Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016

Những sai lầm cơ bản của Doanh nghiệp khi xây dựng Website

NHỮNG SAI LẦM CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP KHI XÂY DỰNG WEBSITE
Ngay sau khi bạn sở hữu nhận diện thương hiệu cơ bản như tên thương hiệu, logo thương hiệu, bạn và đồng nghiệp hăm hở với dự án xây dựng website bởi bạn hiểu rõ: hơn 3.4 tỉ người đang sử dụng internet mỗi ngày (theo Internet Live Stats 2016); Tại Việt Nam, con số này đạt hơn 47 triệu dân tương đương 52% dân số sử dụng internet tính tới hết năm 2015 theo Cục Viễn Thông. Bạn hiểu khách của bạn sẽ tìm hiểu thông tin của bạn trên website của bạn trước khi ra bất kỳ quyết định đặt hàng hay yêu cầu báo giá nào. Sự thông thái của bạn đã đặt đúng chỗ. Bạn đã sẵn sàng và đây là một số tổng hợp của chúng tôi để giúp bạn tránh những lỗi điển hình khi xây dựng website cũng như trợ giúp bạn đạt mục tiêu xây dựng website cho chính mình.
Steba mockup2
  1. Không sở hữu tên miền của chính mình
Tưởng chừng đơn giản, nhưng các doanh nghiệp vẫn coi thường nó. Bằng chứng là họ phó mặc tên miền cho một sử dụng sai mục đích, làm ảnh hưởng tới thương hiệu doanh nghiệp.
Họ giao cho 1 nhân viên đăng ký tên miền nhưng không yêu cầu chuyển tên miền khi cá nhân hoặc đơn vị nào đó đăng ký hộ. Sau một thời gian vận hành và hết hạn tên miền, khi cần mua lại, doanh nghiệp có thể gặp sự cố “mất bò mới lo làm chuồng” như sau:
  • Không thể sở hữu tên miền của chính mình (do người mua đánh mất hoặc mua giúp không chịu trả)
  • Buộc phải mua lại tên miền mới. Kèm theo là chi phí sản xuất lại ấn phẩm văn phòng, khởi tạo lại email, truyền thông lại, thậm chí đánh mất khách hàng đã quá quen với tên miền cũ
  • Bị đánh cắp tên miền: rủi ro bị cắp tên miền bởi nhân viên không trung thực. Và doanh nghiệp sẽ khốn khổ vì phải tìm cách lấy lại tên miền
Vậy, phải coi tên miền là một tài sản phan trọng của doanh nghiệp và là một phần thương hiệu. Bảo vệ tên miền là bảo vệ thương hiệu từ ngày đầu thành lập.
Fakir mockup1
  1. Doanh nghiệp không có chiến lược và định hướng kinh doanh rõ ràng cho kinh doanh trên website
Điều này đồng nghĩa với việc xây nhà mà không biết để làm gì. Trước khi xây dựng website, bạn hãy trả lời chi tiết, rõ ràng các câu hỏi sau:
  • Bạn muốn có website để làm gì? Kinh doanh trực tuyến, xây dựng thương hiệu, tạo uy tín với khách hàng, có nơi giới thiệu công ty.
Mục đích của bạn sẽ quyết định tên miền của bạn hay hướng thiết kế, xây dựng website.
  • Bạn sẽ làm gì trên websie? Bán hàng, giới thiệu sản phẩm, giao tiếp với khách hàng, thu hút sự chú ý hay tạo dựng cộng đồng?
Điều nay sẽ quyết định việc bạn chọn đối tác xây dựng website. Nếu website của bạn muốn nhấn mạnh vào xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp, bạn nên tham khảo các agency chuyên về thương hiệu, nơi hội tụ những chuyên gia giúp bạn khác biệt hóa bằng những thiết kế ấn tượng và có những điểm nhấn nhá hợp lý. Trong khi bạn là công ty bán hàng trực tuyến, cần chú trọng tới trải nghiệm người dùng và các tiện ích mở rộng thì các công ty chuyên về lập trình web là một ý kiến hay. Sự cân nhắc kỹ lưỡng lựa chọn đối tác sẽ giúp công ty bạn đi đúng hướng.
Austdoor 3
  1. Phó thác cho đơn vị xây dựng website
Dường như đây là lỗi thường thấy của các quý công ty “lười biếng”. Không ai hiểu rõ website của bạn, nhu cầu của bạn bằng chính bạn. Do đó, dịch vụ thiết kế web chỉ có thể chiếm 30% trong toàn bộ dự án website của bạn. Phạm vi công việc của công ty thiết kế web dừng lại ở:
  • Tư vấn xây dựng web: lựa chọn hạ tầng web (tên miền, hosting…)
  • Tư vấn thiết kế mỹ thuật website: lựa chọn giao diện phù hợp với ngành nghề và mục đích kinh doanh
  • Tư vấn cấu trúc và các tiện ích tăng trải nghiệm người dùng
  • Tư vấn làm website chuẩn SEO: hỗ trợ website tương thích với công cụ tìm kiếm của Google
  • Quản trị nội dung website
  • Hỗ trợ vận hành website
  • Biên soạn nội dung website
Tựu chung lại, vai trò nhà cung cấp dịch vụ thiết kế web chỉ dừng lại ở việc thực thi theo yêu cầu thiết kế, tư vấn hay biên soạn nội dung web. Người quyết định chính là bạn. Những gì bạn muốn truyền tải tới khách hàng là do bạn. Chính vì thế, cần tránh triệt để phó thác hoàn toàn cho đơn vị xây dựng web. Nên ghi nhớ: “dữ liệu đầu vào càng rõ ràng, chi tiết thì sản phẩm đầu ra sẽ càng chất lượng và đạt đúng mục tiêu”.
Austdoor mock up1
  1. Không có nhân sự hoặc thời gian cho website
Nếu bạn không có nhân sự hoặc thời gian cho web, bạn nên DỪNG dự án này lại. Website làm xong rồi để đó chẳng khác nào đem con bỏ chợ. Website cần được chăm sóc, cập nhật và hoàn thiện. Đây là điểm bắt buộc cho xây dựng thương hiệu của chính mình.Shaha Mockup 6
  1. Có nhiều tiền mới xây dựng được website tốt
Website tốt chưa hẳn là web có chi phí đầu tư cao mà phải là web được tối ưu chi phí, hiệu quả trong kết nối người dùng với công ty bạn, từ đó mang lại lợi ích thiết thực cho bạn theo tiêu chí mà bạn chọn ngay từ đầu.mamamy 4
  1. Giao website cho bạn bè hoặc người nhà
Có vẻ đây là sự lựa chọn không tệ nhưng cần cân nhắc rất kỹ lưỡng. Bởi lẽ, những mối quan hệ thân quen rất khó xây dựng một web có chiến lược dài hạn trừ khi bạn hợp tác dưới dạng đối tác hoặc đầu tư, có quy định quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng. Ví dụ:
  • Thời gian: sự chủ động về thời gian sẽ rất hạn chế. Khó có thể đưa ra yêu cầu cố định về thời gian, bạn sẽ cả nể mà bỏ qua lời thất hứa của Ông hay Bà “THẤT HỨA’ nào đó bởi đó là người nhà hay bạn thân bạn.
  • Hiệu quả hoạt động lâu dài: mỗi người có điểm mạnh điểm yếu khác nhau. Người có khả năng đồ họa tốt chưa chắc đã giúp website bạn tối ưu hóa được từ khóa tìm kiếm. Người giỏi lập trình chưa chắc cho ra được website mỹ thuật bắt mắt. Và người có giỏi 2 điều trên chưa chắc giúp bạn quản trị web đều đặn, thường xuyên và hiệu quả.
  • Việc mở rộng lâu dài cho website sẽ gặp nhiều hạn chế vì bạn bè, người thân sẽ khó sát sao chu trình kinh doanh của bạn.
Sự chủ động trong mọi tình huống là cần thiết. Mọi sự chuẩn bị chu đáo sẽ tạo đà cho website của bạn được tối ưu hiệu quả đầu tư.
Theo Nguyễn Tuấn Đặng Minh
Nguồn bài viết: Adina Việt Nam

Làm thế nào để thiết kế ấn phẩm quảng cáo hiệu quả nhất

Làm thế nào để thiết kế ấn phẩm quảng cáo hiệu quả cao nhất?

Ngay sau khi có nhận diện cốt lõi, các doanh nghiệp thường vội vàng truyền thông thương hiệu, truyền tải các thông điệp thương hiệu bằng các kênh offline, online. Mỗi kênh lại yêu cầu có ấn phẩm quảng cáo riêng. Ví dụ như: bộ nhận diện văn phòng cơ bản, tờ rơi, catalog, profile, brochure, website, banner quảng cáo.
Cho dù doanh nghiệp bạn là agency thiết kế, bạn là doanh nghiệp có thể tự thiết kế hay outsource bên ngoài, việc nắm rõ hiệu quả làm thế nào để tối ưu hiệu quả ấn phẩm quảng cáo là bức thiết.
Kiến thức cơ bản này sẽ giúp doanh nghiệp bạn chẳng những tránh được những phí tổn không đáng có mà còn mang lại hiệu quả bất ngờ.
Adina đã tổng hợp và đưa ra các yếu tố tạo nên thiết kế ấn phẩm quảng cáo hiệu quả

1.Bố cục đơn giản, thoáng đãng

Một bố cục rõ ràng sẽ làm cho người đọc chú ý đến ấn phẩm quảng cáo của bạn (ví dụ như tờ rơi, poster, banner quảng cáo online, catalog hay profile, brochure). Những kiểu trình bày dài dòng sẽ xua đuổi người đọc.
Một ấn phẩm quảng cáo hiệu quả là ấn phẩm quảng cáo có khả năng thu hút người đọc.
Hình ảnh trong ấn phẩm là hết sức quan trọng. Hình ảnh này càng lớn, bạn càng nhận được nhiều sự thu hút hơn, phần lời của bạn sẽ càng được khách hàng, người quan tâm nhớ tới hơn, đọc nhiều hơn. Kinh nghiệm cho thấy phần lời không nên chiếm quá 30% diện tích.
Những quảng cáo đơn giản mang lại hiệu quả cao nhất, đóng góp cho thành công của bạn.
  • Phần trình bày càng thoáng đãng, bạn càng có nhiều người đọc
  • Trong trường hợp phần lời dài, bạn đừng quên trang trí với những hình ảnh nhỏ đi kèm.
  • Một số người cho rằng những mép giấy, những khoảng trống và khoảng cách giữa các đoạn là sự lãng phí. Sự thật chứng minh điều ngược lại. Những khoảng trống đó là công cụ hiệu quả tạo ra phần nghỉ, tạo cảm giác thư giãn nhẹ nhàng, tăng sức hấp dẫn và lôi cuốn người đọc. Đối với một số thiết kế không chuyên hay một số người quá tham lam trong lạm dụng phần nghỉ này.
Dưới đây là 7 bố cục đã được chứng minh là hiệu quả (nội dung gồm tiêu dề, phần chữ, hình ảnh, logo)

thiet-ke-quang-cao-hieu-qua-1
1) Bố cục hình nằm trên, chữ nằm dưới: kiểu trình bày thông dụng nhất. Phần hình chiếm 2/3 diện tích. Kèm sau là tiêu đề và phần chữ được phân ra 3 cột
thiet-ke-quang-cao-hieu-qua-2
2) Bố cục tiêu đề nằm trên: cách này thu hút người xem bằng cách tập trung vào tiêu đề. Nó thường được dùng trong quảng cáo của hãng máy bay, ngân hàng, công ty máy tính và công ty bảo hiểm
thiet-ke-quang-cao-hieu-qua-3
3) Bố cục thiên về chữ: khi ấn phẩm có nhiều nội dung, phần chữ cần được quy hoạch tổng thể, đảm bảo thoáng mà vẫn có điểm nhấn để thu hút người đọc
thiet-ke-quang-cao-hieu-qua-4
4) Bố cục nhiều yếu tố được sắp xếp rõ ràng
thiet-ke-quang-cao-hieu-qua-5
5) Bố cục dạng khung: đóng khung cũng là một ý kiến hay để tạo hiệu ứng tốt tới người đọc

thiet-ke-quang-cao-hieu-qua-7
6) Bố cục dạng kết hợp khối của hình ảnh và chữ

thiet-ke-quang-cao-hieu-qua-6
7) Bố cục màu sắc  

2.Kiểu chữ phù hợp

Mỗi kiểu chữ đều có cá tính riêng, cũng như con người vậy. Một số kiểu chữ rất nam tính, mạnh mẽ, một số khác lại rất nữ tính, nhẹ nhàng. Một vài kiểu lại rất kén chọn, lạnh lùng nhưng tỏ ra đáng tin cậy và uy nghiêm, trong khi một số kiểu lại thanh thoát, nhẹ nhàng, gợi tả về hạnh phúc, hay gợi cảm xúc và tâm trạng hoài cổ hay hiện đại.
Kiểu chữ cũng có khả năng độc đáo trong thể hiện âm thanh như thầm thì, thuyết phục, kêu gọi, reo hò hay mừng vui.
Liệu người đọc có nhìn ngó đến nó, có nhớ nó, có ghét nó, có yêu nó hay hoàn toàn lờ nó đi?
Đó chính là lý do tại sao chúng ta phải lựa chọn những ký tự phù hợp để sử dụng trong phần lời quảng cáo.
Vậy làm thế nào để sử dụng kiểu chữ trong xây dựng ấn phẩm nhận diện thương hiệu một cách hiệu quả. Cụ thể nhất trong thiết kế catalog, profile, tờ rơi hay banner quảng cáo trên báo, trên đường quốc lộ???
Thứ nhất là chọn lựa kiểu chữ
Tất cả kiểu chữ phải được lựa chọn phù hợp với sản phẩm, đối tượng khách hàng, khổ giấy cũng như phần lời quảng cáo. Phần lời này cần phải đẹp và dễ đọc. Điểm này được xây dựng bởi 7 yếu tố:
  1. Sự đơn giản của ký tự
  2. Chiều của ký tự
  3. Kích cỡ kiểu chữ: kích cỡ lý tưởng của phần chữ trong quảng cáo của bạn là 11. Nếu lớn hơn, những ký tự của bạn sẽ trông hơi kỳ lạ, nếu nhỏ quá thì lại khó đọc. Ký tự khởi đầu là một ký tự có ảnh hưởng đặc biệt tới người đọc. Nó gây tò mò, khởi tạo sự quan tâm của đọc giả với nội dung trong phần lời quảng cáo.
  4. Màu sắc của chữ: Dưới đây là những kiểu kết hợp màu sắc được đánh giá là dễ đọc nhất theo thứ tự giảm dần như sau:
    • Đen trên nền trắng
    • Xanh trên nền trắng
    • Trắng trên nền đen
    • Đen trên nền vàng
    • Đỏ trên nền vàng
    • Đỏ trên nền trắng
    • Xanh trên nền đỏ
    • Cam trên nền đen
    • Cam trên nền tráng
    • Đỏ trên nền xah
    • Đen trên nền tím
  5. Khả năng biến đổi của các ký tự: bạn có thể in nghiêng, bạn có thể VIẾT HOA, bạn có thể in đậm, bạn có thể gạch dưới, bạn có thể [đóng khung] hoặc đóng hộp phần chữ, bạn có thể vẽ tròn phần chữ, bạn có thể sử dụng kỹ thuật viết chữ thảo, bạn có thể đánh dấu hay highlight phần chữ. Một chú ý nhỏ: bạn không nên in nghiêng toàn bộ chữ do phần này sẽ giảm tốc độ đọc của người xem. Và bạn khó mà giữ chân được đọc giả khi vị khách hàng này mất kiên nhẫn để đọc phần in nghiêng tốn thời gian này.
  1. Bố cục: Hãy cẩn thận về khoảng cách giữa các từ. Khoảng cách quá gần hay quá xa đều cản trở khả năng đọc của đọc giả. Các nghiên cứu chỉ ra rằng không nên viết quá 40 ký tự trong 1 dòng. Mỗi cột bạn chỉ nên viết từ 35-55 ký tự.
  2. Sự thống nhất của các ký tự: không nên dùng quá 2 kiểu chữ trong ấn phẩm quảng cáo, truyền thông bởi nó sẽ làm não bộ người phải điều chỉnh nhiều lần, làm chậm quá trình đọc, cản trở đọc giả trong tiếp nhận thông tin. Nó là cái bẫy cho những ấn phẩm thất bại.
Chúng tôi hi vọng bài viết đem đến các thông tin bổ ích giúp doanh nghiệp Xây dựng Thương hiệu một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, hãy đón đọc các bài viết tiếp theo của chúng tôi.

