Thứ Năm, 8 tháng 10, 2020

Gợi ý hữu ích khi thiết kế bao bì thực phẩm mì tôm

Thiết kế bao bì thực phẩm có những đặc thù riêng như chuẩn thông tin, chuẩn luật, quy định an toàn thực phẩm, các hợp chuẩn, hợp quy hay công bố. Có nhiều lưu ý mà bạn không nên bỏ qua. Mình khuyên bạn nên đọc bài tổng hợp về thiết kế bao bì thực phẩm tại link: 

https://adina.com.vn/thiet-ke-bao-bi-thuc-pham/

Và ở đây mình chỉ đi vào 1 case cụ thể cho bao bì thực phẩm là Mì tôm. Okie mình vào đề nhé:

Chất liệu bao bì thực phẩm mì tôm phổ biến 

Bao bì mì tôm bằng giấy: Trong những năm của thập niên 80-90, giấy kraft là chất liệu được sử dụng phổ biến nhất trong các bao bì mì tôm. Tới nay, sự giản dị, mộc mạc và thân thiện của chất liệu này vẫn được nhiều thương hiệu ưu tiên sử dụng trong thiết kế bao bì thực phẩm của mình.


Thiết kế bao bì mì tôm bằng nilon: Nếu chỉ nhìn bên ngoài, rất nhiều người lầm tưởng chất liệu của của loại bao bì này là nilon. Thế nhưng thực chất chúng lại được tạo nên từ những màng ghép. Việc sử dụng loại màng nào sẽ tùy thuộc theo bí quyết riêng của từng doanh nghiệp. 



Gợi ý hữu ích khi thiết kế bao bì mì tôm

Khi thiết kế bao bì thực phẩm nói chung và mì tôm nói riêng đều cần phải đảm bảo những tiêu chí sau:

  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng quy định

  • Chống nước, chống ẩm và kín khít

  • Giữ nguyên vẹn hình dạng sản phẩm

  • Hình ảnh, đồ họa phù hợp.

Tùy thuộc theo từng hương vị, cách chế biến mì tôm để chọn kiểu thiết kế riêng, chẳng hạn như:

  • Mì ăn liền dành cho người ăn chay sẽ thường xuất hiện hình ảnh của rau củ, không có thịt.

  • Những gam màu nóng như màu đỏ, màu cam hay được dùng trong bao bì mì chua cay để diễn tả hương vị và kích thích vị giác.

  • Những loại mì có nguồn gốc từ nước ngoài thường có thêm biểu tượng của quốc gia đó.

  • Mì tôm và hình ảnh “con tôm sống động + rau" xuất hiện trên bao bì. Nếu bạn theo dõi mì Hảo Hảo bạn sẽ thấy không thiếu được “đìa tôm" kinh điển này.

  • Hình ảnh: sợi mì chân thực nhất phản ánh độ ngon của mì

Bạn đã chọn được chất liệu cho thiết kế bao bì thực phẩm của mình chưa?

 

Sử dụng chất liệu phù hợp là con đường ngắn nhất dẫn bạn đến thành công trong thiết kế bao bì thực phẩm. Mỗi chất liệu tạo nên bao bì sẽ có điểm mạnh, điểm yếu riêng. Vậy bạn đã chọn được chất liệu phù hợp cho thiết kế của mình chưa? Hãy cùng Adina Việt Nam tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé!

Phân loại bao bì thực phẩm theo vật liệu tạo thành

  • Bao bì dạng xử lý vô trùng: Thường dùng để bảo quản sữa và các sản phẩm từ sữa

  • Khay nhựa: Bảo quản thực phẩm đông lạnh, tươi sống như cá, thịt

  • Túi giấy: Đựng táo, cơm, đồ chiên rán

  • Bao bì dạng hộp nhôm: Hộp đựng ngũ cốc, hộp pizza, bánh kẹo, đồ khô

  • Giấy tráng, thùng carton: Hộp sữa, hộp nước trái cây

  • Bao bì khác.



