Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

TỔNG HỢP LOGO CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG NHẤT MỌI THỜI ĐẠI (PHẦN 4)

Ở phần bốn của bài viết chúng tôi đưa tới bạn đọc Top 40 mẫu Thiết kế Logo của các Thương hiệu nổi tiếng nhất mọi thời đại. Giới thiệu quá trình hình thành và thay đổi Logo của từng Thương hiệu nổi tiếng (Đọc lại phần 3)

31.Intel

tong-hop-logo-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-intel
Thành lập năm: 1968
Công bố logo năm: 1969
Thiết kế Logo: Rober Noyce và Gordon Moore (1969), Future Brand (2005)
Người sáng lập: Gordon Moore, Robert Noyce
Logo đầu tiên của Intel được thiết kế bởi người sáng lập Robert Noyce Gordon Moore vào năm 1968. Điểm nhấn của Logo tập trung vào chữ e với và cho đến phiên bản logo năm 2005 tổng thể logo vẫn được đặt trong khối hình chữ e với những đường cong bao quanh tạo thành khối hình elip nghiêng truyền tải thông điệp của Intel: “Leap Ahead”

32.HP / Hewlett-Packard

tong-hop-logo-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-hp
Thành lập năm: 19939
Công bố logo năm: 1939
Thiết kế Logo: Landor Associates (1999), Liquid Agency (2008)
Người sáng lập: Bill Hewlett, David Packard
Xuất hiện vào năm 1939 và hầu như không thay đổi cho đến ngày nay, Logo HPHP tập trung vào hai yếu tố cốt lõi là 2 nhà sáng lập. Qua thời gian logo HP có thay đổi hình khối bên ngoài, nhưng cho đến hiện tại HP vẫn quay lại hình khối tròn ban đầu như một sự khẳng định giá trị

33.GAP

tong-hop-logo-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-gap
Năm thành lập: 1969
Công bố logo năm: 1969
Thiết kế Logo: Laird & Partners (2010)
Người sáng lập: Donald Fisher, Doris Fisher
Logo GAP khi mới xuất hiện khá đơn giản với dạng văn bản và được sử dụng từ năm 1969 đến 1986. Sau đó logo phát triển thêm biểu tượng khối vuông màu xanh và qua 2 lần sửa đổi logo Gap vẫn giữ được yếu tố nhận diện ban đầu với tên Thương hiệu năm trong hình vuông màu xanh

34.FedEx

tong-hop-logo-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-fedex

Thành lập năm: 1973
Công bố logo năm: 1973
Thiết kế Logo: Richard Runyan (1973), Lindon Leader, Landor Associates (1994), Landor Associates (2000, 2006)
Người sáng lập: Fredrick W. Smith
Logo khi mới xuất hiện sử dụng tên đầy đủ là “Federal Express” với font chữ nghiêng thể hiện tính di chuyển và liên kết. Logo ban đầu giúp FedEx trở nên thành công và vào năm 1994 logo hiện tại đã được tạo ra. Nhà thiết kế đã tạo một mũi tên nhỏ ẩn bên trong khoảng trống giữa chữ “E” và “x” tượng trưng cho tốc độ và độ chính xác của FedEx.

35.Dunkin’ Donuts

tong-hop-logo-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-donut
Thành lập năm: 1950
Công bố logo năm: 1950
Thiết kế Logo: Lucia N. DeRespinis, Sangren & Murtha (1980), Thiết kế diễn đàn (2002)
Người sáng lập: William Rosenberg
Logo Dunkin’ Donuts được ra mắt với hình tượng khá phức tạp, nhưng đã định hình được biểu tượng chiếc bánh nằm trong tách cafe Đến năm 1965 thì tên Thương hiệu và biểu tượng đã được kết hợp làm một và vẫn giữ hình ảnh chiếc bánh nằm trong tách cafe.Và từ năm 1980 đến nay, logo Dunlin’ Donuts đã thay đổi phong cách với biểu tượng mới.

36.Canon

tong-hop-logo-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-canon
Thành lập năm: 1937
Công bố logo năm: 1934
Thiết kế Logo: Không được tiết lộ
Người sáng lập: Takeshi Mitarai, Goro Yoshida, Saburo Uchida, Takeo Maeda
Logo Canon ban đầu sử dụng hình ảnh đức Phật trong Phật giáo biểu tượng cho lòng nhân từ. Sau khi đạt được nhiều thành công trong kinh doanh, năm 1953 Công ty đổi tên thành Canon và đi vào sản xuất hàng loạt. Canon quyết định tạo ra một biểu tượng hiện đại hơn và phiên bản logo năm 1956 đã được sử dụng cho đến bây giờ

27.Chiquita

tong-hop-logo-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-chiquita
Thành lập năm: 1899
Công bố logo năm: 1944
Thiết kế Logo: Dik Browne (1944)
Người sáng lập:Minor C. Keith, Công ty Boston Fruit
Hoa hậu Chiquita đã được giới thiệu như là biểu tượng và linh vật của Thương hiệu chuối Chiquita. Hoa hậu xuất hiện trên các chương trình phát thanh, khách mời phim, quảng cáo và thậm chí tham gia cả vào giàn nhạc giao hưởng. Năm 1987 Logo được thay đổi kết hợp hình ảnh người phụ nữ với chuối. Phong cách của Chiquita khá ngộ nghĩnh khi kết hợp nhiều hình ảnh khác nhau với chuối, tạo ra nét thú vị riêng của Thương hiệu

38.BMW

tong-hop-logo-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-bmw
Thành lập năm: 1916
Công bố logo năm: 1917
Thiết kế Logo: Franz Josef Popp (1917)
Người sáng lập: Franz Josef Popp
Bayerische Motoren Werke GmbH (BMW) ra đời từ sự kết hợp giữa 2 nhà sản xuất động cơ máy bay Gustav Flugmaschinenfabrik và Rapp-Motorenwerke vào năm 1916. Biểu tượng hình tròn của BMW phát triển từ hình ảnh cánh quạt máy bay thể hiện rõ đặc điểm ngành nghề cảu BMW. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, BMW ngừng sản xuất máy bay và chuyển sang Ô tô – Xe máy. Logo BMW đã không thay đổi nhiều kể từ lần đầu tiên xuất hiện, sự thay đổi rõ nét nhất là vào năm 2000 khi mẫu logo được tạo hiệu ứng 3D.

39.Barbie

tong-hop-logo-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-barbie
Thành lập năm: 1959 (Barbie là một tập hợp con của Mattel, Inc được thành lập vào năm 1945)
Công bố logo năm: 1959
Thiết kế Logo: không được tiết lộ
Người sáng lập: Ruth Handler
Mỗi một giây trên thế giới có 3 búp bê Barbie được bán ra, thành công đó đã giúp khả năng nhận biết của Barbie vô cùng mạnh mẽ. Biểu tượng Barbie được giới thiệu cùng Búp bê vào tháng 3 năm 1959 tại Hội chợ đồ chơi New York, tên Barbie được lấy từ Barbara – tên con gái của người sáng lập Ruth Handler. Màu hồng đã được định hình ngay từ khi mới ra đời.