Các lỗi thường gặp của Start-Up khi xây dựng Thương hiệu

CÁC LỖI THƯỜNG GẶP CỦA START-UP KHI XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

Doanh nghiệp thường hiểu nhầm về xây dựng thương hiệu. Có thể kể đến như sau:
  • Xây dựng thương hiệu chỉ dành cho những doanh nghiệp có nhiều tiền
  • Xây dựng thương hiệu chỉ cần có logo đẹp và chuyên nghiệp
  • Xây dựng thương hiệu không dành cho những doanh nghiệp ít người
  • Khi nào có đủ tiền sẽ tập trung xây dựng thương hiệu
Những hiểu lầm như trên có thể khiến startup hay những doanh nghiệp nhỏ rơi vào vòng xoáy, muốn tạo dựng uy tín cần thể hiện chuyên nghiệp, nhưng muốn chuyên nghiệp phải có thương hiệu , có tiền mới làm thương hiệu, chưa có tiền chưa làm thương hiệu chuyên nghiệp được…. Lối tư duy này hạn chế cơ hội của chính các doanh nghiệp. Hãy ghi nhớ, mọi thương hiệu lớn đều bắt đầu từ một cơ sở nhỏ. Việc xây dựng thương hiệu nên triển khai càng sớm càng tốt, từ những điều rất nhỏ và nên ắt đầu từ cả hai góc độ, xây dựng thương hiệu cá nhân chủ doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.

loi-thuong-gap-khi-xay-dung-thuong-hieu-2
Vậy doanh nghiệp startup, doanh nghiệp nhỏ và vừa nên làm gì?
Phần 1: xây dựng thương hiệu doanh nghiệp với chi phí hợp lý
Ngay từ ngày đầu thành lập,doanh nghiệp nên đặt cho mình một tầm nhìn cho sự lớn mạnh của tên tuổi công ty, sản phẩm hay dịch vụ của công ty trên thị trường. Xây dựng thương hiệu biểu hiện bên ngoài bằng tên gọi, logo và các tài liệu, hình ảnh có sự hiện diện của chính doanh nghiệp. Đó là nền tảng lâu dài để từng bước gây dựng trong tâm trí khách hàng một thương hiệu chuyên nghiệp.
Là một doanh nghiệp nhỏ, công ty bạn nên tiết kiệm chi phí và tập trung chi cho một số nội dung chính để nhận diện thương hiệu:
2.Thiết kế bộ ứng dụng văn phòng
(danh thiếp, tiêu đề thư, phong thư tài liệu, kẹp file tài liệu, hóa đơn doanh nghiệp)
Phần 2: xây dựng thương hiệu cá nhân chủ doanh nghiệp
Bắt đầu với doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó thương hiệu cá nhân của bạn là nền tảng quan trọng để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Vì bạn sẽ là người bán hàng quan trọng nhất của doanh nghiệp, việc xây dựng hình ảnh thương hiệu cá nhân ngay từ ngày đầu lập nghiệp cũng giống như tạo ra những cảm nhận tích cực của khách hàng tiềm năng và đối tác của bạn. Thế giới số cho bạn rất nhiều những công cụ để giúp bạn thể hiện được hoài bão, nguyên tắc và những giá trị mà bạn sẽ mang lại cho khách hàng, đối tác, cộng đồng thông qua việc thành lập công ty. Bạn cũng nên lưu ý, điều này không đồng nghĩa với việc chia sẻ về đời tư của bạn.
Công cụ có thể sử dụng:
Website cá nhân: sử dụng khả năng viết bài, chia sẻ về kinh nghiệm, về dịch vụ, sản phẩm, về thương hiệu của bạn và duy trì nó để đạt hiệu quả
Mạng xã hội: facebook, twister, linkin, pinterest; đảm bảo khách hàng luôn dễ dàng tìm thấy bạn trên mọi kênh mạng xã hội. Cộng đồng này có thể cho phép bạn mở rộng mối quan hệ cũng như tăng lượng khách hàng đầu vào.
Blog cá nhân, tạp chí, diễn đàn: Để thu hút nhiều người quan tâm cũng như thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp, bài viết pr trên các blog, tạp chí hay diễn đàn gia tăng đáng kể uy tín của bạn trong ngành nghề mà bạn đang hoạt động.
Tựu chung lại, doanh nghiệp startup cần sáng suốt ngay từ ngày đầu thành lập, tạo dựng uy tín thương hiệu trên cả hai phương diện thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu cá nhân, tạo dựng hình ảnh thương hiệu hiện hữu trong tâm trí khách hàng.
Phỏng theo Nguyễn Đặng Tuấn Minh
Nguồn bài viết: http://adina.com.vn/cac-loi-thuong-gap-cua-start-up-khi-xay-dung-thuong-hieu/

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2016

ĐỪNG BẮT ĐẦU THIẾT KẾ THƯƠNG HIỆU NẾU BẠN CÒN NHỮNG CÂU HỎI SAU

1. Việc đặt tên Thương hiệu là không cần thiết, tôi có thể dùng tên mình – địa danh, gì cũng được ?

Tên Thương Hiệu là một tài sản vô hình theo suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, đặt tên Thương hiệumang lại một cảm xúc Thương hiệu mỗi khi được gợi nhớ trong tâm trí khách hàng, nếu sử dụng tên riêng – địa danh sẽ không truyền tải được điều này. Để tăng giá trị của Thương hiệu thì bản thân cái tên phải là cầu nối liên kết những giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng.
Để tạo ra một “TÊN THƯƠNG HIỆU ĐẸP” và có giá trị, tên Thương hiệu phải đáp ứng được các tiêu chí cơ bản như: dễ đọc, không gây nhầm lẫn, dễ dàng được lưu nhớ, thể hiện được Thông điệp của Thương hiệu, truyền đạt được cảm xúc phù hợp với mong muốn của Doanh nghiệp.
Yếu tố quyết định để sở hữu hoàn toàn một Tên Thương hiệu, và được pháp luật bảo hộ thì việc “KHÔNG TRÙNG LẶP” là điều tiên quyết. Vì vậy khả năng trùng lặp tên công ty sử dụng địa danh là rất cao và không được bảo hộ. Doanh nghiệp nên cân nhắc việc sử dụng tên địa danh, nên nhớ một Thương hiệu muốn lớn mạnh trong nước hay vươn ra thế giới thì cần phải bảo hộ. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp Việt đã bị mất Thương hiệu ở thị trường nước ngoài do bị đối thủ đăng ký trước như Thương hiệu Chè Thái Nguyên, Cafe Trung Nguyên.

