Thiết kế Logo - Nhận diện thương hiệu - Thiết kế Profile - Thiết kế Bao bì - Thiết kế Website
Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020
Thứ Ba, 17 tháng 3, 2020
TẠI SAO KINH DOANH PHẢI LÀM THƯƠNG HIỆU?
Tại sao kinh doanh lại phải làm thương hiệu? Cùng chúng tôi tìm hiểu 08 lợi ích khiến không một nhà đầu tư nào bỏ qua khi đầu tư xây dựng thương hiệu nhé!
Nội dung bài viết
Brand là tài sản có định giá
Năm 2019 vừa qua, Forbes tiếp tục cập nhật Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam. Trong lần xếp hạng thứ tư này, tổng giá trị của 50 thương hiệu dẫn đầu đạt hơn 9,3 tỉ USD – tăng 1,2 tỉ USD so với danh sách lần thứ ba. Trong đó, 20 thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam có giá trị trên 100 triệu USD.
Một minh chứng quá rõ ràng về giá trị của thương hiệu. Trong danh sách mà Forbes công bố, 10 thương hiệu dẫn đầu vẫn là các tên tuổi quen thuộc như Vinamilk, Viettel, Sabeco, Vinhomes, Masan Consumer, MobiFone, VinaPhone, Vietcombank, FPT và Vincom Retail.
Có thể nói, các doanh nghiệp Việt Nam đã có ý thức rất cao về thương hiệu và giá trị thương hiệu. Nhờ có vậy, họ đã gây dựng nên một brand quá hùng mạnh và biến nó trở thành con số hữu hình.
Brand có ảnh hưởng đến biến động tài chính
Giá trị thương hiệu chung cuộc được xác định dựa trên chỉ số P/E (hệ số giữa thị giá và thu nhập trên mỗi cổ phần) trung bình ngành trong khu vực. Những thương hiệu giá trị nhất là thương hiệu đạt mức doanh thu lớn trong các ngành mà thương hiệu đóng vai trò chủ đạo. Như vậy, giá trị thương hiệu có mối quan hệ mật thiết tới năng lực tài chính của mỗi doanh nghiệp.
Một nghiên cứu về Vai trò của nhận thức thương hiệu đối với chính sách tài chính của doanh nghiệp: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam được đăng tải trên Tạp chí PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 21 (31)- Tháng 03-04/2015 cũng chỉ ra rằng: Doanh nghiệp sẽ hưởng được nhiều lợi ích trong chính sách tài chính và có thể ra các quyết định tài chính một cách linh hoạt hơn thông qua việc xây dựng thành công yếu tố nhận thức thương hiệu. Cụ thể: Tài sản vô hình cũng có vai trò quan trọng trong việc giải thích chính sách tài chính như tài sản hữu hình, nhận thức thương hiệu làm giảm biến động dòng tiền tương lai, gia tăng đòn bẩy, giảm mức độ nắm giữ tiền mặt và nâng cao xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.
Một ví dụ gần nhất để bạn đọc có thể liên tưởng, chính là sự cố thu hồi tương ớt Chin-su tại Nhật đã khiến nhóm cổ phiếu họ Masan đỏ sàn.
Như vậy, thương hiệu không chỉ còn là giá trị cộng thêm mà đã trở thành một tài sản có giá trị tương đương với tài sản hữu hình, giúp doanh nghiệp kiểm soát biến động tài chính trong tương lai. Nói cách khác, MỘT DOANH NGHIỆP CÓ THƯƠNG HIỆU MẠNH SẼ CÓ NHIỀU LỢI THẾ HƠN DOANH NGHIỆP CÓ THƯƠNG HIỆU YẾU TRƯỚC BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG- Một kết quả đã được chứng minh từ khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 2007- 2008.
Brand được coi như một tài sản có thể mang đi góp vốn
Làn sóng góp vốn bằng brand được khởi xướng bởi tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin. Năm 2012, chỉ riêng phần vốn góp thương hiệu Vinashin tại 32 doanh nghiệp lên tới 1.160 tỷ đồng trên tổng số vốn góp 1.741 tỷ đồng.
Có 3 cách cơ bản để định giá thương hiệu, thông qua: chi phí, thu nhập và thị trường. Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể về vấn đề này.
Hiện nay, để định giá thương hiệu, Forbes Việt Nam thực hiện theo phương pháp đánh giá của Forbes (Mỹ), tính toán vai trò đóng góp của thương hiệu vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên thu thập số liệu báo cáo tài chính của các công ty và được kiểm định qua các nguồn độc lập, giá trị thương hiệu được xác định từ giá trị đóng góp của tài sản vô hình sau khi đã áp thuế thu nhập doanh nghiệp và phân bổ tùy theo mức độ đóng góp của thương hiệu trong từng ngành.
Tuy nhiên, yêu cầu tiên quyết để có thể góp vốn bằng thương hiệu đó là: thương hiệu cần được đăng ký bảo hộ.
Brand có thể mua bán, sát nhập, chuyển nhượng
Mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng nhượng quyền thương hiệu đang trở thành xu hướng kinh doanh hiện nay. Chi phí nhượng quyền cho thể từ vài trăm triệu đến con số tỉ đồng. Một ví dụ điển hình về chuỗi thương hiệu nhượng quyền đình đám đó là Highland Coffee – thương hiệu có chi phí nhượng quyền đăt đỏ nhất trong chuỗi cừa hàng nhượng quyền hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống. Với 300 cửa hàng trên 24 tỉnh thành phố khắp cả nước, Highland khẳng định vị thế với doanh thu lên đến gần 2000 tỷ đồng/ năm. Có thể nói, thương hiệu có cái giá không phải đùa đâu!
Brand kích thích nhu cầu sở hữu của khách hàng
Trên thế giới có một cuộc đua ngầm. Đó là cuộc đua hàng hiệu. Chiếc túi đắt giá nhất hiện nay được thế giới ghi nhận lên đến gần 4 triệu USD. Vì sao người ta sẵn sàng chi trả một con số khổng lồ như thế để sở hữu một chiếc túi? Đó chính là giá trị của thương hiệu.
Thương hiêu khoác lên cho khách hàng sự đẳng cấp và xa hoa. Vô hình chung, brand chính là bộ mặt của chủ nhân. Thương hiệu càng cao cấp, sự đấu tranh để sở hữu được nó càng tăng cao.
Brand tạo nên văn hóa
Làm thương hiệu tạo nên một cộng đồng những người có chung sở thích, mong muốn, đẳng cấp. Chính từ đó, thương hiệu tạo nên văn hóa và sự giao thoa văn hóa tạo thành luồng sóng vận động lên xuống trên thị trường, kích thích cung cầu.
Thương hiệu tạo nên xu hướng như văn hóa uống trà sữa của giới trẻ, sau đó là văn hóa uống trà chanh… tạo nên hàng trăm thương hiệu và hàng trăm cửa hàng mọc lên như nấm sau mưa. Thương hiệu cũng có thể trở thành đạo tin tạo thành một tập thể khách hàng trung thành, chỉ tin và sử dụng sản phẩm duy nhất của thương hiệu đó.
Brand tạo sự khác biệt hóa
Một câu hỏi thường trực khi bắt đầu kinh doanh: Tại sao khách hàng lựa chọn bạn khi có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn thương hiệu tương tự?
Đó là sự khác biệt hóa. Thương hiệu giao tiếp với khách hàng bằng ngôn ngữ của riêng nó. Bằng ngôn ngữ khác biệt đó, thương hiệu thuyết phục khách hàng lựa chọn doanh nghiệp và ghi nhớ doanh nghiệp, trở thành một bộ phận trung thành gắn bó với thương hiệu. Giống như con người, mỗi thương hiệu đều được gắn một nhãn. Thông qua nhãn, khách hàng hình thành kinh nghiệm tích cực hoặc tiêu cực về sản phẩm.
Một thương hiệu không ấn tượng không thể khiến khách hàng lựa chọn bạn, một sản phẩm không có thương hiệu thì càng không.
Brand giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng dễ dàng hơn
Đứng về góc độ kinh tế, khi doanh nghiệp vừa gia nhập thị trường, thị trường chưa ổn định, kinh doanh thua lỗ… thì giá trị thương hiệu vẫn là số dương. Bởi vì, brand là một tài sản vô hình nên tất cả các tài sản công ty đều bị khấu hao, trừ thương hiệu. Chính vì vậy, có không ít các doanh nghiệp đã phá sản nhưng để sở hữu thương hiệu của doanh nghiệp này vẫn cần phải trả một số tiền nhất định theo định giá brand.