40.Audi

tong-hop-logo-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-audi
Thành lập năm: 1909
Công bố logo năm: 1909
Thiết kế Logo: Lucian Bernhard (1919), Giáo sư Arno Dresscher (1923), Thiết kế Meta (1994, 2009)
Người sáng lập: August Horch
Logo Audi khi mới xuất hiện được thiết kế theo phong cách Art Nouveau và được sử dụng đến năm 1919. Cho đến năm 1932 khi Audi sáp nhập với DKW, Horch, Wanderer biểu tượng 4 vòng tròn kết nối ra đời biểu trưng cho sự thống nhất của công ty. Sau khi bị Volkswagen mua lại, họ đã gỡ bỏ 4 vòng tròn. Và cho đến năm 2009 kỷ niệm 100 năm thành lập, Audi đã trở lại mẫu Logo lịch sử của mình, với một hình ảnh hiện đại hơn.
Tìm hiểu về chúng tôi: http://adina.com.vn
Tìm hiểu thêm về dịch vụ Thiết kế Logo của chúng tôi hoặc liên hệ tư vấn (miễn phí): 098 771 2288

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

TỔNG HỢP LOGO CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG NHẤT MỌI THỜI ĐẠI (PHẦN 3)

Ở phần ba của bài viết chúng tôi đưa tới bạn đọc Top 30 mẫu Thiết kế Logo của các Thương hiệu nổi tiếng nhất mọi thời đại. Giới thiệu quá trình hình thành và thay đổi Logo của từng Thương hiệu nổi tiếng (Đọc lại phần 2)

21.Rolex

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-rolex
Thành lập năm: 1905
Công bố logo năm: 1908
Thiết kế Logo: Không được tiết lộ
Người sáng lập: Hans Wilsdorf, Alfred Davis
Khi mới xuất hiện Logo Rolex chỉ đơn thuần là một trade mark cung cấp thông tin về Thương hiệu Rolex, mãi cho đến nửa thế kỷ sau biểu tượng vương miện mới được ra đời, biểu tượng tượng trưng cho uy tín – chiến thắng và cam kết về chất lượng.Giống như khẩu hiệu của Rolex: “Vương miện cho mọi thành tựu”, có thể thấy Rolex đã tạo dựng tôn chỉ Thương hiệu xuyên suốt thời gian phát triển.

22.Starbucks

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-starbuck
Thành lập năm: 1971
Công bố logo năm: 1971
Thiết kế Logo: Terry Heckler (1971, 1987, 1992), Lippincott và Starbucks Đội Creative toàn cầu (2011)
Người sáng lập: Jerry Baldwin, Gordon Bowker, Zev Siegl
Vào năm 1971, trong khi đang tìm cảm hứng cho một biểu tượng, ý tưởng nảy ra khi nhà sáng lập Starbucks nhìn một bản điêu khắc có từ thế kỷ 16, và hình tượng nàng tiên cá 2 đuôi ra đời. Terry Heckler đã được thuê để tạo ra một mẫu logo Starbucks phức tạp kết hợp giữa hình ảnh tiên cá với một chiếc vương miện cùng đuôi. Năm 1987 khi Starbucks sáp nhập với II Giornale Hechler được mời trở lại để điều chỉnh mẫu logo gốc. Dựa trên phiên bản Logo năm 1992 do Heckler chỉnh sửa, sự thay đổi hoàn thiện nhất được làm vào năm 2011. Nhóm thiết kế đã loại bỏ những vòng tròn bên ngoài chỉ giữ lại hình ảnh nàng tiên cá, tinh chỉnh lại màu sắc và thực sự theo xu hướng hiện đại với phong cách tinh giản

 23.UPS

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-ups
Thành lập năm: 1907
Công bố logo năm: 1919
Thiết kế Logo: Paul Rand (1961)
Người sáng lập: Jim Casey, Claude Ryan
Mẫu logo UPS đầu tiên mang hình tượng “chiếc khiên” đã được tạo ra vào năm 1916 khi nhà sáng lập Jim Casey sáp nhập UPS với một công ty đối thủ, và cho đến nay hình ảnh “chiếc khiên” vẫn được sử dụng. Với một lần chỉnh sửa vào năm 1937 với hình ảnh đơn giản hơn thì đến 2003 logo hiện hành xuất hiện, với phong cách sử dụng mầu đuổi tạo khối cho logo kết hợp cặp màu cùng tone.

24.WWF

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-wwp
Thành lập năm: 1961
Công bố logo năm: 1961
Thiết kế Logo: Sir Peter Scott (1961), Lans Bouthillier (1978), Landor Associates (1986), Asha (2010)
Người sáng lập: Max Nicholson, Julian Huxley, Peter Scott, Guy Mountfort, Godfrey A. Rockefeller, Hoàng tử Bernhard của Hà Lan
Có lẽ đây là một sự trùng lập nhưng các bạn có thể thấy quá trình thay đổi của logo WWF qua các thời kỳ gần như vẽ lại vòng đời phát triển của một chú gấu từ khi bé bỏng cho đến khi trưởng thành. Được giới thiệu vào năm 1961 với biểu tượng chú gấu trúc không đi cùng tên Thương hiệu. Năm 1978 hình ảnh chú gấu trúc được đơn giản hóa giảm bớt các chi tiết phức tạp nhưng không đi quá xa so với bản gốc. Sự thay đổi cuối cùng cũng là sự trưởng thành của chú gấu trúc vào năm 2000, khi phông chữ của WWF có một chút thay đổi.

25.Wolkswagen

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-volkswagen
Thành lập năm: 1937
Công bố logo năm: 1938
Thiết kế Logo: Franz Xaver Reimspiess (1938), Thiết kế Meta (2007)
Người sáng lập: Mặt trận Lao động Đức
Logo Wolkswagen ban đầu là kết quả của một cuộc thi thiết kế logo do Porche tổ chức, và người chiến thắng là Franz Reimspiess, người đã hoàn thiện động cơ cho Beetle vào những năm 1930. Mẫu logo đầu tiên bị ảnh hưởng bởi chế độ của Hitler kết hợp hai chữ V-W. Logo chỉnh sửa vào năm 1938 bỏ bớt sự ảnh hưởng với biểu tượng hitler. Sau thế chiến thứ 2, người Anh tràn qua và đổi tên thành Beetle, họ tiếp tục phát triển VW và chỉnh sửa logo lấy cảm hứng từ lá cờ Đức. Đến thời bình VW được trả lại cho chính phủ Đức, logo sau đó được chỉnh sửa  tạo hình chữ VW trắng nổi lên trên nền xanh -xám tương phản với logo màu đen trắng trong quá khứ chiến tranh.

26.Visa

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-visa
Thành lập năm: 1970
Công bố logo năm: 1958
Thiết kế Logo: Greg Silveria (2006)
Người sáng lập: Dee Hock, Bank of America
Logo Visa xuất hiện vào cùng năm thành lập, thiết kế phức tạp ban đầu được sử dụng cho đến năm 1970 khi Visa đã chọn được một kiểu font chữ và màu sắc rõ ràng dễ nhận biết hơn, với điểm nhấn vát cạnh chữ “V” – logo này bị loại bỏ vào năm 2006. Đến năm 2011, tất cả sản phẩm thẻ trong hệ thống của Visa được thay đổi bằng mẫu thiết kế logo hiện tại

27.TOYOTA

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-toyota
Thành lập năm: 1937
Công bố logo năm: 1930
Thiết kế Logo: không được tiết lộ
Người sáng lập: Kiichiro Toyoda
Vào năm 1936 biểu tượng của Toyota được lựa chọn từ 27.000 mẫu được gửi đến cuộc thi. Người chiến thắng đã kết hợp 3 chữ cái trong cụm chữ “TOYODA” nằm trong một hình tròn. Toyoda là tên gọi ban đầu của Toyota lấy từ tên của người sáng lập “Kiichiro Toyoda”. Và logo hiện tại được công bố năm 1989 vẫn sử dụng cụm chữ của những năm 1957.