 Chọn vật liệu trong thiết kế bao bì thực phẩm cần lưu ý những gì?

Thực phẩm là nhóm hàng hóa đặc thù có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dùng. Do đó khi lựa chọn chất liệu cho bao bì sản phẩm của mình, bạn cần lưu ý tới những vấn đề sau:

  • Chất liệu chọn không được gây ra phản ứng hoặc làm biến đổi chất của sản phẩm bên trong.

  • Chất liệu bao bì phải đảm bảo độ cứng cáp, có khả năng chịu lực để bảo vệ hình dạng nguyên vẹn của sản phẩm.

  • Bao bì có khả năng tái chế, thân thiện với môi trường.

Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo thêm các bí quyết thiết kế bao bì thực phẩm hữu ích sau để có thêm những thông tin cần thiết: 

https://adina.com.vn/thiet-ke-bao-bi-thuc-pham/


Thứ Tư, 7 tháng 10, 2020

Xây dựng thương hiệu từ số 0 - Hướng dẫn cho người mới bắt đầu

Làm thế nào để xây dựng thương hiệu từ con số 0 tròn trĩnh là vướng mắc đau đầu với những chủ doanh nghiệp mới. Nếu bạn cũng đang cố gắng nghiên cứu chiến lược này thì khoan hãy rời đi, bởi vì bài viết sau đây chính là thứ mà bạn đang tìm kiếm bấy lâu nay. Không để bạn đọc chờ lâu, Adina Việt nam sẽ mách bạn những cách đơn giản để thiết lập thành công một nhãn hiệu có thể cạnh tranh trong tất cả các lĩnh vực.

Các định nghĩa quan trọng

Trước khi đi vào vấn đề chính, bạn cần hiểu sâu về các thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn:

Thương hiệu - Brand

Rất nhiều người nghĩ rằng nhắc tới thương hiệu là những biểu tượng đặc trưng hay một logo cụ thể, chẳng hạn chữ M trong logo của McDonald’s. Tuy nhiên thực tế, một thương hiệu không chỉ đơn thuần là hình ảnh logo hay biểu trưng nào đó. Hiểu đúng ra, thương hiệu còn bao hàm toàn bộ những thứ liên quan tới công ty như dịch vụ khách hàng, trải nghiệm người dùng,...



Với hướng tư duy này, có thể suy ra thương hiệu chính là tài sản vô hình và vô giá của một công ty/ hệ thống. Thay vì một thứ gì đó hữu hình khách hàng có thể chạm, cầm, nắm hay sử dụng, thương hiệu là những điều hoàn toàn vô hình. Thậm chí, mối quan hệ giữa người dùng với doanh nghiệp cũng được coi là một phần của thương hiệu.


Chi tiết xem tại đây: https://adina.com.vn/brand-la-gi-cac-yeu-to-cau-thanh-mot-thuong-hieu-manh/

Nhận diện thương hiệu - Brand Identity

Nếu thương hiệu là vô hình thì bản sắc nhận diện của thương hiệu chính là những khía cạnh trực quan mà đã chúng ta đã đề cập trước đó, như:

  • Logo/ biểu trưng

  • Màu sắc

  • Kiểu chữ

  • Tông giọng

  • Thiết kế bao bì

  • Đồ họa mạng xã hội

  • Thiết kế các ấn phẩm quảng cáo,.....




Ví dụ điển hình - Coca - Cola, nhắc tới tên thương hiệu, chắc chắn trong đầu bạn sẽ nghĩ ngay tới gam màu đỏ rực rỡ. Tại sao vậy? Bởi vì gam màu này đã in sâu vào trong trí nhớ của bạn, nó xuất hiện ở mọi nơi có Coca - Cola như trên xe vận chuyển, bao bì sản phẩm, cốc uống, biển bảng, quảng cáo mạng xã hội,...Những điều này được gọi là chung là nhận diện thương hiệu.