2. Tôi nghĩ Logo đơn giản chỉ để trình bày tên Công ty, thêm chút màu sắc là có thể sử dụng ?

thiet-ke-logo-adina-vietnam

Về cơ bản Logo được cấu thành từ hai thành phần: Tên Thương hiệu và Biểu tượng, có nhiều cách để bố cục logo như: Logo đi kèm biểu tượng, Logo cách điệu chữ thành biểu tượng, Biểu tượng nằm trong tên Thương hiệu ….
Do vậy một mẫu Thiết kế Logo không chỉ chứa đựng tên Thương hiệu, mà nó cần kết hợp với biểu tượng truyền tải đúng thông điệp mong muốn của Doanh nghiệp. Tên thương hiệu được liên tưởng thành hình ảnh, thể hiện giá trị, thông điệp, thế mạnh giúp tạo sự liên kết với biểu tượng. Đây là một cách giúp tăng khả năng lưu nhớ trong tâm trí người xem. Biểu tượng cũng giúp cho việc phát triển các yếu tố đồ họa phụ trợ trở thành yếu tố nhận diện, tạo sự nhất quán trong nhận diện Thương hiệu.
Font chữ được sử dụng khi thể hiện Tên Thương hiệu cũng góp phần thể hiện tính cách Thương hiệu. Font chữ “Serif” có chân mang lại cảm giác vững chãi, mang hơi hướng truyền thống và cao cấp. Font chữ “San Serif” không chân mang lại cảm giác phóng khoáng, hiện đại và năng động. Font chữ “Script” viết tay mang lại cảm giác gần gũi, chân thành và một chút nghệ thuật. Tất cả các định dạng font chữ khi kết hợp với tổng thể biểu tượng sẽ tăng mức độ nhận biết của Thương hiệu, tạo ra đặc điểm nhận biết riêng của Thương hiệu.

3.Tôi có ý tưởng Logo sẵn rồi, chỉ cần vẽ lại là được ?

Không ai có thể hiểu rõ Doanh nghiệp hơn chính Doanh nghiệp, vì vậy nếu đã định hình ý tưởng về một mẫu thiết kế Logo sẽ giúp xác định đúng phong cách của Logo. Hoặc khi thích một hay nhiều mẫu Logo của cácThương hiệu nổi tiếng trên thế giới, thì cách tư duy của bạn thường sẽ có thiên hướng so sánh hoặc bị ảnh hưởng bởi phong cách đó. Điều này sẽ có lợi khi bạn chia sẻ với đội ngũ tư vấn – sáng tạo.
Tuy nhiên, ý tưởng trong tâm trí thường phải đáp ứng một số tiêu chí chuyên môn để có thể thực tế hóa mẫu thiết kế. Bạn cần có sự trao đổi kỹ lưỡng với chuyên viên tư vấn để xác định các tiêu chí như:
+ Mức độ phù hợp: bạn liên tưởng đến hình ảnh cụ thể sử dụng làm biểu tượng, nhưng điều này có phù hợp với Thương hiệu không ?
+ Giá trị thông điệp truyền tải: mẫu thiết kế trong tâm trí của bạn sẽ thể hiện Thông điệp gì, có phù hợp với Thương hiệu không ?
+ Khả năng ứng dụng: mẫu thiết kế trong tâm trí của bạn khi dùng trong thực tế sẽ như thế nào, có dễ ứng dụng không ?
+ Khả năng bảo hộ: hình ảnh Logo trong ý tưởng của bạn có bị trùng lập không, nếu có thì phải làm sao ?
Từ ý tưởng đến thực tế là cả một quá trình sáng tạo khoa học, đòi hỏi có sự tham gia của nhiều chuyên gia từNghiên cứu Thương hiệu cho đến Thiết kế sáng tạo. Bạn có thể tham khảo quy trình thiết kế của chúng tôi:
quy-trinh-thiet-ke-adina-viet-nam

4.Tôi nghĩ việc thiết kế logo rất đơn giản, có thể làm bằng Word chẳng hạn ?

Hiện nay có rất nhiều phần mềm thiết kế Logo hỗ trợ cho người chuyên và không có chuyên môn về thiết kế. Một mẫu thiết kế đồ họa hoàn toàn có thể tạo ra từ Word, Exel, Paint, Photoshop, hay thậm chí phần mềm thiết kế logo online.
Tuy nhiên, khi sử dụng các phần mềm hỗ trợ đó bạn sẽ không có khả năng ứng dụng logo vào thực tế, mẫu thiết kế đó cơ bản chỉ hiển thị “đủ nhìn” trên máy tính hoặc thiết bị cầm tay. Bạn sẽ có băn khoăn tại sao bản in Logo ra các ấn phẩm như letterhead, biển bảng lại bị mờ và không rõ nét, đó là do bạn đang sử dụng định dạng Logo hình ảnh – Pixel. Đối với định dạng pixel khi sử dụng ở kích thước lớn sẽ bị mờ và nhòe vì không đủ độ phân giải, độ phân giải để có thể in offset hay in bạt khổ lớn là từ 72~300dpi, tuy nhiên độ phân giải mặc định trên máy tính là 72dpi.
Chúng tôi không khuyến khích việc sử dụng các phần mềm không chuyên cho mục đích thiết kế logo, các chuyên viên thiết kế Thương hiệu của chúng tôi sẽ cung cấp các mẫu Logo chuẩn sử dụng định dạng vector, có khả năng tùy chỉnh, thay đổi kích thước, và đầy đủ các định dạng logo khi ứng dụng thực tế. Mẫu thiết kế Logo sẽ đi kèm “Cẩm nang Thương hiệu” cung cấp các thông tin quy chuẩn của logo, các định dạng chuẩn cũng như cách sử dụng logo trong thực tế, từ đó đảm bảo hình ảnh Thương hiệu được thống nhất trong tất cả các trường hợp

5.Tôi nghĩ thiết kế Logo xong là đủ ?

Nếu coi Thương hiệu là con người, thì ngoài hình hài chúng ta cũng cần có tạo một tính cách riêng biệt – được truyền tải ra bên ngoài bằng lời nói, bằng hình ảnh. Và việc xây dựng Thương hiệu không chỉ dừng lại ở việc thiết kế bộ nhận diện, thiết kế các ấn phẩm quảng cáo mà còn dựa vào tính đồng nhất trong cách thể hiện xuyên suốt quá trình sử dụng Logo, cách mà Thương hiệu của bạn giao tiếp với khách hàng. Thương hiệu không chỉ là một mẫu Logo, một mẫu bao bì, một website, một cuốn profile, hay một sản phẩm đồ họa nào, Thương hiệu là cảm xúc mà khách hàng cảm nhận, là cách mà họ nghĩ về bạn.
Do đó cần xác định Chiến lược Thương hiệu phù hợp để có thể xây dựng Thương hiệu mạnh.

6.Khách hàng của tôi có từ sự quen biết, khách hàng lâu năm, nên chẳng cần Xây dựng Thương hiệu ?

Trong thời đại kinh tế thị trường không thể thiếu tính cạnh tranh, thì các đối tác truyền thống – thân quen không phải là lợi thế để có thể bỏ qua việc xây dựng Thương hiệu. Bạn sẽ khó có thể cạnh tranh được với các đối thủ có hình ảnh Thương hiệu đẹp, cách tiếp thị chuyên nghiệp, các sản phẩm bắt mắt hiện đại. Qua thời gian các Doanh nghiệp đều thay đổi hình ảnh, hướng tới một Thương hiệu hiện đại theo đúng xu thế, thể hiện được các giá trị ưu việt của doanh nghiệp, đổi mới hình ảnh là nhu cầu của thời đại.
Vì vậy đừng đứng ngoài xu thế chung, hãy bắt đầu xây dựng hình ảnh Thương hiệu chuyên nghiệp hiện đại.