28.SHELL

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-shell
Thành lập năm: 1907
Công bố logo năm: 1900
Thiết kế Logo: Raymond Loewy (1971)
Người sáng lập: Công ty Dầu khí Hoàng gia Hà Lan, “Shell” Giao thông vận tải Công ty TNHH Thương Mại
Biểu tượng Logo Shell được lấy ý tưởng từ chiếc vỏ sò và cho đến nay hình tượng đó vẫn được giữ nguyên. Logo đã được phát triển và thay đổi theo từng thời kỳ, vào năm 1990 thiết kế đơn giản chỉ là một hình ảnh chiếc vỏ sò màu đen, cho đến năm 1948 khi màu sắc được bổ sung thêm. Cho đến nay biểu tượng được sử dụng độc lập tách khỏi tên thương hiệu và vẫn giữ được nguyên độ nhận biết.

29.LEGO

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-lego
Thành lập năm: 1932
Công bố logo năm: 1934
Thiết kế Logo: không được tiết lộ
Người sáng lập: Ole Kirk Christiansen
Logo LEGO khi mới xuất hiện chỉ đơn thuần cung cấp mức độ nhận biết qua tên gọi, sau đó ở thời kỳ những năm 1964 – 1973 LEGO được bao ngoài bởi một hình hộp như một gói quà. Màu sắc được sử dụng bị ảnh hưởng bởi quê hương Denmark. Logo LEGO hiện nay đã được sử dụng từ năm 1998, và là một hình ảnh mang lại hạnh phúc cho hàng triệu trẻ em trên toàn thế giới.

30.KODAK

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-kodak
Thành lập năm: 1888
Công bố logo năm: 1907
Thiết kế Logo: Peter J. Oestrich (1971), thương hiệu hội nhập Group, Ogily NY (2006)
Người sáng lập: George Eastman
Logo Kodak được giới thiệu lần đầu vào năm 1907, vào năm 1935 Thương hiệu Kodak mới chính thức được định hình với yếu tố nhận diện là đỏ và vàng. Năm 1987 đánh dấu sự định hình ổn định của thương hiệu Kodak và được sử dụng cho đến năm 2006, khi Kodak quyết định loại bỏ hoàn toàn hình khối và chỉ giữ lại cụm tên thương hiệu màu đỏ trên nền trắng
Đọc tiếp phần 4
Tìm hiểu thêm về dịch vụ Thiết kế Logo của chúng tôi 
hoặc liên hệ tư vấn (miễn phí): 098 771 2288
Nguồn bài viết: http://adina.com.vn/tong-hop-logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-phan-3/

TỔNG HỢP LOGO CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG NHẤT MỌI THỜI ĐẠI (PHẦN 2)

Ở phần hai của bài viết chúng tôi đưa tới bạn đọc Top 20 mẫu Thiết kế Logo của các Thương hiệu nổi tiếng nhất mọi thời đại. Giới thiệu quá trình hình thành và thay đổi Logo của từng Thương hiệu nổi tiếng (Đọc lại phần 1)

11.Walmart

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-walmart
Thành lập năm: 1962
Công bố logo năm: 1962
Thiết kế Logo: Don Watt (1992), Lippincott (2008)
Người sáng lập: Sam Walton
Gần như định hình được phong cách ngay từ mới xuất hiện,Logo Walmart khi mới ra mắt đã đêm đến cái nhìn của một Logo đơn giản và hấp dẫn. Chữ Walmart được kéo dài ra với định dạng font chữ máy in. Sau đó vào năm 1964, Walmart công bố một logo mới, vẫn giữ form chữ cũ và được đưa vào một hình khối mang tính biểu tượng hơn. Font chữ ban đầu lựa chọn Frontier Font Logo mang hơi hướng Cao bồi miền tây và vẫn tồn tại cho đến năm 1981. Đến năm 1992 biểu tượng ngôi sao xuất hiện kết nối cụm chữ Wal-Mart dường như muốn truyền tải một sự cam kết về chất lượng. Và đến 2008 Logo được chau chuốt hơn với phong cách hiện đại màu sắc trẻ trung được dùng cho đến nay.

12.Warner Bros.

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-12
Thành lập năm: 1918
Công bố logo năm: 1923
Thiết kế Logo: Saul Bass (1972)
Người sáng lập: Albert Warner, Harry Warner, Sam Warner, Jack Warner
Ngay từ khi bắt đầu được giới thiệu vào năm 1923 Warner Bros đã định hình Logo sử dụng biểu tượng chiếc khiên. Mẫu logo khá phức tạp với Tên Thương hiệu đầy đủ phía trên, hình ảnh và hai chữ cái đầu WB được lồng trong chiến khiên. Sau nhiều lần tùy chỉnh mẫu logo  năm 1948 gần như là tiêu chuẩn được giữ cho đến ngày nay. Giữa năm 1984-2013 Logo của hàng Warner Bros. đã được đánh bóng một số chi tiết, tạo ra nhiều biến thể về màu sắc và hiệu ứng, nhưng hình dạng ban đầu của Logo từ năm 1948 vẫn còn nguyên

13.IBM

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-ibm
Thành lập năm: 1911
Công bố logo năm: 1924
Thiết kế Logo: Paul Rand (1956, 1972)
Người sáng lập: Charles R. Flint
Với tên gọi ban đầu là “Computing-Tabulating-Recording” cho đến năm 1924 đổi tên thành International Business Machines (IBM) thì Logo IBM mới được giới thiệu. Cụm chữ Thương hiệu đầy đủ được đưa vào khối hình cầu như để nhấn mạnh tính quốc tế của Thương hiệu IBM. Và với những bước tiến của ngành công nghệ, logo IBM toàn cầu đã được thay bởi một Logo IBM đơn giản và tinh tế. Năm 1956 Paul Rand đổi màu logo IBM thành màu đen tăng thêm sự ấn tượng, và tạo thêm tính “tốc độ và năng động” cho logo bằng các sọc trắng vào năm 1972.

14.American Airlines

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-american-airline
Thành lập năm: 1930
Công bố logo năm: 1930
Thiết kế Logo: Massimo Vignelli (1967)
Người sáng lập: Công ty Cổ phần AMR
Năm 1934, American Airlines công bố một Logo sử dụng hình ảnh biểu tượng quốc gia Đại bàng trắng đang tung cánh với hai chữ cái đầu AA hai bên. cho đến năm 1968 cụm biểu tượng này vẫn được giữ nguyên và có giản lược bớt chi tiết.  Trong hậu quả của việc phá sản, American Airlines đã công bố logo mới vào năm 2013. Mặc dù đã có sự thay đổi lớn nhưng concept Logo nguyên gốc vẫn được thể hiện một cách tinh tế. Kết hợp giữa cụm chứ AA, với hình ảnh đại bàng nằm trong khối hình giống như đuôi máy bay.

15.Nasa

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-nasa
Thành lập năm: 1958
Công bố logo năm: 1958
Thiết kế Logo: James Modarelli (1959, 1992), Danné & Blackburn (1974)
Người sáng lập: Chính phủ Mỹ
Vào năm 1959 Logo đầu tiên của NASA được công bố, trong đó có 3 biểu tượng: phù hiệu của NASA, biểu trưng của NASA, và con dấu của NASA. Logo NASA ban đầu được Tổng thống Eisenhower sau đó được yêu cầu chỉnh sửa bởi Tổng thống Kennedy.

