Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2020

Thiết kế bao bì: 5 thương hiệu cân bằng giữa thẩm mỹ và sự bền vững

Cân bằng giữa việc thiết kế bao bì sản phẩm thân thiện với môi trường và xây dựng thương hiệu có tác động mạnh tới hành vi người dùng.

Với niềm yêu thích hình thức bán lẻ trực tuyến, không có gì đáng kinh ngạc khi vương quốc Anh trở thành một trong những quốc gia sở hữu lượng chất thải bao bì  lớn nhất thế giới với con số thống kê thu được là 2,4 triệu tấn/ năm. Thật may mắn, 70% trong số đó có thể tái chế và sử dụng nhiều lần hoặc dùng với những mục đích khác nhau. 


Với xu hướng thịnh hành này, để nổi bật, các thương hiệu bắt buộc phải cạnh tranh nhau bằng việc tạo ra những thiết kế bao bì hữu ích, bền vững. Hãy cùng xem 5 thương hiệu đình đám sau đã xây dựng thương hiệu và quảng cáo sản phẩm thành công của mình qua bao bì có khả năng tái chế như thế nào nhé!

Carlsberg: Loại bỏ nhựa dùng 1 lần

Năm 2018, Carlsberg - thương hiệu bia của toàn cầu đã tung ra thị trường Snap Pack với thiết kế bao bì đặc biệt. Thay vì các chất liệu khác, Carlsberg đã phát triển chai dạng sợi xanh - loại vật liệu được làm từ sợi gỗ, dễ dàng tái chế, phân hủy sinh học. Chưa hết, bên trong mẫu bao bì này là một lớp nhựa được xử lý kỹ càng. 



Ở bên ngoài, hãng đã khéo léo giữ lấy màu xanh đặc trưng của thương hiệu, trình bày logo và thông điệp bằng hình thức in nổi. Pete Statham - Giám đốc của Tập đoàn Carlsberg cho biết việc phát triển bao bì mới này của hãng hướng tới việc cải thiện trải nghiệm của người dùng, đồng thời cũng làm nổi bật hình ảnh thương hiệu.

Callaly: Bao bì phân hủy sinh học

Jody Elphick - người đứng đầu thương hiệu cho hay hãng đã đầu tư để tạo ra “bao bì đẹp mắt, an toàn” thay vì những kiểu dáng “nhàm chán, thiếu sạch sẽ”. Thách thức lớn nhất với thương hiệu là việc tìm nguồn cung ứng vật liệu. Thật khó để tìm kiếm được chất liệu giấy gói có khả năng tự phân hủy và đáp ứng các yêu cầu in ấn. Trong thiết kế của mình, hãng đã dùng một bảng màu rực rỡ với sự phối hợp của tông vàng, xanh lam và hồng. Vỏ hộp kín đáo vừa vặn như một hộp đựng quà xinh xắn.


Wagamama: Bao bì mang đi có thể tái chế linh hoạt

Đồ ăn mang đi đang là trải nghiệm ẩm thực được rất nhiều thực khách quan tâm. Cùng với đó, hướng tới việc chung tay bảo vệ môi trường, Wagamama đã cải thiện khả năng tái chế của bao bì mang đi của mình - những chiếc bát nhựa hữu dụng.



Ban đầu, bao bì của hãng là những bát, chiếc hộp màu đen. Tới năm 2019, chúng được đổi thành màu xám giúp quá trình tái chế trở nên đơn giản, thuận tiện hơn. Bao bì này cho phép người sử dụng có thể rửa sạch và dùng lại chúng  tới 100 lần tại nhà.

Petit Pli: Thiết kế bao bì tiện lợi

Lấy ý tưởng từ nghệ thuật gấp giấy Origami của Nhật Bản, nhãn hiệu thời trang nổi tiếng tại Anh - Petit Pli đã sáng tạo ra những trang phục “lớn dần theo thời gian”. Chúng được làm chủ yếu từ vải co giãn với những nếp gấp ấn tượng, có thể thay đổi để vừa với kích thước lớn dần của trẻ. Ý tưởng lại của hãng đã nhận được sự khen ngợi của đông đảo người dùng. Tiếp nối thành công này, Petit Pli đã tiếp tục thiết kế bộ nhận diện thương hiệu với bao bì sử dụng các nếp gấp xuyên suốt. 


Loop: Bao bì “cho thuê”

Loop - nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của TerraCycle đã thay đổi bao bì sản phẩm của mình bằng thiết kế cho thể “cho thuê”. Người dùng có nhu cầu có thể liên hệ tới trang web của hãng để nhận các mẫu hộp đựng làm từ nhôm, nhựa bền hoặc thủy tinh. Sau đó, Loop sẽ tiến hành lựa chọn những đồ có thể làm sạch và tái chế chúng dưới vỏ bọc sáng tạo mới. 



Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị thiết kế bao bì thì hãy liên hệ ngay với Adina Việt Nam nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét