Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

Brand Guidelines của Dell


Dell Inc là một Tập đoàn chuyên sản xuất phần cứng máy tính được thành lập năm 1984 tại Texas, Hoa Kỳ. Để cải tổ và nâng cấp hệ thống dịch vụ của mình, hãng đã xây dựng bộ nhận diện thương hiệu với Brand Guidelines chi tiết. Bộ cẩm nang bao gồm toàn bộ quy chuẩn hướng dẫn sử dụng các thành phần hợp thành thương hiệu.

Biểu trưng của Dell

Để phù hợp với tính cách thương hiệu, logo của hãng được thiết kế đơn giản và dễ hiểu với sự xuất hiện của một vòng tròn bao quanh tên thương hiệu. Để phản ánh tính minh bạch của thương hiệu, trong bộ cẩm nang, nhà thiết kế đã trình bày chi tiết từng trường hợp sử dụng logo:

  • Logo đứng độc lập

  • Logo giới thiệu

  • Logo sử dụng trong một ngữ cảnh nhất định

  • Quy định về khoảng trắng

  • Kích thước nhỏ nhất của logo

  • Ứng dụng logo trong từng nền màu khác nhau.




Quy chuẩn về màu sắc

Dell sử dụng quy chuẩn màu sắc tích cực với bảng màu sáng, linh hoạt. Màu sắc chủ đạo trong màu sắc thương hiệu của hãng là xanh lam - sắc màu đại diện cho công nghệ, sự hiện đại và sự tin tưởng. Quy chuẩn màu sắc đầy đủ của Dell bao gồm:

  • Bảng màu nguyên tắc

  • Bảng màu hỗ trợ

  • Ứng dụng màu sắc.



Kiểu chữ

Kiểu chữ là một phần mở rộng mạnh mẽ của tính cách thương hiệu Dell. Hãng sử dụng kiểu chữ Museo làm kiểu chữ chính với đặc điểm hiện đại, dễ đọc.



Hình ảnh

Trong cẩm nang thương hiệu của mình, Dell đã quy định rõ cách chọn ảnh để truyền đạt tính cách thương hiệu và chạm tới cảm xúc của khách hàng. Mỗi hình ảnh sử dụng đều lấy trải nghiệm khách hàng làm trung tâm.



Quy chuẩn về hình ảnh của thương hiệu trong Brand Guidelines bao gồm:

  • Hình ảnh thương hiệu khi gắn liền với sản phẩm

  • Hình ảnh khi không có sản phẩm

  • Hình ảnh trong cuộc sống thực tế.


>>>> Có thể bạn quan tâm: Khi nào cần thiết kế Brand Guidelines?

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020

Khi nào cần thiết kế Brand Guidelines?


Brand Guidelines xuất hiện trong suốt quá trình doanh nghiệp thực hiện xây dựng thương hiệu. Trong một số thời gian nhất định, Brand Guidelines đóng vai trò là yếu tố quyết định sự thành công trong kế hoạch của bạn. Vậy khi nào cần xây dựng tài liệu này? 


# Khi doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự mới

Quá trình tuyển dụng nhân sự mới ở các doanh nghiệp diễn ra hàng ngày, hàng tuần. Khi những “tân binh” mới ra nhập hệ thống, bên cạnh việc đào tạo chuyên môn công việc, nhân viên mới cũng cần nắm rõ những thông tin về thương hiệu của doanh nghiệp. 


Và trong những buổi tập huấn để nhân viên mới làm quen và có được cái nhìn tổng quát về thương hiệu, Brand Guidelines chính là tài liệu không thể thiếu sót. Với Brand Guidelines, bạn có thể dễ dàng kể một câu chuyện hoàn chỉnh về thương hiệu của mình ngay từ những ngày đầu thành lập cho tới thời điểm hiện tại.  



