Làm thế nào để xây dựng thương hiệu từ con số 0 tròn trĩnh là vướng mắc đau đầu với những chủ doanh nghiệp mới. Nếu bạn cũng đang cố gắng nghiên cứu chiến lược này thì khoan hãy rời đi, bởi vì bài viết sau đây chính là thứ mà bạn đang tìm kiếm bấy lâu nay. Không để bạn đọc chờ lâu, Adina Việt nam sẽ mách bạn những cách đơn giản để thiết lập thành công một nhãn hiệu có thể cạnh tranh trong tất cả các lĩnh vực.
Các định nghĩa quan trọng
Trước khi đi vào vấn đề chính, bạn cần hiểu sâu về các thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn:
Thương hiệu - Brand
Rất nhiều người nghĩ rằng nhắc tới thương hiệu là những biểu tượng đặc trưng hay một logo cụ thể, chẳng hạn chữ M trong logo của McDonald’s. Tuy nhiên thực tế, một thương hiệu không chỉ đơn thuần là hình ảnh logo hay biểu trưng nào đó. Hiểu đúng ra, thương hiệu còn bao hàm toàn bộ những thứ liên quan tới công ty như dịch vụ khách hàng, trải nghiệm người dùng,...
Với hướng tư duy này, có thể suy ra thương hiệu chính là tài sản vô hình và vô giá của một công ty/ hệ thống. Thay vì một thứ gì đó hữu hình khách hàng có thể chạm, cầm, nắm hay sử dụng, thương hiệu là những điều hoàn toàn vô hình. Thậm chí, mối quan hệ giữa người dùng với doanh nghiệp cũng được coi là một phần của thương hiệu.
Chi tiết xem tại đây: https://adina.com.vn/brand-la-gi-cac-yeu-to-cau-thanh-mot-thuong-hieu-manh/
Nhận diện thương hiệu - Brand Identity
Nếu thương hiệu là vô hình thì bản sắc nhận diện của thương hiệu chính là những khía cạnh trực quan mà đã chúng ta đã đề cập trước đó, như:
Logo/ biểu trưng
Màu sắc
Kiểu chữ
Tông giọng
Thiết kế bao bì
Đồ họa mạng xã hội
Thiết kế các ấn phẩm quảng cáo,.....
Ví dụ điển hình - Coca - Cola, nhắc tới tên thương hiệu, chắc chắn trong đầu bạn sẽ nghĩ ngay tới gam màu đỏ rực rỡ. Tại sao vậy? Bởi vì gam màu này đã in sâu vào trong trí nhớ của bạn, nó xuất hiện ở mọi nơi có Coca - Cola như trên xe vận chuyển, bao bì sản phẩm, cốc uống, biển bảng, quảng cáo mạng xã hội,...Những điều này được gọi là chung là nhận diện thương hiệu.
Chi tiết xem tại đây: https://adina.com.vn/xay-dung-he-thong-nhan-dien-thuong-hieu/
Xây dựng thương hiệu - Branding
Cuối cùng, khi tìm hiểu cách xây dựng thương hiệu, Branding chính là thuật ngữ không thể bỏ qua. Thay vì “tạo ra” hay “thiết kế thương hiệu”, chúng ta cần “xây dựng thương hiệu” theo một quá trình bài bản.
Chi tiết xem lợi ích của việc xây dựng thương hiệu tại đây:
Và sau đây là những chỉ dẫn quý báu theo kinh nghiệm thực chiến của Adina Việt Nam trong rất nhiều dự án, mời bạn cùng chú ý theo dõi:
Xây dựng thương hiệu từ số 0 - Hướng dẫn cho người mới bắt đầu
Bước 1: Nhận biết, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và khách hàng mục tiêu
Để bắt tay vào xây dựng thương hiệu, bước đầu tiên bạn cần xác định rõ:
Đối tượng mục tiêu của bạn là ai?
Sản phẩm/ dịch vụ của bạn hướng tới người dùng như thế nào?
Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai? Họ đang làm gì? Nếu không rõ về vấn đề này, bạn có tham khảo ý kiến đánh giá của bạn bè, Google hay công cụ tìm kiếm nào đó để xem mọi người nghĩ gì về họ.
Nếu trả lời được hết những câu hỏi trên, bạn sẽ có được một kế hoạch tuyệt vời để bắt đầu. Tuy nhiên bạn cũng cần để ý tới những vấn đề chung như:
Tên tuổi các ông lớn trong thị trường của bạn.
Những khách hàng có tỷ lệ mua hàng của bạn nhiều nhất.
Sở thích, thói quen mua sắm của họ.
Bước 2: Lựa chọn thị trường tiêu điểm
Một trong những hướng đi sai lầm mà rất nhiều doanh nghiệp gặp phải là cố gắng làm thỏa mãn mọi thị trường. Hiển nhiên, quá tham lam trong nhiều lĩnh vực sẽ là con đường ngắn nhất dẫn tới những thất bại không tưởng. Vì thế điều cần thiết lúc này là bạn cần lựa chọn thị trường chính để khai thác những đặc điểm cần thiết.
Bạn có thể bắt đầu bằng việc tìm hiểu USP - điểm bán hàng độc nhất cũng như tính cách của mình. USP sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi: Tại sao khách hàng nên chọn bạn thay vì những “ứng viên” khác? Từ đây việc khám phá ra tính cách của thương hiệu cũng trở nên đơn giản hơn.
Tìm hiểu chi tiết USP là gì tại đây: https://adina.com.vn/usp-la-gi/
Bước 3: Đặt tên thương hiệu, xem xét phông chữ và màu sắc
Nếu bạn chưa biết đặt tên thương hiệu như thế nào cho chuẩn xác thì cũng đừng quá lo lắng. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết tại đây:
https://adina.com.vn/cach-dat-ten-thuong-hieu-hap-dan-va-hieu-qua/
Hoặc bạn có thể contact ngay với Adina Việt Nam để được hỗ trợ kịp thời nhé!
Về phông chữ, bạn hãy căn cứ theo bản chất của thương hiệu để cân nhắc lựa chọn. Font chữ bạn dùng có thể là font chữ cứng cáp, nghiêm túc gợi sự chuyên nghiệp hoặc font chữ bay bổng, hài hước, mang tính sáng tạo cao.
Và cuối cùng là cân nhắc màu sắc thương hiệu. Ở phần này, việc nắm vững sản phẩm cũng như tính cách thương hiệu sẽ là chỉ dẫn hoàn hảo giúp bạn có được màu sắc phù hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét