí với ngân sách nhỏ

  • Tận dụng Quảng cáo tìm kiếm (Google Ads) với ngân sách nhỏ để nhắm tới khách hàng mục tiêu có nhu cầu, tăng tỷ lệ chuyển đổi.
  • Quảng cáo Retargeting để hướng tới khách hàng đã truy cập website của bạn nhưng chưa mua hàng, tăng cơ hội chuyển đổi.
  • Đặt ngân sách chi tiêu hợp lý để tránh lãng phí và đảm bảo hiệu quả.

4.6. Xây dựng hình ảnh thương hiệu qua đánh giá (feedback)

  • Khuyến khích khách hàng đánh giá sản phẩm/ dịch vụ trên các nền tảng MXH hoặc sàn thương mại điện tử để tăng độ uy tín.
  • Sử dụng Feedback làm nội dung quảng cáo để thu hút khách hàng mới và xây dựng lòng tin.

4.7. Tham gia sự kiện hoặc tài trợ địa phương

  • Đối với doanh nghiệp nhỏ, tham gia hội chợ, triển lãm hoặc sự kiện cộng đồng là cơ hội để giới thiệu thương hiệu trực tiếp tới khách hàng.
  • Nếu có ngân sách, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tài trợ cho một sự kiện cộng đồng, điều này cũng sẽ giúp thương hiệu tiếp cận gần hơn với người dùng và xây dựng thiện cảm tại địa phương.

4.8. Hợp tác với KOCs, KOL, Influencer

  • Bạn cũng có thể hợp với các KOCs có tệp khách hàng phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ để quảng bá thương hiệu. Hãy chọn những KOCs có độ tin cậy cao với người theo dõi và chi phí hợp lý nhé.
  • Khuyến khích influencer giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ một cách tự nhiên, tạo nội dung như review, unboxing hoặc trải nghiệm thực tế để thu hút khách hàng. 

Người mẫu làm đẹp đang quay hình

4.9. Tạo các chương trình khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt

  • Cung cấp các ưu đãi như giảm giá lần đầu hoặc gói dùng thử để thu hút khách hàng mới. Nếu sản phẩm/ dịch vụ của bạn hoàn hảo thì việc khách hàng quay lại là điều chắc chắn.
  • Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể tạo chương trình tích điểm, ưu đãi cho khách hàng nhằm tạo sự kết nối lâu dài.

Tóm lại, quảng cáo thương hiệu là một phần trong chiến lược thương hiệu giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, tạo dựng vị thế và đạt được thành công lâu dài trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. 

Theo ADINA.

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2024

Xu hướng thiết kế bao bì thực phẩm đông lạnh mới nhất 2024

Trong ngành thực phẩm đông lạnh, bao bì là yếu tố hết sức quan trọng, nhằm bảo vệ sản phẩm khỏi độ ẩm, vi khuẩn và các yếu tố môi trường, giữ nguyên độ tươi ngon và giá trị dinh dương khi đưa đến tay người dùng.

Hơn nữa, thiết kế bao bì thực phẩm đông lạnh đẹp còn có nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp của bạn. Nó giúp thương hiệu nổi bật trên thị trường cạnh tranh và xây dựng uy tín, lòng trung thành của khách hàng.

1. Tại sao cần đầu tư vào thiết kế bao bì thực phẩm đông lạnh chuyên nghiệp?

1.1. Bảo vệ sản phẩm tốt hơn

Khi thiết kế bao bì thực phẩm đông lạnh, bạn nên chọn những bao bì có chất liệu và công nghệ phù hợp để bảo quản thực phẩm hiệu quả, giữ được chất lượng và hương vị, kéo dài hạn sử dụng và đảm bảo an toàn vệ sinh.

1.2. Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Bao bì được thiết kế thông minh sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng sử dụng và bảo quản sản phẩm. Các yếu tố như zip khóa kéo, hộp dễ mở hay phần hướng dẫn bảo quản rõ ràng sẽ tạo cảm giác an tâm và hài lòng cho khách hàng.

1.3. Tăng nhận diện thương hiệu

Thiết kế bao bì thực phẩm đông lạnh chuyên nghiệp là một cách marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn. Một thiết kế bắt mắt, đồng nhất với thương hiệu sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý và ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng.

1.4. Tạo lợi thế cạnh tranh

Trong ngành thực phẩm đông lạnh với sức cạnh tranh cao, bao bì chất lượng cao sẽ giúp sản phẩm của bạn có lợi thế nổi bật hơn so với các đối thủ. Người tiêu dùng sẽ có xu hướng lựa chọn những sản phẩm có bao bì rõ ràng, đẹp mắt và có cảm giác an toàn. 

2. Những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì thực phẩm đông lạnh


Thiết kế bao bì thực phẩm đông lạnh đòi hỏi có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố bảo quản, thẩm mỹ và tiện lợi. Và đây là những điều chúng ta cần lưu ý khi thiết kế bao bì thực phẩm đông lạnh:

Chất liệu bao bì

Khả năng chịu nhiệt độ thấp mà không giòn vỡ hoặc dễ vị hư hại.

Khả năng chống thấm và ngăn không khí, vi khuẩn, đảm bảo sản phẩm giữ được độ tươi ngon và giá trị dinh dưỡng.

Thân thiện với môi trường bởi đây là xu hướng tất yếu trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại.

Thiết kế tiện lợi, dễ bảo quản

Dễ dàng đóng, mở và bảo quản sản phẩm sau khi sử dụng, ví dụ như: có khóa kéo, nắp đậy hoặc phần nắp dễ xé,….

Nên có thiết kế vuông vắn, dễ xếp chồng để thuận tiện cho việc bảo quản trong tủ đông và tiết kiệm không gian lưu trữ. 

Thông tin và hướng dẫn rõ ràng

In rõ ràng thông tin quan trọng như: ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản và thành phần dinh dưỡng. Điều này giúp người tiêu dùng cảm thấy an tâm và dễ dàng lựa chọn sản phẩm hơn.

Hướng dẫn chi tiết về cách bảo quản ở nhiệt độ đông lạnh, thời gian sử dụng sau khi mở bao bì….

Thiết kế đồng nhất với thương hiệu

Thiết kế bao bì nên đồng nhất với phong cách, màu sắc và logo thương hiệu để tăng độ nhận diện mạnh mẽ, giúp khách hàng dễ ghi nhớ sản phẩm.

Yếu tố an toàn

Bao bì cần đảm bảo không bị rò rỉ chất lỏng từ thực phẩm và không gây ám mùi vào các sản phẩm đông lạnh khác.

Nên có dấu hiệu chứng nhận an toàn thực phẩm như: tiêu chuẩn ISO hoặc HACCP, giúp khách hàng yên tâm hơn khi chọn mua sản phẩm.

3. Xu hướng thiết kế bao bì thực phẩm đông lạnh hiện nay

3.1. Sử dụng chất liệu thân thiện với môi trường

Ngày càng nhiều thương hiệu chuyển sang sử dụng chất liệu tái chế, phân hủy tự nhiên hay bao bì làm từ nguyên liệu tái tạo. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu tác động đến môi trường mà còn thu hút nhóm khách hàng có thói quen tiêu dùng bền vững.

Các chất liệu như giấy, sợi bã mía hay nhựa sinh học đang được sử dụng phổ biến để giảm bớt lượng rác thải và đáp ứng nhu cầu bao bì thân thiện với môi trường.

3.2. Thiết kế tối giản và hiệu quả

Các thiết kế đơn giản, ít họa tiết, sử dụng màu sắc tươi sáng, gọn gàng sẽ giúp sản phẩm nổi bật trên kệ hàng mà không gây rối mắt. Đồng thời, xu hướng bao bì với thiết kế tối giản giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận diện và ghi nhớ thương hiệu.