16.MTV

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-mtv
Thành lập năm: 1981
Công bố logo năm: 1981
Thiết kế Logo: Manhattan Design (Frank Olinsky, Patty Rogoff) (1981, 1981-2009), Popkern (2009)
Người sáng lập: Robert Warren Pittman, Warner Communications
Thiết kế MTV xuất hiện đầu tiên vào năm 1981 được thực hiện bởi Manhattan Design. Ngay từ đầu Logo MTV đã có sự thay đổi liên tục về màu sắc, mẫu thiết kế, hình ảnh. Cho đến nay MTV đã chọn mẫu logo đơn sắc đơn giản theo xu hướng của thế giới là giản lược.

17.Microsoft

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-microsoft
Thành lập năm: 1975
Công bố logo năm: 1976
Thiết kế Logo: Scott Baker (1987)
Người sáng lập: Bill Gates, Paul Allen
Microsoft lần đầu tiên giới thiệu Logo vào năm 1975 và sử dụng cho đến năm 1979. Logo nưm 1975 được thiết kế theo xu hướng như một nhãn hiệu hàng hóa mang tính hấp dẫn. Tuy nhiên đến năm 1980 Microsoft từ bỏ dạng logo phức tạp và phát triển theo hướng giản lược, chú trọng vào chi tiết font chữ hơn, thay đổi bố cục chữ thành một hàng thay vì mẫu cũ. Năm 1982 là lần duy nhất Microsoft đưa vào Logo của mình một biểu tượng, cho đến năm 2013 lại trở về định dạng chữ đơn thuần. Đường cắt nối giữa chữ Micro – Soft giúp cụm chữ liền mạch hơn và đem lại một cảm giác về tốc độ.

18. 7-Eleven

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-7eleven
Thành lập năm: 1927
Công bố logo năm: 1946
Thiết kế Logo: Fran Gianninoto & Associates (1969)
Người sáng lập: Joe C. Thompson Jr., John Jefferson Xanh

Ý tưởng về 7-Eleven đã được John Jefferson ấp ủ khi ông bắt đầu bán bánh mỳ, sữa và trứng bên ngoài công ty Southland Ice. Và sau đó ông đã mua lại công ty Ice Southland và tiếp tục hoạt động mặc dù sẽ bị phá sản trong suy thoái. Trong năm 1946, trong những nỗ lực vực dậy công ty sau Chiến tranh thế giới, tên của các cửa hàng đã được đổi tên thành 7-Eleven và đến năm 1950 mẫu thiết kế Logo 7-Eleven ra đời, tên thương hiệu nằm trong chiếc cốc trong một vòng tròn màu xanh lá cây. Mẫu thiết kế ban đầu được sử dụng cho đến năm 1970 trước khi biểu tượng được hoàn thiện và được sử dụng đến nay.

19. Adidas

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-adidas
Thành lập năm: 1920
Công bố logo năm: 1949
Thiết kế Logo: Adi Dassler (1949), Käthe và Adi Dassler (1971), Peter Moore (1997)
Người sáng lập: Adi Dassler
Nhà sáng lập Adia Dassler là người tạo ra logo 3 sọc đầu tiên của Adidas, ngay lập tức tạo sự nhận biết của thương hiệu cho đến ngày nay. Biểu tượng 3 sọc không thay đổi trong suốt chiều dài lịch sử thương hiệu, có chẳng chỉ điều chỉnh một chút về hình thức. Trong những năm 60-70 Käthe và Adi Dassler đã tạo ra logo Bông hoa 3 cánh như một nhãn hiệu hàng hóa dành riêng cho sản phẩm quần áo. Năm 1997 Adides đã giới thiệu phiên bản phát triển của logo với 3 vạch màu gạch chéotạo hình một ngọn núi – tượng trưng cho những thách thức phải đối mặt và mục tiêu cần đạt được.

20. NBC – Công ty Phát thanh Truyền hình Quốc gia Mỹ

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-nbc
Thành lập năm: 1926
Công bố logo năm: 1926
Thiết kế Logo: Chermayeff & Geismar (1986)
Người sáng lập: Công ty Cổ phần Radio của Mỹ (RCA)
Khi mới ra đời, Logo NBC được tạo hình một chiếc micro nằm trong hình chữ nhật với tên NBC phía trên. Logo đã được đơn giản hóa về màu đen trắng vào năm 1930, loại bỏ hình ảnh micro và lấy tên NBC làm chủ thể. Năm 1942, Tên thương hiệu NBC lại kết hợp với chiếc micro tạo thành một hình khối thống nhất kết hợp với nhiều sọc mầu phức tạp bên ngoài. Mãi cho đến năm 1956 hình ảnh “con công huyền thoại” mới được phát triển. Sau một vài lần điều chỉnh hiện nay NBC trở lại với hình ảnh con công riêng lẻ và vẫn giữ độ nhận biết cao mà không cần tên Thương hiệu

Tìm hiểu thêm về dịch vụ Thiết kế Logo của chúng tôi
hoặc liên hệ tư vấn (miễn phí): 098 771 2288
Nguồn bài viết: http://adina.com.vn/tong-hop-logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-phan-2/

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

TỔNG HỢP LOGO CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG NHẤT MỌI THỜI ĐẠI (PHẦN 1)

Ở phần một của bài viết chúng tôi đưa tới bạn đọc Top 10 mẫu Thiết kế Logo của các Thương hiệu nổi tiếng nhất mọi thời đại. Giới thiệu quá trình hình thành và thay đổi Logo của từng Thương hiệu nổi tiếng.

1.Nike

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng
Thành lập năm: 1964
Công bố logo năm: 1971
Thiết kế Logo: Carolyn Davidson (1971), Nike (1978, 1985, 1995)
Người sáng lập: Bill Bowerman, Phillip Knight
Tiền thân từ khi thành lập là một công ty nhập khẩu Blue Ribbon Sports, Thương hiệu Nike thực sự xuất hiện vào năm 1971 khi công ty mẹ bắt đầu sản xuất giày dép thể thao. Mẫu thiết kế “nét lượn” của Nike được nhà sáng lập Phillip Knight chọn một cách khiên cưỡng: “Tôi không thích nó, nhưng tôi sẽ phát triển nó”.
Ban đầu nhà thiết kế Carolyn Davidson chỉ nhận được 35$ cho mẫu Logo của mình, Logo được lấy cảm hứng từ Nike – Nữ thần chiến thắng Hy lạp. “Nét lượn” biểu tượng cho sự di chuyển – tốc độ. Vào năm 1978, Nike đã thay đổi font chữ ban đầu và một chút điều chỉnh cho “Nét lượn”. “Nét lượn” đã trở thành một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng nhất thế giới, và năm 1995 Nike đã quyết định loại bỏ tất cả chỉ giữ lại “Nét lượn” là biểu tượng duy nhất của Thương hiệu Nike.