7.Công ty của tôi nhỏ, thì cần gì làm Thương hiệu ?

Vai trò của việc xây dựng Thương hiệu đối với doanh nghiệp nhỏ là gì ? Mọi điều to lớn đều bắt đầu từ những việc nhỏ bé, những tập đoàn lớn cũng đều xuất thân từ những doanh nghiệp nhỏ. Và trải qua thời gian Thương hiệu vẫn là tài sản lớn nhất mà bạn có. Thương hiệu có thể trực tiếp đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, có thể gián tiếp nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp.
Một mẫu Thiết kế logo đẹp mắt – hiện đại sẽ là kênh kết nối với khách hàng, thể hiện các giá trị ưu việt của doanh nghiệp, truyền tải những cam kết Thương hiệu, đáp ứng được các nhu cầu của thị trường, tăng mức độ thu hút đối với khách hàng. Do đó nếu coi việc xây dựng Thương hiệu là một khoản đầu tư, lợi ích mà nó mang lại sẽ không chỉ dừng lại ở thời gian ngắn hạn.

8.Tôi nghĩ chỉ có ngành bán lẻ, tiêu dùng mới cần Xây dựng Thương hiệu ?

Việc xây dựng Thương hiệu là cần thiết với tất cả các ngành kinh tế. Không chỉ có ngành bán lẻ, tiêu dùng mới cần một hình ảnh Thương hiệu bắt mắt để thu hút người tiêu dùng. Xây dựng hình ảnh Thương hiệu đẹp giúp ích cho tất cả các ngành kinh tế, mỗi một ngành Logo sẽ thể hiện những cá tính riêng, phong cách riêng, cách tiếp cận khách hàng riêng. Nổi bật trước hàng loạt đối thủ cùng ngành là một lợi thế giúp Doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong quá trình hoạt động.

9.Tôi không cần hệ thống nhận diện, nếu cần gì tôi sẽ đặt hàng nhà in ?

Việc xây dựng hệ thống nhận diện Thương hiệu nhất quán ngay từ đầu mang lại lợi ích kinh tế cho Doanh nghiệp, giảm thiểu sự lãng phí thời gian và công sức trong quá trình hoạt động kinh doanh. Điều này giúp đảm bảo mức độ nhận diện của Thương hiệu, không gây nhầm lẫn, tạo được sự thống nhất của hình ảnh Thương hiệu.
Doanh nghiệp thường mất thời gian, công sức khi lên kế hoạch các chiến dịch marketing. Nếu mỗi chiến dịch được thực hiện riêng lẻ với nhiều đối tác thiết kế khác nhau, đưa ra các hình ảnh khác nhau, những màu sắc khác nhau, đồ họa phụ trợ khác nhau. Thì khách hàng hay người tiêu dùng có thể thấy bối rối khi nhận biết: liệu các chiến dịch có cùng của một Thương hiệu. Việc này gây rối cho mức độ nhận diện Thương hiệu, việc định hình ngay từ đầu phong cách bằng Hệ thống nhận diện Thương hiệu đồng bộ và nhất quán sẽ giúp Doanh nghiệp không còn phải băn khoăn trong việc lựa chọn phong cách qua mỗi chiến dịch, từ đó tiết kiệm thời gian và tiền bạc để thực hiện chiến dịch.
Hãy tham khảo các Thương hiệu lớn đang vận dụng hệ thống nhận diện một cách khoa học như Vietcombank, FPT, PVcombank.

10.Tôi nghĩ xây dựng Thương hiệu tốn rất nhiều tiền ?

Xây dựng Thương hiệu bao gồm các hoạt động Tư vấn chiến lược, Thiết kế sáng tạo, đó là quá trình lao động chất xám vì vậy bạn có thể thấy sự đa dạng trong chi phí. Logo có thể được diễn họa bởi các nhà thiết kế tư cách cá nhân – freelancer mà thiếu yếu tố tư vấn chiến lược với chi phí thấp, có thể được tạo nên từ các Agency Quốc tế với chi phí danh tiếng rất cao.
Tại Adina Việt Nam chúng tôi trung hòa các yếu tố, và đảm bảo các tiêu chí – cam kết cần thiết giúp mọi dự án đi đến thành công. Với đội ngũ Tư vấn am hiểu kiến thức về Thương hiệu và đội ngũ Sáng tạo sẵn sàng đưa ra những giải pháp giúp khách hàng xây dựng Thương hiệu từ những bước đầu tiên đến theo suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Chúng tôi cam kết đem lại những giá trị cao hơn mức phí mà Doanh nghiệp chi trả.

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

TỔNG HỢP LOGO CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG NHẤT MỌI THỜI ĐẠI (PHẦN CUỐI)

Ở phần cuối của bài viết chúng tôi đưa tới bạn đọc Top 50 mẫu Thiết kế Logo của các Thương hiệu nổi tiếng nhất mọi thời đại. Giới thiệu quá trình hình thành và thay đổi Logo của từng Thương hiệu nổi tiếng (Đọc lại phần 4)

41.AT&T

tong-hop-logo-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-att
Thành lập năm: 1877
Công bố logo năm: 1889
Thiết kế Logo: Saul Bass (1969, 1983), Interbrand (2005)
Người sáng lập: Gardiner Greene Hubbard
AT&T tiền thân là công ty điện thoại Bell, và trở thành công ty American Telephone & Telegraph vào năm 1885 sau khi sáp nhập. Tuy nhiên, dịch vụ điện thoại tại Hoa kỳ khi đó được gọi là hệ thống Bell và được điều hành bởi nhiều công ty. Do đó, năm 1889-1964 Logo AT&T sử dụng hình ảnh cái chuông – Bell. Sau khi từ bỏ hệ thống Bell vào năm 1983, AT&T bỏ biểu tượng chuông và thay thế bởi một biểu tượng phủ sóng toàn cầu. Biểu tượng quả địa cầu có sự điều chỉnh khác nhau vào năm 2000 và phiên bản 3D của quả địa cầu đã được dùng cho tới hiện tại.

42.3M

tong-hop-logo-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-3m
Thành lập năm: 1902
Công bố logo năm: 1906
Thiết kế Logo: Gerald Stahl & Associates (1961), Siegel & Gale (1978)
Người sáng lập: Henry S. Bryan, Harmon W. cáp, John Dawn, William A. McGonagle, J. Danley Budd
Logo 3M đầu tiên đuwojc giới thiệu vào năm 1906, sử dụng đặc trưng hình kim cương màu đen bên trong hình tròn với tên thương hiệu khá dài “Minnesota Mining & MFG Co.” Vào năm 1950 logo 3M có sự thay đổi khi rút ngắn tên thương hiệu thành “3M”.  Năm 1961 3M thuê Gerald Stahl Associates để hiện đại hóa logo của họ. Các chữ trở nên góc cạnh hơn, màu sắc được chuyển từ đen sang xanh nhạt. Năm 1978, 3M giới thiệu logo màu đỏ đậm và được sử dụng cho đến ngày nay.