Không chỉ vậy, những doanh nghiệp đã làm được thương hiệu đồng nghĩa với việc họ đã tạo dựng cho mình một tập khách hàng quen và trung thành. Điều đó dễ dàng giúp doanh nghiệp ổn định tình hình hơn so với những công ty chưa được công chúng biết đến.
Brand tạo niềm tin cho khách hàng, cổ đông và nhân sự
Về phía khách hàng: brand chuyên nghiệp tạo nên cảm giác về một doanh nghiệp uy tín, có quy mô và tổ chức, khiến khách hàng cảm thấy tự tin hơn khi hợp tác cùng doanh nghiệp.
Về phía cổ đông: brand thể hiện sự nghiêm túc và tinh thần của ban quản trị doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dễ dàng kêu gọi đầu tư.
Về phía nhân sự: brand tạo nên niềm tự hào cho nhân viên, khiến nhân viên có mong muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Không chỉ vậy, mỗi nhân sự là nhân tố lan toả giá trị lõi của doanh nghiệp tới từng khách hàng.
Như vậy, có thể nói, đầu tư cho thương hiệu là một quyết định đầu tư đúng đắn, mang lại giá trị lớn cho doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược tài chính không kém gì các tài sản hữu hình. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem một bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì!
*Nguồn: Adina Việt Nam
Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016
[Adina Vietnam] Quà tặng Tết Nguyên Đán - 20% tất cả gói dịch vụ Thiết kế Thương hiệu
Nhân dịp Giáng sinh – Năm mới 2017 và Tết Nguyên Đán Đinh Dậu 2017 Adina Việt Nam xin dành tặng Quý khách hàng món quà trị giá 20% tất cả dịch vụ Thiết kế Thương hiệu – Xây dựng Thương hiệu – Thiết kế Quảng cáo.
Adina Việt Nam cung cấp giải pháp Tư Vấn/ Thiết kế Thương hiệu toàn diện giúp tăng khả năng cạnh tranh, xây dựng hình ảnh Thương hiệu chuyên nghiệp.
Công ty Giải pháp Thương hiệu Adina cung cấp dịch vụ Tư vấn chiến lược, Thiết kế Thương hiệu, Thiết kế Quảng cáo. Với các Giải pháp Thương hiệu toàn diện, chúng tôi giúp tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Từ việc xây dựng hình ảnh Thương hiệu, tạo phong cách Thương hiệu, truyền thông Thương hiệu là một quá trình mà Adina Việt Nam tự hào được đồng hành cùng Thương hiệu Việt.
Adina Việt Nam quy tụ đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực Tư vấn và Sáng tạo. Chúng tôi đáp ứng các yêu cầu của dự án dựa trên sự lắng nghe và chia sẻ, lấy lợi ích của doanh nghiệp làm trung tâm. Chất lượng chuyên môn cao và đảm bảo đúng tiến độ là cam kết của chúng tôi tới khách hàng. Xây dựng những Thương hiệu mạnh là sứ mệnh của chúng tôi.
Năm 2016 dánh dấu những bước đột phá đầu tiên của “Quốc gia khởi nghiệp”, chúng tôi đã có vinh dự được góp sức mình cho chặng đường dài đó của Việt Nam (tham khảo dự án Adina Việt Nam đã thực hiện). Năm 2017 chúng tôi đã sẵn sàng được cùng cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam tiến những bước vững chắc, xây dựng hình ảnh Thương hiệu Việt chuyên nghiệp – hiện đại – mang tầm quốc tế.
Tham khảo vào lựa chọn các dịch vụ tiêu biểu của chúng tôi:
Hotline Hà Nội: 098 771 2288 / Hotline Hồ Chí Minh: 093 606 8626 / Email: info@adina.com.vn
Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016
Mười điều bạn chưa biết về lịch sử thiết kế đồ họa
Thế giới thiết kế đồ họa giống như một đại dương rộng lớn với hằng hà sa số bí mật! Trong suốt nhiều thập kỷ, nó đã phát triển với một tốc độ ấn tượng! Dường như khi có động lực to lớn cho nhà thiết kế đồ họa để tìm kiếm những ý tưởng mới mang tích đột phá để doanh nghiệp đứng vững trên thị trường cũng như tạo ảnh hưởng sâu rộng tới khách hàng, những người quan tâm hay kênh liên kết và toàn thị trường.
Thiết kế đồ họa như thiết kế logo chuyên nghiệp, thiết kế website sáng tạo, thiết kế trang truyền thông xã hội hay những thiết kế khác hết sức thiết yếu cho phát triển thương hiệu hiệu quả cho doanh nghiệp. Thực tế, những chuyên gia trong ngành tin rằng một doanh nghiệp sẽ chẳng thể đi tới đâu mà không có những thiết kế tuyệt vời. Ở đây bạn có thể tìm kiếm được thiết kế phù hợp cho ngân sách của công ty mình.
Với nhà thiết kế đồ họa, khá quan trọng để biết tới lịch sử của ngành để hiểu nó được hình thành, phát triển và tạo ra xu hướng trong tương lai trên toàn thế giới như thế nào.
Tìm hiểu lịch sử thiết kế đồ họa phát triển qua các năm, đây là 10 điểm mà bạn sẽ nhớ:
1. Thiết kế logo được tin rằng đã xuất hiện ở thế kỷ thứ 13 khi người Ai Cập cổ đại đặt thương hiệu động vật trong nước để kết nối với chủ của họ.
2. Thiết kế đồ họa được bắt đầu với những hình vẽ của người Lưỡng Hà và Ai Cập từ năm 2500 trước công nguyên tới 1400 trước công nguyên
3. Typo (chữ cách điệu) xuất hiện từ giữa những năm 1400. Johann Gutenberg là người phát triển kiểu chữ đầu tiên. Claude Garamond mở cửa hàng và bán font chữ cho máy in vào năm 1530
4. Trong thế kỷ thứ 18, chữ viết cơ bản được thiết kế kiểu nguyên tắc cơ bản số học. Kiểu chữ trang trí cũng bắt đầu trong những năm 1980. Kiểu chữ San-Serif được giới thiệu lần đầu tiên trong một dòng của một cuốn sách.
5. Trong những năm 1800, Art Nouveau xuất hiện như một phong cách nghệ thuật quốc tế và gây bão cho cộng đồng thiết kế đồ họa.
6. Helvetica được giới thiệu trong thế kỷ 20 và sớm trở thành phông chữ được sử dụng nhiều nhất thời điểm này.
7. Pop Art và Psychedelia trở thành phong cách thiết kế phổ biến từ giữa những năm 1960 đến những năm 1970.
8. Từ giữa những năm 1970, các nhà thiết kế tập trung nhiều cho khoảng cách giữa các ký tự, biến thể của ký tự hay các kiểu chữ đánh máy.
9. Từ những năm 1990 trở lại đây, phong cách thiết kế đường phố lại lên ngôi. Các mặt chữ được sản xuất hàng loạt và thương mại hóa cùng với sự phổ biến của máy tính.
10. Website đầu tiên trên thế giới được tung ra trong năm 1992
* Nguồn: http://adina.com.vn/muoi-dieu-ban-chua-biet-ve-lich-su-thiet-ke-do-hoa/
* Nguồn: http://adina.com.vn/muoi-dieu-ban-chua-biet-ve-lich-su-thiet-ke-do-hoa/
Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016
Pantone công bố màu của năm 2017
Màu xanh lá
PANTONE 15-0343
PANTONE 15-0343
“Đại diện cho sự tươi mới và tái sinh, màu xanh nõn chính là biểu tượng cho sự khởi đầu”
Màu xanh nõn là màu xanh lá pha màu vàng tươi tràn đầy sức sống khiến chúng ta liên tưởng tới những chiếc lá non xanh đầu tiên đâm chồi nảy lộc vào đầu xuân, liên tưởng tới một buổi sáng căng tràn sức sống, tràn đầy oxy và năng lượng.
Màu xanh là màu của tự nhiên. Càng đắm chìm vào cuộc sống hiện đại bao nhiêu, con người lại càng mong muốn trở về với bản năng của chính họ là đắm chìm trong vẻ đẹp trong lành của thế giới tự nhiên bấy nhiêu. Sự dịch chuyển được mình chứng bởi những xuất hiện ngày càng nhiều của màu xanh nõn trong cuộc sống hàng ngày như quy hoạch đô thị, kiến trúc, phong cách sống hay những thiết kế được lựa chọn trên toàn thế giới. Màu xanh nõn nay đã được kéo lên vị trí hàng đầu- Nó được hiện diện ở khắp nơi trên thế giới.
Sắc màu của cuộc sống, màu xanh nõn cũng tượng trưng cho đam mê và hoài bão của con người.
Thế nào là màu PANTONE của năm?
Sự lựa chọn màu sắc tượng trưng, một ảnh màu chụp những gì chúng ta thấy trong văn hóa chính là biểu hiện của tâm trạng và thái độ.
Video Player
00:00
00:45
Màu sắc của tự nhiên, Màu xanh nõn Pantone là một hoạt tính giao mùa của sự kết hợp nhiều màu sắc. Mười bảng dưới đây thể hiện các màu có thể kết hợp với xanh nõn từ màu trung tính, màu sáng, màu sâu, màu phấn, màu kim, hay thậm chí là màu PANTONE của năm 2016 Rose Quartz và Serenity. Những cặp màu này dễ dàng sử dụng trong ngành thời trang, làm đẹp, cac sản phẩm hay ứng dụng thiết kế đồ họa
Biên dịch: Adina Việt Nam / Nguồn: Pantone.com
Tham khảo dịch vụ Thiết kế logo của chúng tôi để tìm hiểu thêm về cách kết hợp màu sắc đa dạng trong việc xây dựng Thương hiệu.
Hotline Hà Nội: 098 771 2288 / Hotline Hồ Chí Minh: 093 606 8626 / Email: info@adina.com.vn
Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016
Thiết kế logo giá rẻ có thực sự rẻ ?
Là một nhà đầu tư thông minh, chắc hẳn bạn sẽ đong đếm dễ dàng hay mường tượng được kết quả của logo mà mình sắp nhận được. Có thể đó là một logo vội vàng? Một logo có thể chưa cần phân tích đã rõ là sản phẩm của một tay mơ trong nghề.
Vậy thiết kế logo giá rẻ có thực sự rẻ?
Không ít khách hàng đến với Adina Việt Nam trong tình trạng đã thực hiện dự án thiết kế logo giá rẻ với 1-2 đơn vị và không cảm thấy hài lòng. Sự thật chứng minh rằng “sản phẩm sẽ tương xứng với mức đầu tư”. Khi bạn đầu tư vào logo giá rẻ, bạn có thể mất đi khoản đầu tư ban đầu cùng với thời gian theo dự án. Thời gian này có thể kéo dài tới hàng tháng mà không có dấu hiệu của thành công. Tới khi đó, bạn có thể phải tìm kiếm đơn vị mới và trả thêm phí để có được logo chuyên nghiệp và ưng ý. Đó còn chưa kể đến những trải nghiệm không mấy vui vẻ khi bạn đang mong ngóng một logo xứng tầm mà những phương án bạn nhận được lại gây thất vọng. Nói tóm lại, thiết kế logo giá rẻ có thể làm bạn mất thời gian, tiền bạc và lỡ đi những cơ hội kinh doanh của mình.
Tới đây chắc hẳn bạn đã chọn được cho mình dịch vụ thiết kế phù hợp tương xứng với tầm vóc và tầm nhìn của doanh nghiệp bạn. Đó là thiết kế logo chuyên nghiệp.
Adina giúp bạn tìm ra dịch vụ thiết kế logo chuyên nghiệp thông qua cách phân biệt như này:
Không quá khó để bạn phân biệt được dịch vụ thiết kế logo chuyên nghiệp và giá rẻ?
Thiết kế logo chuyên nghiệp sẽ được đầu tư:
- Nhân sự chất lượng cao: ở đây là kinh nghiệm, kỹ năng, sức sáng tạo và sự miệt mài trong sáng tạo.