Nêu bật những thông tin cần có trên bao bì giúp người tiêu dùng nắm bắt đặc tính, thành phần nhanh chóng. Từ đó đưa ra quyết định mua nhanh hơn.

3.3. Bao bì có tính tương tác

Để tăng tính tương tác cho bao bì, chúng ta có thể tích hợp mã QR hoặc mã truy xuất nguồn gốc lên bao bì để người tiêu dùng dễ dàng tìm hiểu thông tin về nguồn gốc sản phẩm, quy trình sản xuất hay các lợi ích dinh dưỡng. Điều này tạo sự minh bạch và tăng cường niềm tin của khách hàng với sản phẩm.

Ngoài ra, có thể áp dụng thiết kế bao bì linh hoạt hoặc cá nhân hóa theo từng đối tượng khách hàng. Ví dụ như: hình ảnh, slogan hoặc kiểu dáng bao bì, để tăng trải nghiệm độc đáo và gắn bó với người dùng.

3.4. Tăng cường yếu tố hình ảnh và minh họa sống động

Khi thiết kế bao bì thực phẩm đông lạnh, nên chú trọng sử dụng hình ảnh thật của sản phẩm hoặc mô phỏng món ăn sau khi chế biến để khách hàng hình dung rõ ràng về sản phẩm. Hình ảnh thật luôn tốt hơn minh họa, bởi nó tạo cảm giác hấp dẫn và kích thích vị giác người xem. 

3.5. Bao bì đồng bộ với thương hiệu và câu chuyện truyền tải

Thiết kế bao bì thực phẩm đông lạnh cần phản ánh đúng giá trị, phong cách và bản sắc của thương hiệu. Một số thương hiệu còn sử dụng bao bì là nơi chia sẻ câu chuyện về nguồn gốc, quy trình chế biến hoặc các giá trị cốt lõi. Giờ đây, bao bì không chỉ đơn thuần là công cụ bảo vệ mà còn trở thành “vũ khí” truyền thông hiệu quả, giúp kết nối cảm xúc với người tiêu dùng.

Theo ADINA

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2024

9 bước để tăng độ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ cho doanh nghiệp


Khi bạn nhìn thấy quả táo cắn dở, một kí tự check đơn giản hay chữ G màu sắc, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay tới Apple, Nike và Google. Đó chính là sức mạnh của nhận diện thương hiệu. Nếu đang sở hữu một doanh nghiệp, chắc hẳn bạn cũng sẽ muốn thương hiệu của mình để lại ấn tượng lâu dài phải không? 

Trong bài viết này cùng ADINA tìm hiểu 9 bước để tăng độ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ cho doanh nghiệp của bạn ngay nhé!

I. Nhận diện thương hiệu là gì? Định nghĩa


Nhận diện thương hiệu là tập hợp các yếu tố độc đáo và đặc trưng giúp khách hàng nhận biết và ghi nhớ một thương hiệu. Nhờ đó doanh nghiệp có thể tạo ấn tượng và sự kết nối cảm xúc của khách hàng, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì lòng trung thành của khách hàng.

Để dễ hình dung hơn, cùng lấy ví dụ về Coca – Cola. Đối với bất kì nhà sản xuất nào, coke thường là từ đồng nghĩa với một loại giải khát. Điều này cho thấy mức độ nhận diện thương hiệu của người tiêu dùng đối với Coca – Cola cao hơn so với các thương hiệu nước giải khát có ga khác cạnh tranh với họ.