Chi tiết xem tại đây: https://adina.com.vn/xay-dung-he-thong-nhan-dien-thuong-hieu/

Xây dựng thương hiệu - Branding

Cuối cùng, khi tìm hiểu cách xây dựng thương hiệu, Branding chính là thuật ngữ không thể bỏ qua. Thay vì “tạo ra” hay “thiết kế thương hiệu”,  chúng ta cần “xây dựng thương hiệu” theo một quá trình bài bản. 

Chi tiết xem lợi ích của việc xây dựng thương hiệu tại đây:

Và sau đây là những chỉ dẫn quý báu theo kinh nghiệm thực chiến của Adina Việt Nam trong rất nhiều dự án, mời bạn cùng chú ý theo dõi:

Xây dựng thương hiệu từ số 0 - Hướng dẫn cho người mới bắt đầu

Bước 1: Nhận biết, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và khách hàng mục tiêu 

Để bắt tay vào xây dựng thương hiệu, bước đầu tiên bạn cần xác định rõ:

  • Đối tượng mục tiêu của bạn là ai?

  • Sản phẩm/ dịch vụ của bạn hướng tới người dùng như thế nào?

  • Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai? Họ đang làm gì? Nếu không rõ về vấn đề này, bạn có tham khảo ý kiến đánh giá của bạn bè, Google hay công cụ tìm kiếm nào đó để xem mọi người nghĩ gì về họ. 



Nếu trả lời được hết những câu hỏi trên, bạn sẽ có được một kế hoạch tuyệt vời để bắt đầu. Tuy nhiên bạn cũng cần để ý tới những vấn đề chung như:

  • Tên tuổi các ông lớn trong thị trường của bạn.

  • Những khách hàng có tỷ lệ mua hàng của bạn nhiều nhất.

  • Sở thích, thói quen mua sắm của họ.

Bước 2: Lựa chọn thị trường tiêu điểm

Một trong những hướng đi sai lầm mà rất nhiều doanh nghiệp gặp phải là cố gắng làm thỏa mãn mọi thị trường. Hiển nhiên, quá tham lam trong nhiều lĩnh vực sẽ là con đường ngắn nhất dẫn tới những thất bại không tưởng. Vì thế điều cần thiết lúc này là bạn cần lựa chọn thị trường chính để khai thác những đặc điểm cần thiết.



Bạn có thể bắt đầu bằng việc tìm hiểu USP - điểm bán hàng độc nhất cũng như tính cách của mình. USP sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi: Tại sao khách hàng nên chọn bạn thay vì những “ứng viên” khác? Từ đây việc khám phá ra tính cách của thương hiệu cũng trở nên đơn giản hơn.

Tìm hiểu chi tiết USP là gì tại đây: https://adina.com.vn/usp-la-gi/

Bước 3: Đặt tên thương hiệu, xem xét phông chữ và màu sắc

Nếu bạn chưa biết đặt tên thương hiệu như thế nào cho chuẩn xác thì cũng đừng quá lo lắng. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết tại đây:

https://adina.com.vn/cach-dat-ten-thuong-hieu-hap-dan-va-hieu-qua/

Hoặc bạn có thể contact ngay với Adina Việt Nam để được hỗ trợ kịp thời nhé!


Về phông chữ, bạn hãy căn cứ theo bản chất của thương hiệu để cân nhắc lựa chọn. Font chữ bạn dùng có thể là font chữ cứng cáp, nghiêm túc gợi sự chuyên nghiệp hoặc font chữ bay bổng, hài hước, mang tính sáng tạo cao.


Và cuối cùng là cân nhắc màu sắc thương hiệu. Ở phần này, việc nắm vững sản phẩm cũng như tính cách thương hiệu sẽ là chỉ dẫn hoàn hảo giúp bạn có được màu sắc phù hợp.