# Khi bạn cần thiết kế hoặc in ấn các ấn phẩm, thiết bị văn phòng

Toàn bộ thiết bị, ấn phẩm văn phòng đóng góp lớn vào việc thể hiện tính chuyên nghiệp của hệ thống và sự đầu tư của doanh nghiệp. Điều cần thiết là chúng phải được thiết kế theo một quy tắc và phong cách nhất định. Những hướng dẫn và nguyên tắc trong Brand Guidelines sẽ giúp bạn thực hiện chuẩn chỉnh yêu cầu này.


Từ quầy lễ tân, nội thất không gian cho tới tiêu đề thư, hóa đơn hay biểu trưng thương hiệu,...đều cần tuân thủ đúng những quy định trong Brand Guidelines. Bằng không, những ấn phẩm của bạn dễ rơi vào trạng thái lộn xộn, thiếu chuyên nghiệp, không làm nổi bật được hình ảnh thương hiệu. 



# Khi in ấn các ấn phẩm truyền thông

Bên cạnh những nhân viên mới, Brand Guidelines còn giúp bộ phận truyền thông của thương hiệu nắm bắt rõ những quy tắc cần phải tuân theo. Với màu sắc riêng, các ấn phẩm truyền thông có thể được sáng tạo với những nội dung và hình ảnh bắt mắt. Tuy nhiên không ít thương hiệu đã đi quá đà so với bản sắc của mình. Vì thế những yếu tố trong Brand Guidelines sẽ giúp bạn hạn chế hiệu quả hướng đi sai lệch này.


# Khi triển khai các chiến dịch Marketing

Một phần lớn trong thành công của các chiến dịch Marketing là yếu tố thị giác và cảm xúc của khách hàng. Cả hai yếu tố này đều được trình bày rõ trong Brand Guidelines của mỗi thương hiệu thông qua tên thương hiệu, biểu trưng, màu sắc. Từng phần, từng phần trong chúng đều liên quan mật thiết tới các chiến dịch Marketing. 


Xem thêm: Mục tiêu của Brand Guidelines





Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2020

Mục tiêu của Brand Guidelines?


Brand Guidelines là tài liệu hướng dẫn các xây dựng thương hiệu của một doanh nghiệp, tổ chức bất kỳ. Để khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, thương hiệu của bạn cần phải có bản sắc riêng. Vậy bạn đã biết mục đích của Brand Guidelines là gì chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Adina Việt Nam tìm hiểu nhé!

Mục tiêu của Brand Guidelines

Giá trị

Giá trị thương hiệu là mục tiêu đầu tiên Brand Guidelines hướng tới. Bởi vì thương hiệu là tài sản quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Điều cấp bách là tất cả khách hàng/ đối tác phải hiểu được giá trị của thương hiệu và biết cách sử dụng nó thì doanh nghiệp mới chạm tới thành công. Thiết kế Brand Guidelines chính là hướng đi chính xác nhất để đạt được mục đích này. 

Hiểu biết

Brand Guidelines cung cấp những hướng dẫn thực tế chi tiết về cách sử dụng các yếu tố cấu thành bộ nhận diện thương hiệu. Vì thế tài liệu này sẽ giúp doanh nghiệp tăng thêm độ hiểu biết về giá trị thương hiệu.   



Tính nhất quán

Mục tiêu tiếp theo Brand Guidelines hướng tới là đảm bảo tất cả các bên sử dụng các yếu tố thương hiệu một cách nhất quán. Trong đó bao gồm thông tin và thiết lập các tiêu chuẩn cho việc sử dụng tên thương hiệu, biểu tượng, kiểu chữ và các yếu tố thiết kế trong ấn phẩm truyền thông online, offline (tài liệu quảng cáo, bao bì sản phẩm, bản tin,...).

Chứng minh các mối quan hệ

Brand Guidelines cũng có thể sử dụng để làm minh chứng cho mối quan hệ giữa công ty của bạn với các đối tác liên quan. Chẳng hạn nếu bạn liên kết với một mạng lưới các nhà phân phối, điều quan trọng là bạn cần cung cấp tới họ chi tiết những hướng dẫn xoay quanh việc sử dụng thương hiệu của bạn như một phần nhận dạng của họ. 



Quản lý nhân thức về công ty

Mục tiêu cuối cùng Brand Guidelines hướng tới là quản lý nhận thức của mọi người về doanh nghiệp của bạn trong tất cả các trường hợp theo một sự nhất quán. Bao gồm: thời gian bạn giao tiếp với khách hàng, đối tác, nhà báo, cộng đồng. Những thành phần trong Brand Guidelines sẽ giúp bạn đạt được mong muốn này nhanh chóng. Xem chi tiết tại đây:

https://adina.com.vn/brand-guidelines-la-gi/#Lam_the_nao_de_xay_dung_Brand_Guidelines

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

Thiết kế profile bao nhiêu trang là đẹp?


 Khi bắt đầu một thiết kế profile, có lẽ bạn sẽ tự hỏi ấn phẩm này bao nhiêu trang là vừa đủ để trình bày thông tin mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng/ đối tác. Có những thương hiệu muốn có tài liệu thật dày, tuy nhiên lại có doanh nghiệp ưng ý với cuốn profile mỏng, nhẹ. Vậy chúng ta hãy cùng xem thiết kế profile bao nhiêu trang là đẹp nhé!

Trang bìa

Đây là 2 trang bắt buộc phải có trong bất kỳ cuốn hồ sơ năng lực nào. Trong đó:

  • Bìa đầu bao gồm logo, slogan, đồ họa phù hợp với màu sắc thương hiệu;

  • Bìa cuối là thông tin liên hệ của công ty và thiết kế liên quan.

Phần giới thiệu doanh nghiệp

Để khách hàng có thể nắm bắt được công ty bạn là ai, lĩnh vực hoạt động của bạn là gì thì phần giới thiệu này không thể thiếu sót. Thông thường những bài giới thiệu, thư ngỏ này sẽ được trình bày khoảng 500 chữ, tương ứng với 1 - 2 trang (đã bao gồm cả đồ họa). 



Tiếp đó là sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi hay chiến lược thương hiệu sẽ cần 1-2 trang tùy theo nhu cầu từng công ty. Việc giới hạn số lượng trang cũng ảnh hưởng tới nội dung trình bày. Nếu bạn chỉ viết trong 1 trang thì nội dung sẽ ngắn gọn, dùng cách gạch đầu dòng để vạch ý chính là chủ yếu.

Quá trình hình thành và phát triển

Với những doanh nghiệp đã phát triển trong một thời gian dài thì bạn nên đưa vào thiết kế profile những mốc thời gian quan trọng, chúng sẽ chiếm khoảng 2 trang. Trường hợp bạn là thương hiệu mới thành lập thì có thể bỏ qua bước này. 

Năng lực doanh nghiệp

Trong mục này, bạn cần trình bày chi tiết năng lực nhân sự, máy móc, thiết bị, tài chính của bạn. Mỗi năng lực nên phân tích 1-2 trang tùy theo từng công ty. Như vậy riêng mục này đã cần khoảng 5-6 trang.

Lĩnh vực hoạt động/ sản phẩm/ dịch vụ


Ở mục này, bạn hãy phân tích chi tiết sản phẩm, dịch vụ, lĩnh vực hoạt động mà công ty bạn đang kinh doanh để khách hàng nắm rõ hơn. Phụ thuộc theo số lượng sản phẩm/ dịch vụ bạn cung cấp để lựa chọn số trang hợp lý. Tuy nhiên, Adina Việt Nam khuyên bạn nên thiết kế số trang rộng rãi một chút cho mục này nhé!

Thành tích đạt được/ chứng nhận chứng chỉ liên quan/ đối tác

Thường phần này sẽ chỉ chiếm 1-2 trang, cần thiết thì bạn có thể trình bày lên tới 4 trang để tạo ấn tượng với khách hàng hơn.