Tăng độ nhận diện thương hiệu theo thời gian sẽ trở thành một tài sản vô hình của doanh nghiệp. Mức độ nhận diện thương hiệu cao thậm chí có thể làm gia tăng giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, đồng thời tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

II. Các yếu tố then chốt để tăng độ nhận diện thương hiệu 

  • Brand Recall: Là khả năng người tiêu dùng nhớ đến một thương hiệu khi nghĩ đến một sản phẩm nào đó.
  • Brand Recognition: Là khả năng người tiêu dùng nhận diện một thương hiệu khi nhìn thấy logo, bao bì hoặc tên thương hiệu đó.
  • Top-of-mind Awareness: Thương hiệu đầu tiên xuất hiện trong đầu khi nghĩ về sản phẩm.
  • Brand Association: Kết nối cảm xúc, nhận thức hoặc giác quan của người tiêu dùng với thương hiệu.
  • Perceived Quality: Nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng của một thương hiệu so với các thương hiệu khác trên thị trường.
  • Brand Loyalty: Xu hướng người tiêu dùng luôn lựa chọn một thương hiệu hơn những thương hiệu khác.
  • Brand Identity: Những đặc điểm và tính năng độc đáo của thương hiệu giúp phân biệt thương hiệu đó với đối thủ cạnh tranh.
  • Brand Communication: Cách thức truyền tải và tiếp nhận thông điệp của thương hiệu thông qua các hoạt động marketing.
  • Brand Visibility: Tần suất và vị trí mà thương hiệu xuất hiện trên thị trường.
  • Brand Experience: Trải nghiệm chung của khách hàng với thương hiệu đó.

III. 9 bước để tăng độ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ

1. Xác định mục tiêu và đối tượng khách hàng

Hiểu rõ khách hàng mục tiêu: Việc xác định phân khúc khách hàng để tập trung xây dựng hình ảnh phù hợp, tạo ấn tượng sâu sắc và tăng khả năng nhận diện.

Đặt mục tiêu rõ ràng: Bạn cần biết mình muốn đạt được gì từ việc tăng độ nhận diện thương hiệu, có thể là tăng doanh thu, thu hút thêm khách hàng, hay củng cố lòng trung thành.

2. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu nhất quán

Tạo bộ nhận diện thương hiệu độc đáo: Hãy đảm bảo tất cả yếu tố, từ logo, màu sắc, font chữ đến phong cách thiết kế , đều gắn liền và nhất quán với thương hiệu. Điều này giúp thương hiệu trở nên dễ nhận biết và đáng tin cậy hơn.

Tạo câu chuyện thương hiệu: Brand Story cũng là yếu tố không thể thiếu, một câu chuyện hấp dẫn và chân thực sẽ giúp thương hiệu dễ dàng tạo kết nối với khách hàng. 

3. Xây dựng nội dung chất lượng và sáng tạo

Đa dạng hóa nội dung: Sử dụng nhiều loại nội dung như viết blog, video, hình ảnh hay infographics để thu hút và giữ chân khách hàng.

Cung cấp giá trị tới người xem: Nội dung không chỉ quảng bá sản phẩm mà còn phải mang đến giá trị hữu ích, giúp khách hàng cảm thấy họ được nhận về nhiều hơn, thay vì chỉ phải bỏ tiền ra để mua sản phẩm.

4. Xây dựng sự hiện diện mạnh mẽ trên các nền tảng xã hội

Tận dụng mạng xã hội: Bạn cần xuất hiện đều đặn và nhất quán giữa các nền tảng phổ biến với khách hàng mục tiêu như: Facebook, Instagram, Tiktok, LinkedIn,.v..vv

Tương tác thường xuyên: Đừng chỉ tương tác 1 chiều, hãy phản hồi, nhận xét các câu hỏi của khách hàng một cách nhanh chóng và chân thành để tạo dựng mối quan hệ bền vững.

5. Tạo các chương trình quảng cáo và khuyến mãi thu hút

Chương trình ưu đãi đặc biệt: Đây là cách nhanh nhất để khách hàng tiếp cận với thương hiệu của bạn, vì tâm lý chung của người tiêu luôn thích được hời, được tặng quà. Những dịp ưu đãi như vậy sẽ giúp thu hút sự chú ý của khách hàng, khuyến khích họ tìm hiểu và thử nghiệm thương hiệu.

Quảng cáo trực tuyến và ngoại tuyến: Ngoài ra, cũng cần tận dụng quảng cáo trực tuyến và ngoại tuyến để tăng sự xuất hiện của thương hiệu ở nhiều nơi, điều này cũng làm tăng độ nhận diện thương hiệu hiệu quả.

6. Tận dụng Influencers và KOLs

Chọn người có ảnh hưởng phù hợp: Bạn nên chọn các Influencers hoặc KOLs có tiếng tăm trong ngành và phù hợp với thương hiệu để quảng bá thương hiệu của bạn. Mỗi người sẽ có tệp khách hàng riêng và phủ rộng khắp.

7. Thực hiện các chiến dịch tương tác trực tiếp (Event, Workshop)

Tổ chức sự kiện và hội thảo: Đây chính là cơ hội để khách hàng trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu trực tiếp, giúp họ có cái nhìn thực tế và cảm nhận sâu sắc hơn.

8. Tối ưu hóa công cụ SEO và SEM

SEO nội dung trên website: Đảm bảo rằng website và nội dung của bạn dễ dàng tìm thấy trên công cụ tìm kiếm. SEO tốt sẽ giúp thương hiệu xuất hiện ở vị trí cao khi khách hàng tìm kiếm, giúp tăng khả năng nhận diện.

Sử dụng quảng cáo tìm kiếm (SEM): Chạy quảng cáo từ khóa liên quan giúp thương hiệu tiếp cận nhanh chóng đến đối tượng mục tiêu khi họ tìm kiếm thông tin.

9. Liên tục đo lường và cải tiến

Theo dõi các chỉ số nhận diện: Đo lường hiệu quả của các chiến dịch qua các chỉ số như lượng truy cập, tương tác, lượt chia sẻ, và sự tăng trưởng về lượng khách hàng mới để xác định đâu là chiến lược hiệu quả.

Phản hồi và cải tiến: Dựa vào kết quả đo lường, điều chỉnh và cải thiện các chiến lược sao cho phù hợp với thị trường và khách hàng, từ đó nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu hơn nữa.

Kết luận

Bởi vì nếu không ai biết về sản phẩm, dịch vụ của bạn thì doanh nghiệp của bạn sẽ không thể phát triển được. Bất kể sản phẩm của bạn có tốt đến đâu. Trước khi một người trở thành khách hàng của bạn thì họ cần biết về thương hiệu của bạn trước.

Theo ADINA Việt Nam



Thứ Hai, 4 tháng 11, 2024

BAO BÌ THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG - XU HƯỚNG TẤT YẾU CHO DOANH NGHIỆP

Với xu hướng phát triển bền vững hiện nay, bao bì thân thiện với môi trương đang là giải pháp hàng đầu cho các doanh nghiệp. Không chỉ dừng lại ở việc tối ưu sản phẩm, doanh nghiệp cũng cần hướng đến những giải pháp bao bì mang tính bền vững hơn.

Trong bài viết này, Adina sẽ mang đến cho bạn tất tần tật các thông tin liên quan về giải pháp bao bì này. Cùng bắt đầu nhé!


1. Bao bì thân thiện với môi trường là gì?

Bao bì thân thiện với môi trường là loại bao bì được thiết kế và sản xuất sao cho ít tác động đến môi trường đến mức tối thiểu.

Mục tiêu chính của loại bao bì này là giảm tác động tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đồng thời bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người. Điểm nổi bật của bao bì thân thiện với môi trường là khả năng phân hủy sinh học, tái chế hoặc sử dụng nguyên liệu tái tạo. Điều này sẽ giúp giảm lượng rác thải nhựa khó phân hủy, từ đó đóng góp vào việc giảm lượng phát thải.


Đặc điểm của bao bì thân thiện với môi trường:

Khả năng tái chế, giảm bớt việc sử dụng nguồn tài nguyên mới

Phân hủy sinh học, không gây hại môi trường và sức khỏe con người

Sử dụng vật liệu tái tạo như các loại cây trồng, phụ phần nông nghiệp,..