2.Coca Cola

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-coca
Thành lập năm: 1886
Công bố logo năm: 1886
Thiết kế Logo: Frank Mason Robinson (1887), Lippincott & Margulies (1968), Desgrippes gobe & Associates (1998), Turner Duckworth (2009),
Người sáng lập: John Pemberton
Ban đầu Logo của Coca-Cola đã được tạo ra bởi nhân viên kế toán John Pembertion, với dạng font chữ có chân dạng script vốn thịnh hành vào thời điểm đó. Vào năm 1890 Coca-Cola thiết kế lại logo phức tạp hơn, tạo cho logo một giai điệu điểm nhấn tại chữ “C”. Và đó là bước ngoặt tạo ra logo mang tính biểu tượng cho thương hiệu Coca-Cola được xuất hiện trên mọi sản phẩm Coca-Cola đến bây giờ.

3.Ford

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-ford
Thành lập năm: 1903
Công bố logo năm: 1903
Thiết kế Logo: Child Harold Wills (1907)
Người sáng lập: Henry Ford
Được thành lập năm 1903 Ford Motor là công ty ô tô thứ ba của Henry Ford. Ban đầu Logo Ford Motor là một vòng tròn với những họa tiết trang trí phức tạp với tên Thương hiệu bên trong. Cho đến năm 1927 khối màu Oval xanh nổi tiếng mới xuất hiện. Việc giản lược bớt chi tiết của logo cũng nhằm phục vụ tăng tính ứng dụng của logo trên các ô tô của hãng.

4.Apple

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-apple
Thành lập năm: 1976
Công bố logo năm: 1976
Thiết kế Logo: Ronald Wayne (1976), Rob Janoff (1977), Landor Associates (1984), Apple (1998, 1998-2007)
Người sáng lập: Steve Jobs, Steve Wozniak, Ronald Wayne
Được thiết kế bởi nhà đồng sáng lập Ronald Wayne, Logo của Apple bắt đầu với một mẫu thiết kế phức tạp lấy cảm hứng từ Định luật về lực hấp dẫn của Isaac Newton. Năm 1977 Steve Job yêu cầu thay thế logo phức tạp bằng một biểu tượng đơn giản và không quá “dễ thương”, Rob Janoff đã tạo ra một biểu tượng hình “Quả táo” với các sọc màu cầu vồng. Logo được cho là hướng vào giới trẻ và làm nổi bật khả năng độc đáo của máy tính là tái tạo màu sắc. Mẫu logo tạo bước khởi đầu cho mẫu logo hoàn chỉnh của Apple cho đến bây giờ. miếng “cắn” được đưa vào được cho là để tạo sự phân biệt với hình ảnh quả anh đào.

5.Pepsi

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-pepsi
Thành lập năm: 1893
Công bố logo năm: 1898
Thiết kế Logo: Gould & Associates (1967), Landor Associates (1996), Arnell (2008)
Người sáng lập: Caleb Bradham
Ban đầu nhà sáng lập Caleb Bradham đã đưa ra một mẫu Logo được thiết kế qua loa, sau đó mẫu logo được thay đổi đôi chút vào năm 1962 với việc loại bỏ cụm từ “cola” chỉ còn là Pepsi. Logo được hiện đại hóa năm lần từ 1971-2005 với biểu tượng nắp chai màu đỏ – trắng – xanh và tên Thương hiệu Pepsi được in đậm.

6.Mercedes

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-mer
Thành lập năm: 1926
Công bố logo năm: 1902
Thiết kế Logo: Gottieb Daimler (1909), Henrion Lublow Schmidt (1989)
Người sáng lập: Karl Benz, Gottlieb Daimler
Logo Mercedes xuất hiện đầu tiên vào năm 1902, cụm chữ “Mercedes” được đặt trong một hình bầu dục. Mercedes là Thương hiệu sản phẩm của DMG (Daimler Motors Corporation) lấy cảm hứng từ tên con gái của nhà sáng lập Gottieb Daimler. Vào năm 1916, Daimler đã  thay đổi Logo, đưa ra một biểu tượng 3 cánh.Ngôi sao ba cánh là biểu tượng tượng trưng cho tham vọng của Daimler là sản xuất các sản phẩm cơ giới cả trên đất – nước – không khí. Năm 1926 sau khi sáp nhập DMG và Benz & Cie, chủ sở hữu đã giới thiệu một logo được kết hợp từ hai Logo Mercedes và Benz, kết hợp ngôi sao ba cánh của Mercedes và vòng nguyệt quế của Benz. Và từ năm 1989 trở đi, tất cả sản phẩm của DMG đều xuất hiện biểu tượng ngôi sao 3 cánh 3D trên phần tản nhiệt, giúp tạo dựng vị thế của biểu tượng Mercedes – Benz hiện nay.

7.McDonalds

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-mc-donald
Thành lập năm: 1940
Công bố logo năm: 1940
Thiết kế Logo: Jim Schindler (1962)
Người sáng lập: Richard McDoland, Maurice McDonald
Khi mới xuất hiện McDonalds được biết đến như một thương hiệu BBQ nổi tiếng, do đó McDonald đi kèm hậu tố “Famous Barbeque” với điểm nhấn là 2 đường thẳng song song bên cạnh.. Vào năm 1948 McDonald đổi tên thành “Famous Hamburger McDonalds”. Năm 1948-1953 logo McDonalds được thay đổi đưa thêm hình ảnh người đầu bếp. Năm 1953 McDonalds bắt đầu mở rộng nhượng quyền thương mại và đến năm 1960 biểu tượng nổi tiếng mới bắt đầu được hình thành từ hình ảnh chữ “M” vàng. Biểu tượng 2 vòm tạo thành chữ “M” với nét gạch ngang cắt qua đã trở thành điểm nhấn kiến trúc của hệ thống nhà hàng McDonald thời điểm đó.
Năm 1968, hãng đã đơn giản hóa chữ “M” và định hình Logo của McDonalds cho đến nay, với một số thay đổi theo xu thế từng thời điểm logo được thay đổi chi tiết màu sắc. Vào năm 2003 McDonalds chính thức công bố logo đơn giản nhất mọi thời đại, chỉ duy nhất biểu tượng “M” cũng đủ để nhận biết McDonlads trên toàn thế giới.

8.Levi’s

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-levis
Thành lập năm: 1850
Công bố logo năm: 1890
Thiết kế Logo: Landor Associates (1967, 1969)
Người sáng lập: Levi Strauss
Ra mắt với mẫu thiết kế logo 2 ngựa từ năm 1890, Logo Levi ngày nay được sử dụng cả 2 mẫu: Logo màu trắng trong khối màu đỏ, và Logo hai ngựa. Logo hai ngựa ban đầu nhằm định vị Thương hiệu hướng tới đối tượng khách hàng tiềm năng, chứng minh độ bền của quần Jean Levi phù hợp với những chàng cao bồi. Đến năm 1967 Levi đã giới thiệu Logo cánh dơi được thiết kế bởi Walter Landor & Associates và trở thành biểu tượng cho thương hiệu Levi trong những năm qua.