- Quy trình bài bản, khoa học: một quy trình bài bản sẽ được lên từ khâu thu thập thông tin, tạo bão ý tưởng, lựa chọn, thiết kế, kiểm soát chất lượng. Là một công ty đầu tư nghiêm túc, chắc hẳn bạn sẽ biết cách test quy trình này một cách thông minh để đưa ra lựa chọn cho mình.
- Cam kết thành công cho dự án: Sự thật là tiếng nói chung của khách hàng và đơn vị sáng tạo cần được đầu tư về cả tâm huyết và thời gian. Do vậy, để bạn yên tâm về dự án, Adina Việt Nam đảm bảo 100% thành công cho dự án.
- Bàn giao dự án: các tài liệu được quy chuẩn kỹ lưỡng và đầy đủ, đảm bảo tính ứng dụng cao trong mọi trường hợp, từ in ấn tới sử dụng online.
Thiết kế logo giá bao nhiêu là phù hợp ?
Sản phẩm sáng tạo thật khó định giá. Gần như không có con số chính xác cho chi phí thiết kế logo. Theo yêu cầu cụ thể, và những tiêu chí riêng, mỗi dự án sẽ có chi phí riêng. Vậy đâu là tiêu chí đó? Chính là số lượng mẫu/ 1 lần gửi, số lượng lần gửi, số lượng team thiết kế, yêu cầu nghiên cứu, yêu cầu thuyết minh hay bất kỳ yêu cầu rất riêng nào của bạn. Để được báo giá thiết kế logo chuyên nghiệp, bạn hãy liên hệ với chuyên viên của Adina để được tư vấn chính xác.
Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không lựa chọn cho mình dịch vụ thiết kế logo chuyên nghiệp thay vì quẩn quanh với bữa ăn thiết kế logo miễn phí hay giá rẻ.
Hotline Hà Nội: 098 771 2288 / Hotline Hồ Chí Minh: 093 606 8626 / Email: info@adina.com.vn
Hotline Hà Nội: 098 771 2288 / Hotline Hồ Chí Minh: 093 606 8626 / Email: info@adina.com.vn
Nguồn: http://adina.com.vn/thiet-ke-logo-gia-re-co-thuc-su-re/
Bạn đã biết cách thiết kế logo bất động sản đẹp chưa ?
Doanh thu và danh tiếng của doanh nghiệp gắn với logo, đây là kiến thức chung, phổ biến trong giới kinh doanh. Có thể coi logo như viên gạch đầu tiên trong quá trình xây dựng hình ảnh thương hiệu. Đặc biệt, đối với những lĩnh vực có sản phẩm mang tính đặc thù về giá cả cũng như thời gian sử dụng như bất động sản. Một logo bất động sản đẹp, được thiết kế chuyên nghiệp sẽ làm tăng uy tín cho dự án cũng như doanh nghiệp, từ đó sẽ dễ dàng thuyết phục khách hàng.
Tuy vậy, gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam mới bắt đầu chú trọng hơn vào việc xây dựng thương hiệu và mong muốn sở hữu một logo ấn tượng cho riêng mình. Vậy những quy tắc thiết kế logo cơ bản nào vẫn đang và luôn được sử dụng? Các thương hiệu bất động sản lớn trên thế giới và tại Việt Nam đang áp dụng chúng ra sao? Tôi có thể vận dụng các quy tắc đấy như thế nào để cho ra đời một logo đẹp? Adina sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời trong bài viết này.
1. Nghĩ khác đi, đừng theo lối mòn
Nếu bạn muốn sử dụng hình ảnh ngôi nhà cho logo bất động sản của mình thì bạn cũng giống như rất nhiều người khác. Phần lớn các doanh nghiệp bất động sản hiện nay đều sử dụng các hình ảnh quen thuộc như nhà, mái nhà. Việc này khiến logo của những người đi sau dần trở nên loãng và dễ bị đánh giá là ăn theo hoặc gây ra nhầm lẫn cho khách hàng.