Như vậy có thể thấy rằng tùy theo quy mô hay sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp, bạn hãy chọn số trang tương ứng với thiết kế profile của mình. Ngoài ra, việc lựa chọn số trang trong ấn phẩm này cũng phụ thuộc kích thước của chúng, mời bạn đọc thêm chi tiết tại đây:

Hướng dẫn thiết kế hồ sơ năng lực (profile) công ty chuyên nghiệp


Chọn giấy in hoàn tất quá trình thiết kế profile

In ấn trong thiết kế profile cũng quan trọng tương tự quá trình biên tập nội dung, chọn màu sắc hoặc bố trí đồ họa. Vậy làm sao để chọn được loại giấy in phù hợp với ấn phẩm của bạn. Cùng Adina Việt Nam tìm hiểu về các loại giấy thường dùng trong thiết kế profile!


1. Giấy Bristol



Đây là loại giấy cứng thường sử dụng trong các ấn phẩm cần bìa ngoài cứng cáp, đặc biệt là profile. Khi in ấn, giấy Bristol mang lại hiệu quả sắc nét, bám mực tốt và bóng mịn tự nhiên. Vì thế đây cũng là chất liệu sử dụng chính trong việc in thiệp mời, hộp đựng mỹ phẩm yêu cầu tính thẩm mỹ cao.


2. Giấy Crystal

Đặc điểm giấy Crystal là một mặt phủ bóng, mặt còn lại sần sùi. Loại giấy này rất phù hợp để bạn thiết kế profile doanh nghiệp.


3. Giấy Couche


Thiet-ke-profile-bang-giay-Couche

Có độ mịn, bóng và đẹp mắt. Đặc biệt, khi thiết kế profile bằng giấy couche sẽ mang tới cho bạn ấn phẩm đẹp mắt, thu hút.


4. Giấy Couche Matte

Tương tự giấy Couche, giấy Couche Matte rất giàu tính nghệ thuật. Nếu bạn sử dụng chất liệu này cho ấn phẩm của mình thì bạn sẽ có được một cuốn profile mang màu sắc ấn tượng.


5. Giấy Fort


Dung-giay-Fort-thiet-ke-profile

Loại giấy này có độ bám mực và hỗ trợ in profile với chất lượng cao. Thường thì thiết kế profile lĩnh vực bất động sản sẽ dùng giấy fort nhiều nhất.


6. Giấy mỹ thuật

Nếu bạn muốn hướng tới một thiết kế profile thanh lịch thì in ấn bằng giấy mỹ phẩm sẽ là lựa chọn ưu tiên dành cho bạn. Mặc dù giá thành của loại giấy này không hề rẻ nhưng bù lại chúng sẽ mang tới nét thẩm mỹ cao cho thiết kế của bạn. Tuy nhiên khi sử dụng giấy mỹ thuật thì bạn nên hạn chế dùng quá nhiều màu sắc.


Bạn có thể xem thêm: Mẹo thiết kế profile hiệu quả


Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2020

Nội dung trong thiết kế profile bao gồm những gì?


Trong thiết kế hồ sơ năng lực, nội dung là thành phần quan trọng không thể thiếu sót. Qua nội dung trong ấn phẩm này, đối tác/ khách hàng có thể dễ dàng hiểu sâu hơn về doanh nghiệp của bạn. Sau đây là những nội dung quan trọng trong một thiết kế hồ sơ năng lực cơ bản:

Thư ngỏ

Thông thường, thư ngỏ chính là lời chào, lời giới thiệu ban đầu hay lời cảm ơn của ban lãnh đạo gửi tới đối tác, khách hàng. Ngôn ngữ sử dụng trong nội dung thư ngỏ cần hướng tới sự thân thiện, lịch sự và chủ yếu dùng ngôi thứ nhất số nhiều để giao tiếp. Bạn có thể tham khảo mẫu thư ngỏ sau để hiểu rõ hơn về nội dung trong mục này:

Giới thiệu về doanh nghiệp

Ngay sau thư ngỏ sẽ là trang giới thiệu về doanh nghiệp, trong đó bao gồm:

  • Giới thiệu chung: Lịch sử hình thành vắn tắt của công ty, địa chỉ công ty, giới thiệu chung về năng lực (nhân sự, máy móc,...), những thành tích tiêu biểu đạt được.

  • Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi

  • Chiến lược kinh doanh/ phát triển.

Lĩnh vực hoạt động, sản phẩm

Một trong những mục đích chính của việc thiết kế hồ sơ năng lực là quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Do đó lĩnh vực hoạt động và sản phẩm là danh mục không thể thiếu sót. Ở phần này, bạn cần liệt kê chi tiết toàn bộ sản phẩm, lĩnh vực mà công ty tham gia. Để tăng thêm khả năng đọc, sắp xếp các sản phẩm theo bảng chữ cái hoặc thứ tự thời gian xuất hiện của nó là một gợi ý thông minh.

Năng lực doanh nghiệp

Năng lực doanh nghiệp vừa là minh chứng cho sự phát triển bền vững của công ty, vừa giúp doanh nghiệp ghi điểm uy tín hơn trong mắt khách hàng. Vì thế, bạn hãy “show” ra những điểm mạnh nhất trong hệ thống của mình như: nhân sự tài năng, giàu kinh nghiệm; hay cơ sở vật chất hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến,...

Thông tin liên hệ

Nội dung cơ bản cuối cùng bạn cần trình bày trong profile công ty là thông tin liên hệ doanh nghiệp như:

  • Tên công ty, tên tiếng anh, tên viết tắt

  • Địa chỉ văn phòng, nhà xưởng, showroom,...

  • Số điện thoại, email, website, fanpag.

Chi tiết xem hướng dẫn biên tập nội dung trong thiết kế hồ sơ năng lực công ty tại đây: https://adina.com.vn/ho-so-nang-luc-gom-nhung-gi/


Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

Khi nào doanh nghiệp cần thay đổi bộ nhận diện thương hiệu của mình?



Bộ nhận diện thương hiệu được coi là bộ mặt cốt lõi của một doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải bộ nhận diện lúc nào cũng giúp thương hiệu trở nên nổi bật hơn. Trong những trường hợp này, thay đổi bộ nhận diện chính là hướng đi đúng đắn nhất. Vậy thời điểm thích hợp cho quá trình đổi mới bộ nhận diện là gì? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay sau đây:

Đổi mới bộ nhận diện khi hình biểu trưng đã lỗi thời

Đây là thời điểm đầu tiên bạn cần tái cấu trúc bộ nhận của mình. Màu sắc, phông chữ hay phong cách thiết kế đều liên tục thay đổi theo thời gian. Vì thế nếu thương hiệu của bạn đã “xưa cũ” thì nên cân nhắc tới việc đổi mới “bộ mặt” bên ngoài của mình cho phù hợp với hướng đi thời hiện đại.

Bạn đang nhắm tới thị trường mục tiêu mới

Một trong những giá trị cốt lõi xây dựng nên bộ nhận diện thương hiệu chính là thị trường mục tiêu. Dựa vào việc phân tích, đo lường yếu tố này, bạn sẽ dễ dàng tìm ra được màu sắc, biểu trưng hay thông điệp thương hiệu. Và tất nhiên, khi mục tiêu của bạn thay đổi thì việc xây dựng bộ nhận diện mới là điều dễ hiểu.

Slogan của thương hiệu thay đổi

Khi slogan của thương hiệu cũng chính là lúc bạn cần đổi mới bộ nhận diện của mình. Bởi vì slogan là một phần quan trọng quyết định tính cách của thương hiệu. Khi slogan thay đổi sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới bản sắc và ngôn ngữ thương hiệu.

Thương hiệu của bạn bị giả mạo

Khi gặp trường hợp này, việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu chính là hướng đi đúng đắn. Sự đổi mới chắc chắn sẽ tạo ra một khởi đầu tốt đẹp hơn cho công ty bạn.

Như vậy chắc chắn sau khi tham khảo bài viết, bạn đã biết được chính xác những thời điểm cần đổi mới bộ nhận diện thương hiệu của mình rồi nhé. 

Xem thêm: Phân biệt chiến lược và bộ nhận diện thương hiệu