9.Burger King

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-buger-king
Thành lập năm: 1954
Công bố logo năm: 1954
Thiết kế Logo: Sterling Brands (1998)
Người sáng lập: James McLamore, David R. Edgerton
Bắt đầu với một mẫu thiết kế Logo phức tạp “Burger King” xuất hiện vào năm 1954, Logo sử dụng kết hợp hình ảnh vị vua và chiếc bánh Burger, được thể hiện một cách trực diện. Hình tượng nhà vua vẫn được sử dụng trong các mẫu quảng cáo của Burger King cho đến nay. Không thể đứng ngoài sự tiến hóa, mẫu thiết kế phải đối mặt với sự thay đổi, và năm 1969 đã đánh dấu sự ra đời mẫu logo hoàn chỉnh của Burger King được sử dụng cho đến nay. Qua nhiều lần điều chỉnh cho đến năm 1998 Burger King đưa ra mẫu thiết kế hiện đại kết hợp một chiếc nhẫn màu xanh bao quanh chiếc bánh đặt tên Thương hiệu Burger King

10.Google

logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-google
Thành lập năm: 1998
Công bố logo năm: 1998
Thiết kế Logo: Sergey Brin (1998), Ruth Kedar (1999,2010)
Người sáng lập: Larry Page, Sergey Brin
Mẫu thiết kế Logo đầu tiên của Google được đưa ra vào năm 1998 bởi Sergey Brin – thành viên sáng lập của Google. Thời điểm đó Google còn chịu nhiều ảnh hưởng bởi Yahoo với dấu chấm than cuối tên Thương hiệu. Được tinh chỉnh và giới thiệu vào năm 1999, logo Google đã bỏ  dấu châm than. Vì là một Thương hiệu công nghệ, nên sau nhiều lần tinh chỉnh để phù hợp với công nghệ mới, các chi tiết của logo được chau chuốt, giảm bớt chi tiết thừa, cân đối lại màu sắc giúp tối ưu hơn cho công cụ tìm kiếm.

Đọc tiếp phần 2
Tìm hiểu thêm về dịch vụ Thiết kế Logo của chúng tôi
hoặc liên hệ tư vấn (miễn phí): 098 771 2288
Nguồn bài viết:
http://adina.com.vn/tong-hop-logo-cac-thuong-hieu-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-phan-1/

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

NHỮNG CHIẾN LƯỢC CƠ BẢN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU MẠNH

Ngay cả khi bạn đã có một mẫu thiết kế Thương hiệu đẹp, thì đó mới chỉ là bước khởi đầu. Bạn cần làm các hệ thống nhận diện thương hiệu và các tài liệu marketing để truyền thông Thương hiệu. Thậm chí nếu bạn đã triển khai nhiều chương trình marketing, Thương hiệu của bạn xuất hiện ở khắp nơi. Nhưng Thương hiệu của bạn truyền tải đi thông điệp khác với những gì bạn mong muốn, khác với những gì bạn làm ?
Đừng lo lắng ! Bạn nên xem lại toàn bộ bức tranh lớn để điều chỉnh lại, bạn cần có một chiến lược xây dựng Thương hiệu thống nhất, được triển khai đồng bộ và khoa học.

CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ ?

Chiến lược Thương hiệu là một kế hoạch dài hạn xây dựng một hình ảnh Thương hiệu phù hợp với mục tiêu kinh doanh cụ thể. Doanh nghiệp thường định nghĩa Thương hiệu là một sản phẩm, Logo, Website, hay là tên doanh nghiệp. Trên thực tế Thương hiệu bao hàm nhiều và rộng hơn thế, đó là một giá trị hữu hình có thể nhìn thấy từ các ấn phẩm quảng cáo, hay là cách cảm nhận vô hình, cảm xúc mà Thương hiệu mang lại cho người xem nhìn và cảm nhận. Và cảm giác là một thứ khó có thể thay đổi, nó sẽ tạo ra sự khác biệt Thương hiệu của bạn so với đối thủ được lưu nhớ trong tâm trí khách hàng.
Vì vậy dưới đây là 7 bước quan trọng trong chiến lược xây dựng Thương hiệu mạnh:

1.Xác định mục đích

Mỗi Thương hiệu đều đưa ra những cam kết, nhưng trong một thị trường mà niềm tin của người tiêu dùng thấp và sự cảnh giác với giá bán cao, thì ngoài việc đưa ra những cam kết Thương hiệu cũng phải xác định đúng mục đích. Cùng việc quan tâm đến những cam kết của doanh nghiệp, bạn cần định vị Thương hiệu chính xác, biết rõ lý do mình thức dậy và làm việc mỗi ngày. Bạn phải làm rõ mục đích của Thương hiệu để tạo ra sự khác biệt giữa mình và đối thủ.
Vậy làm sao để xác định mục đích kinh doanh của Thương hiệu, chúng ta có thể xác định bằng 2 cách:
+ Lợi nhuận: khái niệm này tập trung vào giá trị cốt lõi của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận.
+ Giá trị: ngoài mục đích tạo ra lợi nhuận còn tạo ra những “giá trị cao hơn” cho người tiêu dùng và xã hội.
chien-luoc-thuong-hieu-2
Một ví dụ cho việc ngoài lợi nhuận, thì Thương hiệu Tonmat đưa ra thông điệp “Cũng là tôn – Không ồn lại mát”, hoặc khu biệt thự Splendora đưa ra thông điệp “Nơi ước đến – Chốn mong về”. Cách tiếp cận này tạo ra sức hấp dẫn đối với khách hàng tiềm năng, nó thể hiện các cam kết đem lại các giá trị cao hơn giá trị sản phẩm.
Một khi đã xác định được Mục đích Thương hiệu (Giá trị cốt lõi – Tầm nhìn) bạn cần phải tạo sự lưu nhớ trong tâm trí. Trong khi việc kiếm lợi nhuận luôn được ưu tiên thì những giá trị vô hình khác sẽ tạo được sự khác biệt của bạn so với đối thủ.

2.Tính nhất quán của Thương hiệu

Chìa khóa để tạo nên sự nhất quán của Thương hiệu là tránh đưa ra những điều không liên quan, đi xa khỏi thông điệp chính của Thương hiệu. Tất cả các kênh tiếp cận đều phải phù hợp với Thông điệp Thương hiệu của bạn, tránh gây nhầm lẫn cho khách hàng mục tiêu.
Một ví dụ cho sự nhất quán của Thương hiệu, chúng ta có thể nhìn vào Coca Cola. Mọi kênh tiếp thị của họ hoạt đông hài hòa với nhau tạo ra một sự thống nhất xuyên suốt. Điều này giúp họ nằm trong top các thương hiệu dễ nhận biết nhất trên thế giới.
Để tránh cho khách hàng tiền năng bị bối rối khi liên kết các kênh truyền thông của Thương hiệu bạn lại với nhau, hãy xây dựng một phong cách nhất quán được tổng hợp trong một cuốn Cẩm nang Thương hiệu. Cẩm nang Thương hiệu có thể bao gồm tất cả từ những ngôn ngữ thiết kế đến cách truyền tải bằng ấn phẩm quảng cáo, bằng màu sắc, bằng hình ảnh và ngay cả cách giao tiếp của nhân viên tới khách hàng mục tiêu.
Để nói đến tính nhất quán Thương hiệu không thể không nói tới Starbucks, Starbucks không nhượng quyền và tự triển khai toàn bộ các điểm bán lẻ trên toàn thế giới, mục đích là để giữ nguyên dấu ấn Thương hiệu đối với khách hàng. Starbucks không chỉ bán cà phê mà họ bán phong cách, cách mà khách hàng uống, không gian mà họ ngồi, nhân viên mà họ giao tiếp, thậm chí cả bài hát mà họ nghe đều theo một phong cách, điều đó mang lại sự thành công mà khó có đối thủ nào vượt qua của Starbucks