Sự đổi mới bao bì tồi tệ nhất trong lịch sử thương hiệu Tropicana

Năm 2009, quyết định thay đổi diện mạo của Tropicana đã khiến hãng phải chịu thiệt hại lớn. Lựa chọn thiết kế tồi, một bố cục lộn xộn, mơ hồ, không mang thông điệp rõ ràng đã khiến thương hiệu phải “điêu đứng” nhận thất bại. Chưa đầy 30 ngày, tất cả sản phẩm sở hữu bao bì mới mà hãng đưa lên kệ đã phải quay trở lại kho để nhường chỗ cho thiết kế cũ. Nhìn lại, một số sai lầm sau trong thiết kế chính là thủ phạm hạ gục chính chiến dịch marketing mới của hãng:

Biểu trưng mờ nhạt


Logo trong thiết kế truyền thống của Tropicana được in đậm rõ nét, nằm ngang ở chính giữa vỏ hộp. Tuy nhiên ý tưởng thiết kế mới đã biến phông chữ trên biểu trưng trở nên mỏng manh hơn, logo nằm dọc ở mép hộp thay vì nằm ngang như cũ. Nếu muốn nhìn rõ thương hiệu lúc bấy giờ, bạn sẽ phải nghiêng đầu để đọc tên nhãn hàng, điều này vô tình khiến người tiêu dùng cảm thấy khó chịu, khó nhận diện.  

Màu sắc tương phản yếu

Trắng và vàng đều là hai màu sắc sáng, khi kết hợp với nhau sẽ có độ tương phản yếu so với màu xanh lá cây đậm trên nền trắng. Chính lỗi phối màu tưởng chừng vô hại này đã khiến thương hiệu mờ nhạt trên kệ. 


Lược bỏ hình quả cam đã in sâu vào tâm trí khách hàng

Trong thiết kế cũ của thương hiệu, nút mở hộp được cách điệu theo hình dáng quả cam với màu đặc trưng. Thiết kế ấn tượng này đã thực sự thu hút ánh nhìn của rất nhiều khách hàng và in sâu vào tâm trí họ. Thế nhưng bao bì mới của hãng lại lược bỏ hoàn toàn đi chi tiết ghi điểm này.


Việc bỏ hình quả cam đi đã phá hủy toàn bộ sự thân quen của người dùng, khiến họ cảm thấy không thoải mái. Tất nhiên, nếu không còn thiện cảm, việc người dùng rời bỏ thương hiệu là điều sớm muộn. 


Từ thiết kế bao bì mới của Tropicana, có thể thấy rằng lựa chọn của người tiêu dùng khi đứng trước vô vàn nhãn hàng chỉ quyết định trong giây lát. Vì thế việc trình bày thông tin, lựa chọn màu sắc, bố cục thiết kế hay bất kỳ điểm nhấn nào cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng. 

Tham khảo thêm các ý tưởng thiết kế bao bì khác tại đây:

https://adina.com.vn/y-tuong-thiet-ke-bao-bi-dep-sang-tao/


Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

Brand Guidelines của Dell


Dell Inc là một Tập đoàn chuyên sản xuất phần cứng máy tính được thành lập năm 1984 tại Texas, Hoa Kỳ. Để cải tổ và nâng cấp hệ thống dịch vụ của mình, hãng đã xây dựng bộ nhận diện thương hiệu với Brand Guidelines chi tiết. Bộ cẩm nang bao gồm toàn bộ quy chuẩn hướng dẫn sử dụng các thành phần hợp thành thương hiệu.

Biểu trưng của Dell

Để phù hợp với tính cách thương hiệu, logo của hãng được thiết kế đơn giản và dễ hiểu với sự xuất hiện của một vòng tròn bao quanh tên thương hiệu. Để phản ánh tính minh bạch của thương hiệu, trong bộ cẩm nang, nhà thiết kế đã trình bày chi tiết từng trường hợp sử dụng logo:

  • Logo đứng độc lập

  • Logo giới thiệu

  • Logo sử dụng trong một ngữ cảnh nhất định

  • Quy định về khoảng trắng

  • Kích thước nhỏ nhất của logo

  • Ứng dụng logo trong từng nền màu khác nhau.




Quy chuẩn về màu sắc

Dell sử dụng quy chuẩn màu sắc tích cực với bảng màu sáng, linh hoạt. Màu sắc chủ đạo trong màu sắc thương hiệu của hãng là xanh lam - sắc màu đại diện cho công nghệ, sự hiện đại và sự tin tưởng. Quy chuẩn màu sắc đầy đủ của Dell bao gồm:

  • Bảng màu nguyên tắc

  • Bảng màu hỗ trợ

  • Ứng dụng màu sắc.



Kiểu chữ

Kiểu chữ là một phần mở rộng mạnh mẽ của tính cách thương hiệu Dell. Hãng sử dụng kiểu chữ Museo làm kiểu chữ chính với đặc điểm hiện đại, dễ đọc.



Hình ảnh

Trong cẩm nang thương hiệu của mình, Dell đã quy định rõ cách chọn ảnh để truyền đạt tính cách thương hiệu và chạm tới cảm xúc của khách hàng. Mỗi hình ảnh sử dụng đều lấy trải nghiệm khách hàng làm trung tâm.



Quy chuẩn về hình ảnh của thương hiệu trong Brand Guidelines bao gồm:

  • Hình ảnh thương hiệu khi gắn liền với sản phẩm

  • Hình ảnh khi không có sản phẩm

  • Hình ảnh trong cuộc sống thực tế.


>>>> Có thể bạn quan tâm: Khi nào cần thiết kế Brand Guidelines?

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020

Khi nào cần thiết kế Brand Guidelines?


Brand Guidelines xuất hiện trong suốt quá trình doanh nghiệp thực hiện xây dựng thương hiệu. Trong một số thời gian nhất định, Brand Guidelines đóng vai trò là yếu tố quyết định sự thành công trong kế hoạch của bạn. Vậy khi nào cần xây dựng tài liệu này? 


# Khi doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự mới

Quá trình tuyển dụng nhân sự mới ở các doanh nghiệp diễn ra hàng ngày, hàng tuần. Khi những “tân binh” mới ra nhập hệ thống, bên cạnh việc đào tạo chuyên môn công việc, nhân viên mới cũng cần nắm rõ những thông tin về thương hiệu của doanh nghiệp. 


Và trong những buổi tập huấn để nhân viên mới làm quen và có được cái nhìn tổng quát về thương hiệu, Brand Guidelines chính là tài liệu không thể thiếu sót. Với Brand Guidelines, bạn có thể dễ dàng kể một câu chuyện hoàn chỉnh về thương hiệu của mình ngay từ những ngày đầu thành lập cho tới thời điểm hiện tại.  



# Khi bạn cần thiết kế hoặc in ấn các ấn phẩm, thiết bị văn phòng

Toàn bộ thiết bị, ấn phẩm văn phòng đóng góp lớn vào việc thể hiện tính chuyên nghiệp của hệ thống và sự đầu tư của doanh nghiệp. Điều cần thiết là chúng phải được thiết kế theo một quy tắc và phong cách nhất định. Những hướng dẫn và nguyên tắc trong Brand Guidelines sẽ giúp bạn thực hiện chuẩn chỉnh yêu cầu này.


Từ quầy lễ tân, nội thất không gian cho tới tiêu đề thư, hóa đơn hay biểu trưng thương hiệu,...đều cần tuân thủ đúng những quy định trong Brand Guidelines. Bằng không, những ấn phẩm của bạn dễ rơi vào trạng thái lộn xộn, thiếu chuyên nghiệp, không làm nổi bật được hình ảnh thương hiệu. 