2.  Tại sao bạn nên thiết kế bao bì thân thiện với môi trường?

Như chúng ta thấy, với tốc độ phát triển nhanh chóng mặt, thế giới đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và cạn kiệt nguồn tài nguyên. Do đó, việc thiết kế bao bì thân thiện với môi trường không chỉ là một lựa chọn tốt mà còn là xu hướng tất yêu cho mọi doanh nghiệp.

Thiết kế bao bì thân thiện với môi trường: Giảm thiểu ô nhiễm

Rác thải nhựa và bao bì không phân hủy chính là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm đất, nước, không khí. Mỗi năm, có hàng triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, gây hại đến sinh vật biển và chuỗi thức ăn của con người. Giải pháp cấp bách cho chúng ta là bao bì thân thiện với môi trường. Đây là yếu tố tiên quyết và cần được đặt lên hàng đầu với bất kì doanh nghiệp nào, để phát triển bền vững và trở thành một doanh nghiệp “nhân văn”.


Cải thiện hình ảnh thương hiệu

Khách hàng ngày nay rất quan tâm đến các vấn đề môi trường và họ có xu hướng ủng hộ, tiêu dùng sản phẩm của các thương hiệu có trách nhiệm với xã hội. 

Bởi vậy, việc sử dụng bao bì thân thiện với môi trường không chỉ giúp doanh nghiệp bạn xây dựng hình ảnh thương hiệu xanh mà còn tạo niềm tin, lòng trung thành từ khách hàng.

Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng 78% khách hàng trong độ tuổi từ 18-72 có xu hướng yêu thích một sản phẩm có bao bì được làm từ các mặt hàng tái chế.


Tuân thủ quy định và luật pháp

Nhiều quốc gia đã ban hành các quy định nghiêm ngặt liên quan đến việc sử dụng bao bì nhựa và khuyến khích sử dụng bao bì bền vững. Nếu doanh nghiệp bạn không tuân thủ các quy định này, doanh nghiệp của bạn có thể phải đối mặt với các khoản phạt lớn và các biện pháp xử lý khác. 

Nếu doanh nghiệp bạn muốn thâm nhập vào thị trường các nước đã ban hàng quy định về bao bì, hãy đảm bảo tuân thủ theo nhé!


Tiết kiệm chi phí dài hạn

Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu cho bao bì thân thiện môi trường có thể cao hơn so với bao bì truyền thống, nhưng về lâu dài nó có thể giúp tiết kiệm chi phí đáng kể. Nhiều doanh nghiệp đã ghi nhận rằng việc chuyển đổi sang bao bì xanh đã giúp họ tiết kiệm được chi phí vận hành và tăng trưởng bền vững.


Góp phần vào sự phát triển bền vững

Khi thiết kế bao bì thân thiện với môi trường, bạn không chỉ đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp mà còn của toàn xã hội. Các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội đang ngày càng được khách hàng và cộng đồng tôn trọng và đánh giá cao. Bằng cách tham gia vào việc bảo vệ môi trường, bạn đang tạo ra giá trị không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho cộng đồng và thế hệ tương lai.


Phát triển bền vững với bao bì thân thiện môi trường

Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng

Người tiêu dùng hiện nay ngày càng ưa chuộng các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường. Họ không chỉ tìm kiếm sự tiện lợi mà còn chú trọng đến các giá trị bền vững. Khi bạn thiết kế bao bì thân thiện với môi trường, bạn đang đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng này của thị trường, giúp tăng trưởng doanh thu và mở rộng thị phần.


3. Các loại bao bì thân thiện với môi trường phổ biến hiện nay



Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại bao bì thân thiện với môi trường được áp dụng và phát triển. Dưới đây Adina sẽ giới thiệu tới bạn một số loại bao bì phổ biến:

  • Bao bì giấy tái chế
  • Bao bì giấy tái chế
  • Bao bì phân hủy sinh học
  • Bao bì phân hủy sinh học
  • Bao bì từ nguyên liệu tái tạo
  • Bao bì từ nguyên liệu tái chế
  • Bao bì tái sử dụng

Nguồn: ADINA Việt Nam