3.Tạo cảm xúc Thương hiệu

Tư duy của người tiêu dùng cũng tồn tại nhiều mâu thuận.
Có người sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu để mua một chiếc xe máy Harley, thay vì mua một chiếc ô tô. Hoặc có thể mua chiếc Iphone có giá hàng chục triệu thay vì mua một chiếc smartphone tầm trung.
Tại sao ?
Harley và Apple sử dụng Thương hiệu cảm xúc của họ bằng cách tạo ra những cộng đồng người dùng ở khắp nơi, mục đích để kết nối khách hàng với nhau và với Thương hiệu của mình.
Bằng cách đưa khách hàng một cơ hội để họ cảm nhận mình là một thành viên của một cộng đồng lớn, giúp gắn kết chặt chẽ những nhóm khách hàng, điều này giúp giữ vững vị trí của Thương hiệu trong lòng người tiêu dùng, đảm bảo sự lựa chọn tiếp theo và tính lan tỏa của Thương hiệu nhờ những khách hàng cũ.
Tại sao ? Mọi người sinh ra đều có mong muốn xây dựng nhiều mối quan hệ, nghiên cứu này đã được các nhà tâm lý Roy Baumeister và Mark Leary chứng minh. “Mọi người đều có nhu cầu tâm lý cơ bản để cảm thấy được kết nối chặt chẽ với những người khác, và có sự quan tâm tới những mối quan hệ gần gũi là một phần quan trọng trong hành vi của con người.
Và nhu cầu về kết nối con người, nhu cầu về tình cảm – tình yêu – là một phần của nhóm có nằm trong hệ thống cấp bậc nhu cầu của con người của Maslow.
Từ đó chúng ta có thể rút ra kết luận nên tìm cách để kết nối với khách hàng của bạn bằng phương diện tình cảm – cảm xúc. Bạn cung cấp sản phẩm cho họ, làm cho họ cảm thấy mình là một phần của một cộng đồng. Điều này trực tiếp tạo cảm xúc và tạo sự trung thành của khách hàng với Thương hiệu.

4.Tạo tính linh hoạt của Thương hiệu

Thị hiếu luôn luôn thay đổi và các nhà marketing cần phải linh hoạt. Điều này đòi hỏi các nhà chiến lược phải sáng tạo các chiến dịch đa dạng hơn nữa.
Bạn sẽ có thể băn khoăn “làm sao vừa có thể nhất quán trong khi vừa phải linh hoạt”. Trong khi tính nhất quán Thương hiệu nhằm mục đích thiết lập các tiêu chuẩn của Thương hiệu. Thì tính linh hoạt cho phép bạn điều chỉnh để tạo sự khác biệt trong cách tiếp cận của mình tới khách hàng. Các chiến dịch vừa phải nhất quán để giữ yếu tố nhận diện, những cũng đủ linh hoạt để tạo sự tươi mới hiện đại thu hút khách hàng.
Một ví dụ tuyệt vời của việc cân bằng giữa yếu tố nhận diện và sự linh hoạt của Thương hiệu là Thương hiệu Vinamilk. Với rất nhiều sản phẩm có mặt trên thị trường thì sự thay đổi mẫu mã liên tục là điều cần thiết. Mỗi lần thay đổi bao bì sản phẩm lại đi theo một chiến lược marketing riêng. Cùng với việc giữ được sự nhất quán Thương hiệu Vinamilk, mẫu bao bì vẫn tạo được sự linh hoạt trong cách trình bày:
chien-luoc-thuong-hieu-adina
Vinamilk quản lý sự nhất quán Thương hiệu giữa các mẫu quảng cáo mới, trang web mới, bao bì mới, tên sản phẩm mới. Và tạo sự linh hoạt bằng việc cải tiến chiến lược tiếp thị để hướng tới thị hiếu của khách hàng. Vì vậy nếu chiến lược cũ của bạn không còn hiệu quả nữa thì đừng ngại ngần gì việc thay đổi.

5.Nhất quán trong việc thực hiện

Như đã đề cập, tạo dựng sự nhất quán Thương hiệu rất quan trọng nếu bạn muốn hình ảnh Thương hiệu của mình được lưu nhớ. Và khi cuốn Cẩm nang Thương hiệu giúp bạn giữ được phong cách Thương hiệu, thì người triển khai các hướng dẫn đó – nhân viên của bạn phải hiểu rõ và thành thạo trong cách giao tiếp với khách hàng khi mình chính là đại diện cho Thương hiệu.
Nếu bạn định hình Thương hiệu của bạn là Vui tươi – Sôi nổi trên các kênh mạng xã hội hay các kênh truyền thông, thì nó sẽ trở thành vô nghĩa khi khách hàng liên hệ tới và nhận lại một thái độ cục cằn, đơn điệu và hời hợt. Điều này rất quan trọng với các Thương hiệu chuyên về Thương mại điện tử, bán lẻ, là ngành phát sinh rất nhiều vấn đề mà khách hàng thường liên hệ lại với thái độ không vui, khi nhận lại nhiều lời hứa cải thiện, hứa hẹn giải quyết mà không mang lại kết quả như kỳ vọng, điều này sẽ làm tụt mức độ tín nhiệm Thương hiệu  của bạn trầm trọng, xóa bỏ hoàn toàn các cam kết Thương hiệu, và bạn sẽ mất khả năng quay lại của khách hàng.
Bằng cách đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và thực hiện triển khai một cách chuyên nghiệp bạn sẽ xây dựng được danh tiếng tốt cho Thương hiệu và tạo được các khách hàng trung thành, tiềm năng.

6.Tạo lòng trung thành

Nếu bạn đã có lượng khách hàng trung thành, yêu thích Thương hiệu thì bạn nên trân trọng và có những chương trình tri ân rành riêng cho họ. Những khách hàng này sau đó có thể sẵn sàng lên mạng xã hội để viết về bạn, khen bạn khi nói chuyện với bạn bè đồng nghiệp, vô hình chung trở thành đại sứ Thương hiệu của bạn. Duy trì lòng trung thành từ những khách hàng cũ sẽ mang lại cho bạn hiệu quả kinh doanh cao hơn đáng kể.
Đôi khi, chỉ cần một email – tin nhắn cám ơn, một chương trình tri ân khách hàng, và đổi lại hãy yêu cầu họ gửi lại một bài đánh giá – đó chính là những minh chứng cho chất lượng sản phẩm / chất lượng dịch vụ của bạn.
Lòng trung thành là một phần quan trọng trong toàn bộ chiến lược Thương hiệu, đặc biệt là ngành bán lẻ, sản xuất. Một mối quan hệ tích cực giữa bạn và khách hàng, thiết lập mối quan hệ thân thiết và tăng khả năng bán hàng tiếp cho khách hàng cũ.

7.Nhận thức về sự cạnh tranh

Cạnh tranh là một động lực lớn giúp cải thiện chiến lược kinh doanh của bạn, giúp tạo ra những giá trị cao hơn cho Thương hiệu.  Có những chiến lược thành công, có một số chiến lược thất bại, vì vậy cần phải định vị Thương hiệu của bạn chính xác dựa trên những kinh nghiệm của đối thủ cùng ngành nghề để có kết quả tốt hơn cho Thương hiệu của bạn.
Có một số chiến lược mà khi nghe qua chúng ta không thấy sự liên quan đến các Thương hiệu khác, nhưng ví dụ TH Truemilk khi mới ra mắt đã đưa ra thông điệp “TH Truemilk – Sữa thật”, vậy các thương hiệu khác đã có trên thị trường thì sao. Trong khi sản phẩm smartphone của Apple có những điểm như: giá thành cao, kích thước màn hình bé, pin liền, nhiều ứng dụng mất phí. Thì đối thủ là Samsung đưa ra các sản phẩm có những ưu điểm: giá rẻ, kích thước màn hình to, pin rời, nhiều ứng dụng miễn phí. Từ đó tạo ra các lợi thế cạnh tranh, nhưng có một điểm Samsung vẫn thua thiệt là ở cảm xúc Thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng.
Chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề Love mark – Trade mark; Thương hiệu yêu thích – Thương hiệu thương mại trong bài viết tiếp theo.
Nếu bạn muốn tư vấn kỹ hơn về các Chiến lược xây dựng Thương hiệu, hay bắt đầu Thiết kế Logo cho mình ngay
Bạn hãy liên hệ tư vấn (miễn phí) theo số hotline: 098 771 2288

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Xu hướng Thiết kế Logo 2016

Cũng giống như rất nhiều lĩnh vực sáng tạo khác, Thiết kế logo luôn thay đổi cập nhật những xu hướng mới theo từng năm, phụ thuộc vào thị hiếu của thị trường, tính tiện dụng trong thực tế, do yêu cầu của các ứng dụng mới, do sự sáng tạo của những designer.
xu-huong-logo-1
1.Phong cách thiết kế logo phẳng
Chúng ta không thể không nhắc đến phong cách thiết kế logo phẳng, có thể kể đến các thương hiệu nổi tiếng thế giới đã làm mới thương hiệu như: Microsoft, Mastercard, Paypal, Xbox. Thiết kế phẳng sẽ tiếp tục thống trị không chỉ vì phong cách đơn giản sạch sẽ, mà còn đem lại khả năng ứng dụng rất tốt trong bất bì thiết bị duyệt web nào. Tốc độ tải nhanh hơn, tối ưu hóa hơn, những logo 3D, logo phức tạp đổ bóng màu chuyển sẽ nhường chỗ cho xu hướng thiết kế đơn giản. Tính ứng dụng trong các sản phẩm in ấn, logo có thể xuất hiện rõ nét và đồng nhất trên bất cứ chất liệu nào, tạo yếu tố nhận diện dễ dàng được nhận diện.
xu-huong-logo-2
2.Phong cách thiết kế logo dạng vẽ tay
Logo vẽ tay thể hiện sự thân thiện và thành thật. Mẫu Logo vẽ tay truyền đạt một cách thân thiện tới người xem thông điệp của Thương hiệu. Dù không mới nhưng xu hướng này đang dẫn trở lại trong thời gian gần đâu. Các nét vẽ giản lược của một biểu tượng nào đó từ phức tạp đến đơn giản đều có thể thể hiện bằng các nét vẽ tay. Mặc dù là phong cách vẽ tay nhưng thực sự Logo đã được tối ưu hóa bằng các công cụ kỹ thuật số, giúp cho khả năng ứng dụng của logo là tuyệt đối.
Cùng với các biểu tượng vẽ tay, font chữ Logo giờ đây không chỉ còn là những font chữ trình bày văn bản đơn thuần. Yếu tố sáng tạo trong font chữ trên thế giới hiện đang rất thịnh hành và được đánh giá cao. Font chữ được thiết kế riêng tạo sự khác biệt trong tính cách Thương hiệu. Tổng thể sự kết hợp của 2 yếu tố thực sự tạo nên tính riêng biệt của mẫu thiết kế logo.

xu-huong-logo-33.Phong cách thiết kế biểu tượng động
Một mẫu Logo động luôn tạo ra sức hút lớn. Chính tính động của biểu tượng đã tạo ra phong cách mạnh mẽ, năng động, tươi mới cho logo. Một mẫu thiết kế logo động có khả năng thúc giục làm mạnh hơn động lực mua hàng của người tiêu dùng. Tính động trong logo giúp yếu tố nhận biết của Thương hiệu được mạnh mẽ hơn, khác biệt hơn, thích hợp với các ngành tiêu dùng, dịch vụ. Kết hợp với việc sử dụng màu sắc mạnh, một mẫu logo động sẽ giúp tăng mạnh doanh số của những Thương hiệu tiêu dùng.
xu-huong-logo-2016-4
4.Phong cách biểu tượng âm bản.
Phong cách biểu tượng âm bản là một cách kết hợp hình khối một cách logic, để tạo ra biểu tượng âm ẩn bên trong một biểu tượng dương. Cách này giúp thể hiện đặc tính của Thương hiệu một cách tinh tế. Bạn có thể nhận ra hình ảnh con người ẩn trong biểu tượng của ANZ, hay con số 31 (tượng trưng cho 31 vị kem) của Thương hiệu kem Baskin Robbins, hay hình ảnh những người nông dân ẩn trong hình ảnh chú bò biểu tượng của Thương hiệu Devondale. Điều này giúp tăng tính thú vị của thương hiệu, câu truyện thương hiệu có thể dễ dàng tạo thành các chiến dịch marketing. Đây chính là lý do giúp phong cách thiết kế biểu tượng âm vẫn hấp dẫn đối với doanh nghiệp bởi sự tinh tế, tạo sự ngạc nhiên đối với người xem, lôi cuốn hơn hấp dẫn hơn.

xu-huong-logo-5
5.Phong cách Logo chữ.
Logo con chữ sẽ vẫn giữ được chỗ đứng, xu hướng này đã có khá lâu và vẫn giữ được giá trị của mình. Có lẽ vì tính hiệu quả mà logo mang lại, cách các font chữ thể hiện tính cách của thương hiệu một cách rõ ràng và đơn giản. Cho dù trong giới thiết kế đã có nhiều cố gắng để khám phá thay đổi phong cách thiết kế logo, tuy nhiên có thể do phong cách này đã giúp các nhà thiết kế logo có thể trình bày một “văn bản” phức tạp trở thành một hình ảnh ấn tượng về mặt thị giác đối với người xem. Nó đưa ra giải pháp một cách sáng tạo phá vỡ các cụm văn bản dài và phức tạp, trở nên đầy tính thẩm mỹ.
Xu hướng này thường phổ biến trong lĩnh vực nghệ thuật, mỹ thuật, sáng tạo, thương hiệu phong cách, giúp chủ sợ hữu thể hiện được cá tính của mình một cách hiện đại.

xu-huong-logo-6
6.Phong cách biểu tượng đơn nét.
Một mẫu logo được cấu thành từ một nét mảnh tạo nên sự tinh tế, sạch sẽ và hiện đại. Với độ dày không thay đổi xuyên suốt biểu tượng tạo thành các khối hình biểu tượng phức tạp. Phong cách này có sự liên tưởng mạnh mẽ đến phong cách “thiết kế phẳng” và “vẽ tay”, đây là một sự kết hợp mới mẻ, giúp các nhà thiết kế đa dạng hóa phong cách của mình.
Cách thể hiện này sẽ giúp Thương hiệu đơn giản hóa tối đa hình ảnh biểu tượng phức tạp, trở thành một biểu tượng đơn giản, dễ dàng ứng dụng trong hệ thống nhận diện.
Trên đây là tổng hợp các phong cách thiết kế logo đang thịnh hành trên thế giới và Việt Nam, hi vọng sẽ giúp bạn đọc có được gợi ý, cảm hứng cho việc thiết kế Thương hiệu của mình, tham khảo thêm Dịch vụ Thiết kế Logo và các Giải pháp Thương hiệu toàn diện của chúng tôi.
Nguồn bài viết: http://logodep.com.vn/xu-huong-thiet-ke-logo-2016/