Thay vì sử dụng những hình ảnh phổ biến đó, bạn có thể thay chúng bằng các hình trong toán học như hình hộp, tam giác hay thậm chí là các hình ảnh liên quan nhà đất như chìa khoá. Có một lưu ý nhỏ là nếu sử dụng những hình ảnh không khiến người nhìn liên tưởng đến nhà đất, bạn có thể thêm tên công ty vào để khẳng định lĩnh vực của mình như công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt hay Vinhomes dưới đây.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn sử dụng hình ảnh ngôi nhà hay mái nhà cho logo của mình, hãy nghiên cứu xem đối thủ đã và đang sử dụng hình ảnh đó ra sao và biến tấu nó đi để logo của bạn trở nên nổi bật giữa một rừng các logo khác. Dưới đây là hai ví dụ rất độc đáo từ các công ty bất động sản nước ngoài.
2. Nói không với các yếu tố thừa thãi
KIS – Keep It Simple (tạm dịch “làm đơn giản thôi”) là câu khẩu hiệu mà bất cứ nhà thiết kế chuyên nghiệp nào cũng đang lẩm nhẩm. Đơn giản không có nghĩa là đơn sơ, nhàm chán mà là nói không với những thứ không cần thiết. Nếu trong xây dựng, việc dư thừa nguyên vật liệu dẫn đến sự lãng phí, thì trong thiết kế logo, những yếu tố dư thừa sẽ làm giảm sức mạnh truyền tải thông điệp của thương hiệu. Hãy thử cắt bỏ cái mái nhà thừa thãi, hay sử dụng một font chữ dễ đọc hơn, bạn sẽ ngay lập tức nhận thấy sự khác biệt. Logo đơn giản thường dễ nhớ, dễ in ấn và thể hiện lại trên các mặt bằng và chất liệu khác nhau.
Dưới đây là logo cũ (trên) và logo hiện tại (dưới) của tập đoàn bất động sản Đất Xanh. Các bạn có thể thấy, trong logo mới, Đất Xanh đã lược bớt đường viền bao quanh hình tam giác và tên doanh nghiệp và thay đổi font chữ. Việc này giúp logo trở nên thoáng hơn và dễ nhìn hơn.
Lưu ý, tránh sử dụng ảnh chụp vì ảnh chụp không có sự linh hoạt khi cần điều chỉnh kích cỡ logo, dễ dẫn đến việc vỡ hay nhoè logo.
2. Thể hiện được tính chất của bất động sản
Một logo có vẻ ngoài đẹp mắt nhưng lại không ăn nhập với hình ảnh của doanh nghiệp hay dự án là một logo tồi. Dự án bán các khu căn hộ cao cấp cần logo thể hiện được sự sang trọng, tinh tế. Trong khi đó, logo của dự án bán nhà dưới một tỷ cho người có thu nhập thấp nên khiến khách hàng cảm thấy thân thiện, chắc chắn, hứa hẹn một tương lai bền vững.
Trước khi thiết kế logo, bạn hãy bỏ ra chút thời gian suy nghĩ xem mình muốn nhắm tới đối tượng khách hàng nào và điều bạn muốn nhắn nhủ đến họ là gì để đảm bảo logo của bạn phù hợp với những gì bạn cần.
Ví dụ như Imperial Garden và Phú Mỹ Hưng đều là những doanh nghiệp bất động sản có thế mạnh về những khu đô thị cao cấp. Cả hai cùng chọn sắc vàng cho logo của mình. Màu vàng thường tượng trưng cho kim tiền, trong trường hợp của Imperia Garden, sắc vàng hơi ngả về nâu còn tượng trưng cho màu đất (thổ). Ngược lại, Tây NhaTrang (TNT) là doanh nghiệp bất động sản hướng tới nhà ở cho người có thu nhập thấp. Có thể thấy logo của TNT về cả màu sắc lẫn hình ảnh sử dụng đều hướng tới tính chất bình dân.
Tìm hiểu thêm dịch vụ Thiết kế Logo của chúng tôi để tăng 200% Hiệu quả của dự án !
Liên hệ: Hotline Hà Nội: 098 771 2288 / Hotline Hồ Chí Minh: 093 606 8626 / Email: info@adina.com.vn
Nguồn: http://adina.com.vn/ban-da-biet-cach-thiet-ke-logo-bat-dong-san-dep-chua/
Liên hệ: Hotline Hà Nội: 098 771 2288 / Hotline Hồ Chí Minh: 093 606 8626 / Email: info@adina.com.vn
Nguồn: http://adina.com.vn/ban-da-biet-cach-thiet-ke-logo-bat-dong-san-dep-chua/
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)