43.Bayer

exhd4t20cjtcm60cepqc
Năm thành lập: 1863
Công bố logo năm: 1881
Thiết kế Logo: Hans Schneider (1904)
Người sáng lập: Friedrich Bayer, Johann Friedrich Weskott
Với sự khởi đầu khiêm tốn là một công ty sản xuất thuốc nhuộm tổng hợp, Bayer đã không đầu tư cho logo cho đến năm 1881 khi đã trở thành một công ty lớn. Logo Bayer tập trung minh họa hình ảnh sư tử dựa vào huy hiệu của Elberfeld – thành phố nới Bayer đặt trụ sở. Sau khi đạt được thành công to lớn từ phát minh ra Aspirin tổng hợp được sản xuất, Bayer đã phải đơn giản hóa logo của mình để tăng độ nhận biết thương hiệu trên thị trường. Và vào năm 1904 Bayer giới thiệu biểu tượng “Bayer Cross”. Logo được thiết kế bởi một nhân viên của Bayer, với hai chữ Bayer viết ngang và dọc. Ban đầu logo chỉ được in trên các viên aspririn, chứ không được sử dụng trong việc tiếp thị, nhưng nó vẫn được được sử dụng cho đến ngày nay

44.Fisher-Price

tong-hop-logo-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-fisher

Thành lập năm: 1930
Công bố logo năm: 1931
Thiết kế Logo: Không được tiết lộ
Người sáng lập: Herman Guy Fisher, Irving R. Giá, Margaret Evans Giá, Helen M. schelle
Fisher-Price được thành lập vào năm 1930, sau thành công của sản phẩm của họ tại Hội chợ đồ chơi quốc tế Mỹ vào năm 1931. Logo đầu tiên với hình chữ nhật chứa đựng tên thương hiệu. Năm 1956 tên thương hiệu được rút ngắn lại thành “F-P” và được sử dụng cho đến năm 1984 trước khi logo trở về tên đầy đủ Fisher-Price

45.Target

tong-hop-logo-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-target
Thành lập năm: 1902
Công bố logo năm: 1962
Thiết kế Logo: không được tiết lộ
Người sáng lập: George Dayton
Logo Target luôn gắn liền với vòng hồng tâm màu đỏ ngay từ khi chỉ là một cửa hàng bán lẻ ở Minneapolis. Biểu tượng logo tiêu điểm đỏ được nhận biết ở mọi nơi, tạo ra một hình ảnh đặc biệt trong tâm trí khách hàng. Biểu tượng được phát triển vào năm 1980 đã được giản lược và vẫn sử dụng màu đỏ. Các thiết kế trên hệ thống cửa hàng của Target hiện nay đều giống nhau.

46.Volvo

tong-hop-logo-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-volvo
Thành lập năm: 1927
Công bố logo năm: 1927
Thiết kế Logo: Karl-Erik Forsberg (1950)
Người sáng lập: Assar Gabrielsson, Gustaf Larson
Khi Volvo ra đời nhờ sự ủng hộ tài chính của Svenska Kullagerfabriken vào năm 927, công ty đã sử dụng một logo sử dụng các ký hiệu hóa học – một vòng tròn với mũi tên chỉ đường hướng lên trên. Biểu tượng được chỉnh sửa vào năm 1959 bởi Karl-Ẻrik Forsberg và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay

47.Mobil

tong-hop-logo-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-mobil
Thành lập năm: 1911
Công bố logo năm: 1911
Thiết kế Logo: Chermayeff & Geismar (1965)
Người sáng lập:Dầu hút chân không
Mobil Oil ra đời vào năm 1911 có nguồn gốc từ các công ty dầu nhỏ, cung cấp cho thị trường sản phẩm bôi trơn cho các hệ thống làm lạnh công nghiệp. Năm 1911 biểu tượng ngựa thần đã được giới thiệu. Cho đến năm 1964 Mobil đã đơn giản hóa Logo chỉ bao gồm tên công ty với ký tự đỏ “O”

48.Michelin

tong-hop-logo-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-michel
Thành lập năm: 1888
Công bố logo năm: 1888
Thiết kế Logo: không được tiết lộ
Người sáng lập: Edouard và Andre Michelin
Hình ảnh người lốp đã được sử dụng từ khi Logo Michelin mới ra mắt, người lốp được lấy cảm hứng từ một đống lốp ông chủ Michelin đã dựng lên thành hình con người khi tham dự triển lãm Lyin Universal. Năm 1989 người lốp đã được hình tượng hó bởi O’Galop.

49.Mastercard

tong-hop-logo-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-mastercard
Thành lập năm: 1966
Công bố logo năm: 1966
Thiết kế Logo: Future Brand (2005)
Người sáng lập: Ngân hàng United California, Wells Fargo, Ngân hàng Quốc gia Crocker, Bank of California
Xuất hiện vào năm 1966 với tên gọi Master Charge, Logo MasterCard sử dụng hình ảnh hai hình tròn lồng vào nhau. Cho đến năm 1979 Master Charge – Thẻ liên ngân hàng được đổi tên thành Master Card, kèm theo sự thay đổi về biểu tượng mới sử dụng màu sắc tươi sáng hơn. Năm 2016 Master Card đã Giới thiệu hệ thống nhận diện mới.

50.Goodyear

tong-hop-logo-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-goodyear
Thành lập năm: 1898
Công bố logo năm: 1901
Thiết kế Logo: Không được tiết lộ
Người sáng lập: Frank Seiberling
Năm 1900 biểu tượng Bàn chân có cánh xuất hiện, được lấy cảm hứng từ một bức tượng vị thần Hy Lạp – Hermes. Goodyear muốn gắn kết ý tưởng về tốc độ với Thương hiệu. Và Logo Goodyear vẫn được giữ nguyên trong suốt quá trình phát triển, với sự thay đổi chút ít của màu sắc và phông chữ.
Tìm hiểu thêm về dịch vụ Thiết kế Logo của chúng tôi hoặc liên hệ tư vấn (miễn phí): 098 771 2288

TỔNG HỢP LOGO CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG NHẤT MỌI THỜI ĐẠI (PHẦN 4)

Ở phần bốn của bài viết chúng tôi đưa tới bạn đọc Top 40 mẫu Thiết kế Logo của các Thương hiệu nổi tiếng nhất mọi thời đại. Giới thiệu quá trình hình thành và thay đổi Logo của từng Thương hiệu nổi tiếng (Đọc lại phần 3)

31.Intel

tong-hop-logo-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-intel
Thành lập năm: 1968
Công bố logo năm: 1969
Thiết kế Logo: Rober Noyce và Gordon Moore (1969), Future Brand (2005)
Người sáng lập: Gordon Moore, Robert Noyce
Logo đầu tiên của Intel được thiết kế bởi người sáng lập Robert Noyce Gordon Moore vào năm 1968. Điểm nhấn của Logo tập trung vào chữ e với và cho đến phiên bản logo năm 2005 tổng thể logo vẫn được đặt trong khối hình chữ e với những đường cong bao quanh tạo thành khối hình elip nghiêng truyền tải thông điệp của Intel: “Leap Ahead”

32.HP / Hewlett-Packard

tong-hop-logo-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-hp
Thành lập năm: 19939
Công bố logo năm: 1939
Thiết kế Logo: Landor Associates (1999), Liquid Agency (2008)
Người sáng lập: Bill Hewlett, David Packard
Xuất hiện vào năm 1939 và hầu như không thay đổi cho đến ngày nay, Logo HPHP tập trung vào hai yếu tố cốt lõi là 2 nhà sáng lập. Qua thời gian logo HP có thay đổi hình khối bên ngoài, nhưng cho đến hiện tại HP vẫn quay lại hình khối tròn ban đầu như một sự khẳng định giá trị

33.GAP

tong-hop-logo-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-gap
Năm thành lập: 1969
Công bố logo năm: 1969
Thiết kế Logo: Laird & Partners (2010)
Người sáng lập: Donald Fisher, Doris Fisher
Logo GAP khi mới xuất hiện khá đơn giản với dạng văn bản và được sử dụng từ năm 1969 đến 1986. Sau đó logo phát triển thêm biểu tượng khối vuông màu xanh và qua 2 lần sửa đổi logo Gap vẫn giữ được yếu tố nhận diện ban đầu với tên Thương hiệu năm trong hình vuông màu xanh

34.FedEx

tong-hop-logo-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-fedex

Thành lập năm: 1973
Công bố logo năm: 1973
Thiết kế Logo: Richard Runyan (1973), Lindon Leader, Landor Associates (1994), Landor Associates (2000, 2006)
Người sáng lập: Fredrick W. Smith
Logo khi mới xuất hiện sử dụng tên đầy đủ là “Federal Express” với font chữ nghiêng thể hiện tính di chuyển và liên kết. Logo ban đầu giúp FedEx trở nên thành công và vào năm 1994 logo hiện tại đã được tạo ra. Nhà thiết kế đã tạo một mũi tên nhỏ ẩn bên trong khoảng trống giữa chữ “E” và “x” tượng trưng cho tốc độ và độ chính xác của FedEx.

35.Dunkin’ Donuts

tong-hop-logo-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-donut
Thành lập năm: 1950
Công bố logo năm: 1950
Thiết kế Logo: Lucia N. DeRespinis, Sangren & Murtha (1980), Thiết kế diễn đàn (2002)
Người sáng lập: William Rosenberg
Logo Dunkin’ Donuts được ra mắt với hình tượng khá phức tạp, nhưng đã định hình được biểu tượng chiếc bánh nằm trong tách cafe Đến năm 1965 thì tên Thương hiệu và biểu tượng đã được kết hợp làm một và vẫn giữ hình ảnh chiếc bánh nằm trong tách cafe.Và từ năm 1980 đến nay, logo Dunlin’ Donuts đã thay đổi phong cách với biểu tượng mới.

36.Canon

tong-hop-logo-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-canon
Thành lập năm: 1937
Công bố logo năm: 1934
Thiết kế Logo: Không được tiết lộ
Người sáng lập: Takeshi Mitarai, Goro Yoshida, Saburo Uchida, Takeo Maeda
Logo Canon ban đầu sử dụng hình ảnh đức Phật trong Phật giáo biểu tượng cho lòng nhân từ. Sau khi đạt được nhiều thành công trong kinh doanh, năm 1953 Công ty đổi tên thành Canon và đi vào sản xuất hàng loạt. Canon quyết định tạo ra một biểu tượng hiện đại hơn và phiên bản logo năm 1956 đã được sử dụng cho đến bây giờ

27.Chiquita

tong-hop-logo-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-chiquita
Thành lập năm: 1899
Công bố logo năm: 1944
Thiết kế Logo: Dik Browne (1944)
Người sáng lập:Minor C. Keith, Công ty Boston Fruit
Hoa hậu Chiquita đã được giới thiệu như là biểu tượng và linh vật của Thương hiệu chuối Chiquita. Hoa hậu xuất hiện trên các chương trình phát thanh, khách mời phim, quảng cáo và thậm chí tham gia cả vào giàn nhạc giao hưởng. Năm 1987 Logo được thay đổi kết hợp hình ảnh người phụ nữ với chuối. Phong cách của Chiquita khá ngộ nghĩnh khi kết hợp nhiều hình ảnh khác nhau với chuối, tạo ra nét thú vị riêng của Thương hiệu

38.BMW

tong-hop-logo-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-bmw
Thành lập năm: 1916
Công bố logo năm: 1917
Thiết kế Logo: Franz Josef Popp (1917)
Người sáng lập: Franz Josef Popp
Bayerische Motoren Werke GmbH (BMW) ra đời từ sự kết hợp giữa 2 nhà sản xuất động cơ máy bay Gustav Flugmaschinenfabrik và Rapp-Motorenwerke vào năm 1916. Biểu tượng hình tròn của BMW phát triển từ hình ảnh cánh quạt máy bay thể hiện rõ đặc điểm ngành nghề cảu BMW. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, BMW ngừng sản xuất máy bay và chuyển sang Ô tô – Xe máy. Logo BMW đã không thay đổi nhiều kể từ lần đầu tiên xuất hiện, sự thay đổi rõ nét nhất là vào năm 2000 khi mẫu logo được tạo hiệu ứng 3D.

39.Barbie

tong-hop-logo-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-barbie
Thành lập năm: 1959 (Barbie là một tập hợp con của Mattel, Inc được thành lập vào năm 1945)
Công bố logo năm: 1959
Thiết kế Logo: không được tiết lộ
Người sáng lập: Ruth Handler
Mỗi một giây trên thế giới có 3 búp bê Barbie được bán ra, thành công đó đã giúp khả năng nhận biết của Barbie vô cùng mạnh mẽ. Biểu tượng Barbie được giới thiệu cùng Búp bê vào tháng 3 năm 1959 tại Hội chợ đồ chơi New York, tên Barbie được lấy từ Barbara – tên con gái của người sáng lập Ruth Handler. Màu hồng đã được định hình ngay từ khi mới ra đời.

40.Audi

tong-hop-logo-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-audi
Thành lập năm: 1909
Công bố logo năm: 1909
Thiết kế Logo: Lucian Bernhard (1919), Giáo sư Arno Dresscher (1923), Thiết kế Meta (1994, 2009)
Người sáng lập: August Horch
Logo Audi khi mới xuất hiện được thiết kế theo phong cách Art Nouveau và được sử dụng đến năm 1919. Cho đến năm 1932 khi Audi sáp nhập với DKW, Horch, Wanderer biểu tượng 4 vòng tròn kết nối ra đời biểu trưng cho sự thống nhất của công ty. Sau khi bị Volkswagen mua lại, họ đã gỡ bỏ 4 vòng tròn. Và cho đến năm 2009 kỷ niệm 100 năm thành lập, Audi đã trở lại mẫu Logo lịch sử của mình, với một hình ảnh hiện đại hơn.
Tìm hiểu về chúng tôi: http://adina.com.vn
Tìm hiểu thêm về dịch vụ Thiết kế Logo của chúng tôi hoặc liên hệ tư vấn (miễn phí): 098 771 2288

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

TỔNG HỢP LOGO CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG NHẤT MỌI THỜI ĐẠI (PHẦN 3)

Ở phần ba của bài viết chúng tôi đưa tới bạn đọc Top 30 mẫu Thiết kế Logo của các Thương hiệu nổi tiếng nhất mọi thời đại. Giới thiệu quá trình hình thành và thay đổi Logo của từng Thương hiệu nổi tiếng (Đọc lại phần 2)

21.Rolex

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-rolex
Thành lập năm: 1905
Công bố logo năm: 1908
Thiết kế Logo: Không được tiết lộ
Người sáng lập: Hans Wilsdorf, Alfred Davis
Khi mới xuất hiện Logo Rolex chỉ đơn thuần là một trade mark cung cấp thông tin về Thương hiệu Rolex, mãi cho đến nửa thế kỷ sau biểu tượng vương miện mới được ra đời, biểu tượng tượng trưng cho uy tín – chiến thắng và cam kết về chất lượng.Giống như khẩu hiệu của Rolex: “Vương miện cho mọi thành tựu”, có thể thấy Rolex đã tạo dựng tôn chỉ Thương hiệu xuyên suốt thời gian phát triển.

22.Starbucks

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-starbuck
Thành lập năm: 1971
Công bố logo năm: 1971
Thiết kế Logo: Terry Heckler (1971, 1987, 1992), Lippincott và Starbucks Đội Creative toàn cầu (2011)
Người sáng lập: Jerry Baldwin, Gordon Bowker, Zev Siegl
Vào năm 1971, trong khi đang tìm cảm hứng cho một biểu tượng, ý tưởng nảy ra khi nhà sáng lập Starbucks nhìn một bản điêu khắc có từ thế kỷ 16, và hình tượng nàng tiên cá 2 đuôi ra đời. Terry Heckler đã được thuê để tạo ra một mẫu logo Starbucks phức tạp kết hợp giữa hình ảnh tiên cá với một chiếc vương miện cùng đuôi. Năm 1987 khi Starbucks sáp nhập với II Giornale Hechler được mời trở lại để điều chỉnh mẫu logo gốc. Dựa trên phiên bản Logo năm 1992 do Heckler chỉnh sửa, sự thay đổi hoàn thiện nhất được làm vào năm 2011. Nhóm thiết kế đã loại bỏ những vòng tròn bên ngoài chỉ giữ lại hình ảnh nàng tiên cá, tinh chỉnh lại màu sắc và thực sự theo xu hướng hiện đại với phong cách tinh giản

 23.UPS

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-ups
Thành lập năm: 1907
Công bố logo năm: 1919
Thiết kế Logo: Paul Rand (1961)
Người sáng lập: Jim Casey, Claude Ryan
Mẫu logo UPS đầu tiên mang hình tượng “chiếc khiên” đã được tạo ra vào năm 1916 khi nhà sáng lập Jim Casey sáp nhập UPS với một công ty đối thủ, và cho đến nay hình ảnh “chiếc khiên” vẫn được sử dụng. Với một lần chỉnh sửa vào năm 1937 với hình ảnh đơn giản hơn thì đến 2003 logo hiện hành xuất hiện, với phong cách sử dụng mầu đuổi tạo khối cho logo kết hợp cặp màu cùng tone.

24.WWF

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-wwp
Thành lập năm: 1961
Công bố logo năm: 1961
Thiết kế Logo: Sir Peter Scott (1961), Lans Bouthillier (1978), Landor Associates (1986), Asha (2010)
Người sáng lập: Max Nicholson, Julian Huxley, Peter Scott, Guy Mountfort, Godfrey A. Rockefeller, Hoàng tử Bernhard của Hà Lan
Có lẽ đây là một sự trùng lập nhưng các bạn có thể thấy quá trình thay đổi của logo WWF qua các thời kỳ gần như vẽ lại vòng đời phát triển của một chú gấu từ khi bé bỏng cho đến khi trưởng thành. Được giới thiệu vào năm 1961 với biểu tượng chú gấu trúc không đi cùng tên Thương hiệu. Năm 1978 hình ảnh chú gấu trúc được đơn giản hóa giảm bớt các chi tiết phức tạp nhưng không đi quá xa so với bản gốc. Sự thay đổi cuối cùng cũng là sự trưởng thành của chú gấu trúc vào năm 2000, khi phông chữ của WWF có một chút thay đổi.

25.Wolkswagen

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-volkswagen
Thành lập năm: 1937
Công bố logo năm: 1938
Thiết kế Logo: Franz Xaver Reimspiess (1938), Thiết kế Meta (2007)
Người sáng lập: Mặt trận Lao động Đức
Logo Wolkswagen ban đầu là kết quả của một cuộc thi thiết kế logo do Porche tổ chức, và người chiến thắng là Franz Reimspiess, người đã hoàn thiện động cơ cho Beetle vào những năm 1930. Mẫu logo đầu tiên bị ảnh hưởng bởi chế độ của Hitler kết hợp hai chữ V-W. Logo chỉnh sửa vào năm 1938 bỏ bớt sự ảnh hưởng với biểu tượng hitler. Sau thế chiến thứ 2, người Anh tràn qua và đổi tên thành Beetle, họ tiếp tục phát triển VW và chỉnh sửa logo lấy cảm hứng từ lá cờ Đức. Đến thời bình VW được trả lại cho chính phủ Đức, logo sau đó được chỉnh sửa  tạo hình chữ VW trắng nổi lên trên nền xanh -xám tương phản với logo màu đen trắng trong quá khứ chiến tranh.

26.Visa

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-visa
Thành lập năm: 1970
Công bố logo năm: 1958
Thiết kế Logo: Greg Silveria (2006)
Người sáng lập: Dee Hock, Bank of America
Logo Visa xuất hiện vào cùng năm thành lập, thiết kế phức tạp ban đầu được sử dụng cho đến năm 1970 khi Visa đã chọn được một kiểu font chữ và màu sắc rõ ràng dễ nhận biết hơn, với điểm nhấn vát cạnh chữ “V” – logo này bị loại bỏ vào năm 2006. Đến năm 2011, tất cả sản phẩm thẻ trong hệ thống của Visa được thay đổi bằng mẫu thiết kế logo hiện tại

27.TOYOTA

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-toyota
Thành lập năm: 1937
Công bố logo năm: 1930
Thiết kế Logo: không được tiết lộ
Người sáng lập: Kiichiro Toyoda
Vào năm 1936 biểu tượng của Toyota được lựa chọn từ 27.000 mẫu được gửi đến cuộc thi. Người chiến thắng đã kết hợp 3 chữ cái trong cụm chữ “TOYODA” nằm trong một hình tròn. Toyoda là tên gọi ban đầu của Toyota lấy từ tên của người sáng lập “Kiichiro Toyoda”. Và logo hiện tại được công bố năm 1989 vẫn sử dụng cụm chữ của những năm 1957.

28.SHELL

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-shell
Thành lập năm: 1907
Công bố logo năm: 1900
Thiết kế Logo: Raymond Loewy (1971)
Người sáng lập: Công ty Dầu khí Hoàng gia Hà Lan, “Shell” Giao thông vận tải Công ty TNHH Thương Mại
Biểu tượng Logo Shell được lấy ý tưởng từ chiếc vỏ sò và cho đến nay hình tượng đó vẫn được giữ nguyên. Logo đã được phát triển và thay đổi theo từng thời kỳ, vào năm 1990 thiết kế đơn giản chỉ là một hình ảnh chiếc vỏ sò màu đen, cho đến năm 1948 khi màu sắc được bổ sung thêm. Cho đến nay biểu tượng được sử dụng độc lập tách khỏi tên thương hiệu và vẫn giữ được nguyên độ nhận biết.

29.LEGO

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-lego
Thành lập năm: 1932
Công bố logo năm: 1934
Thiết kế Logo: không được tiết lộ
Người sáng lập: Ole Kirk Christiansen
Logo LEGO khi mới xuất hiện chỉ đơn thuần cung cấp mức độ nhận biết qua tên gọi, sau đó ở thời kỳ những năm 1964 – 1973 LEGO được bao ngoài bởi một hình hộp như một gói quà. Màu sắc được sử dụng bị ảnh hưởng bởi quê hương Denmark. Logo LEGO hiện nay đã được sử dụng từ năm 1998, và là một hình ảnh mang lại hạnh phúc cho hàng triệu trẻ em trên toàn thế giới.

30.KODAK

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-kodak
Thành lập năm: 1888
Công bố logo năm: 1907
Thiết kế Logo: Peter J. Oestrich (1971), thương hiệu hội nhập Group, Ogily NY (2006)
Người sáng lập: George Eastman
Logo Kodak được giới thiệu lần đầu vào năm 1907, vào năm 1935 Thương hiệu Kodak mới chính thức được định hình với yếu tố nhận diện là đỏ và vàng. Năm 1987 đánh dấu sự định hình ổn định của thương hiệu Kodak và được sử dụng cho đến năm 2006, khi Kodak quyết định loại bỏ hoàn toàn hình khối và chỉ giữ lại cụm tên thương hiệu màu đỏ trên nền trắng
Đọc tiếp phần 4
Tìm hiểu thêm về dịch vụ Thiết kế Logo của chúng tôi 
hoặc liên hệ tư vấn (miễn phí): 098 771 2288
Nguồn bài viết: http://adina.com.vn/tong-hop-logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-phan-3/