# Khi in ấn các ấn phẩm truyền thông

Bên cạnh những nhân viên mới, Brand Guidelines còn giúp bộ phận truyền thông của thương hiệu nắm bắt rõ những quy tắc cần phải tuân theo. Với màu sắc riêng, các ấn phẩm truyền thông có thể được sáng tạo với những nội dung và hình ảnh bắt mắt. Tuy nhiên không ít thương hiệu đã đi quá đà so với bản sắc của mình. Vì thế những yếu tố trong Brand Guidelines sẽ giúp bạn hạn chế hiệu quả hướng đi sai lệch này.


# Khi triển khai các chiến dịch Marketing

Một phần lớn trong thành công của các chiến dịch Marketing là yếu tố thị giác và cảm xúc của khách hàng. Cả hai yếu tố này đều được trình bày rõ trong Brand Guidelines của mỗi thương hiệu thông qua tên thương hiệu, biểu trưng, màu sắc. Từng phần, từng phần trong chúng đều liên quan mật thiết tới các chiến dịch Marketing. 


Xem thêm: Mục tiêu của Brand Guidelines





Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2020

Mục tiêu của Brand Guidelines?


Brand Guidelines là tài liệu hướng dẫn các xây dựng thương hiệu của một doanh nghiệp, tổ chức bất kỳ. Để khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, thương hiệu của bạn cần phải có bản sắc riêng. Vậy bạn đã biết mục đích của Brand Guidelines là gì chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Adina Việt Nam tìm hiểu nhé!

Mục tiêu của Brand Guidelines

Giá trị

Giá trị thương hiệu là mục tiêu đầu tiên Brand Guidelines hướng tới. Bởi vì thương hiệu là tài sản quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Điều cấp bách là tất cả khách hàng/ đối tác phải hiểu được giá trị của thương hiệu và biết cách sử dụng nó thì doanh nghiệp mới chạm tới thành công. Thiết kế Brand Guidelines chính là hướng đi chính xác nhất để đạt được mục đích này. 

Hiểu biết

Brand Guidelines cung cấp những hướng dẫn thực tế chi tiết về cách sử dụng các yếu tố cấu thành bộ nhận diện thương hiệu. Vì thế tài liệu này sẽ giúp doanh nghiệp tăng thêm độ hiểu biết về giá trị thương hiệu.   



Tính nhất quán

Mục tiêu tiếp theo Brand Guidelines hướng tới là đảm bảo tất cả các bên sử dụng các yếu tố thương hiệu một cách nhất quán. Trong đó bao gồm thông tin và thiết lập các tiêu chuẩn cho việc sử dụng tên thương hiệu, biểu tượng, kiểu chữ và các yếu tố thiết kế trong ấn phẩm truyền thông online, offline (tài liệu quảng cáo, bao bì sản phẩm, bản tin,...).

Chứng minh các mối quan hệ

Brand Guidelines cũng có thể sử dụng để làm minh chứng cho mối quan hệ giữa công ty của bạn với các đối tác liên quan. Chẳng hạn nếu bạn liên kết với một mạng lưới các nhà phân phối, điều quan trọng là bạn cần cung cấp tới họ chi tiết những hướng dẫn xoay quanh việc sử dụng thương hiệu của bạn như một phần nhận dạng của họ. 



Quản lý nhân thức về công ty

Mục tiêu cuối cùng Brand Guidelines hướng tới là quản lý nhận thức của mọi người về doanh nghiệp của bạn trong tất cả các trường hợp theo một sự nhất quán. Bao gồm: thời gian bạn giao tiếp với khách hàng, đối tác, nhà báo, cộng đồng. Những thành phần trong Brand Guidelines sẽ giúp bạn đạt được mong muốn này nhanh chóng. Xem chi tiết tại đây:

https://adina.com.vn/brand-guidelines-la-gi/#Lam_the_nao_de_xay_dung_Brand_Guidelines